MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
VỚI HỌC VIÊN MỚI BẮT ĐẦU
Keywords: Hướng dẫn học Pháp Luân Công, Hướng dẫn tự học Pháp Luân Công, Hướng dẫn học Pháp Luân Công cho học viên/người mới bắt đầu, Hướng dẫn học Pháp Luân Công bài 1 2 3 4 5, Hướng dẫn tập Pháp Luân Công, Hướng dẫn cách tìm hiểu Pháp Luân Công, Pháp Luân Đại Pháp, Hướng dẫn tu luyện Pháp Luân Công, Pháp Luân Công Việt Nam, 9 bài giảng Pháp Luân Công, video hướng dẫn luyện Pháp Luân Công, bài giảng thứ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Pháp Luân Công, bài giảng thứ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Pháp Luân Đại Pháp
MỘT SỐ GÓP Ý CHUNG:
Lưu ý: (Các link tải ở đây đều là lấy từ trang chủ FalunDafa.org hoặc Minghui.org, chúng tôi không lưu trữ bất kỳ file tài nguyên Đại Pháp nào trên Website này, một số link tải chúng tôi đặt dưới dạng textlink (VD: Tải tại đây, "tên Kinh văn") nên khi bấm vào đó thì sẽ tự động tải file từ trang chủ FalunDafa về máy luôn).
- Nếu là người chưa từng tìm hiểu gì về lĩnh vực khí công, tu luyện thì theo thiển ý của chúng tôi là nên đọc cuốn Pháp Luân Công trước. Trong cuốn Pháp Luân Công thì Sư Phụ có để nội dung hỏi đáp ở phần gần cuối sách nên chúng tôi nghĩ có thể sẽ là phù hợp hơn nếu xét dưới góc độ người mới tìm hiểu. Sau khi đọc xong cuốn Pháp Luân Công (khoảng một đến hai lần đọc, một lần là tính đọc hết từ đầu đến cuối cuốn sách) thì có thể chuyển sang đọc sách Chuyển Pháp Luân. Chuyển Pháp Luân theo chúng tôi được biết là cuốn sách chính yếu nhất, học viên phải đọc đi đọc lại nhiều lần trong suốt quá trình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (chúng tôi hiểu là không giới hạn số lần đọc, và nếu được thì đọc càng nhiều lần càng tốt). Lưu ý, trong lần đầu khi chuyển sang đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, chúng tôi nghĩ có thể sẽ là tốt hơn nếu học viên sắp xếp hoàn thành việc đọc hết từ đầu đến cuối cuốn sách trong thời gian ngắn.
- Ngoài việc đọc Chuyển Pháp Luân, học viên cũng có thể luyện 5 bài công Pháp trong video hướng dẫn, nhạc luyện công thì có thể tải tại đây.
- Ngoài việc đọc Chuyển Pháp Luân và luyện 5 bài công pháp, học viên có thể tìm hiểu và đọc thêm các kinh văn khác tại đây, ví dụ: Đại Viên Mãn Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ, Chuyển Pháp Luân 2, các bài giảng Pháp v..v. Tất nhiên, theo chúng tôi hiểu thì chính yếu nhất vẫn là đọc Chuyển Pháp Luân, nếu có thêm thời gian thì có thể đọc thêm Đại Viên Mãn Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ, nếu có thêm thời gian nữa thì có thể đọc các Kinh văn khác. Vấn đề này thì tùy các học viên tự mình sắp xếp, nhưng nếu là học viên mới thì theo thiển ý của chúng tôi là nên tập trung đọc Chuyển Pháp Luân, Đại Viên Mãn Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ trong thời gian vài tháng đầu, về sau có thời gian thì có thể đọc tiếp các Kinh văn khác.
- Học viên nếu quá bận, hay đi công tác thì có thể đọc trên mạng, tự tải file PDF về máy tính đọc (nên lưu riêng một folder và không nên đễ lần lộn cùng với các file dữ liệu khác mà không liên quan). Nếu muốn đọc bản sách in, thì có thể dùng máy in cá nhân in ra, nhưng chỉ in 01 bản dùng cho cá nhân, không phát hành ra ngoài (phát hành/lưu hành = mua bán, cho, tặng, kể cả không lấy tiền) vì nếu phát hành ra ngoài sẽ vi phạm luật sở hữu trí tuệ cũng như luật xuất bản. Luật chỉ cho phép một người tự in 01 bản dùng cho cá nhân người đó để nghiên cứu học tập, không phát hành ra ngoài, nếu làm vậy thì không vi phạm pháp luật.
Nếu muốn in sách Chuyển Pháp Luân, thì cần in kèm hình Sư Phụ và ảnh Đồ hình Pháp Luân (Tải về) bằng giấy in ảnh màu. Trước khi đóng ghim thì sắp xếp theo thứ tự: (1) Bìa cứng (tên sách Chuyển Pháp Luân và tên Sư Phụ Lý Hồng Chí) > (2) Bìa lót (photo từ bìa cứng ra giấy trắng) > (3) Ảnh Sư Phụ > (4) Ảnh Đồ hình Pháp Luân > (5) Luận ngữ > (6) Mục Lục > (7) Nội dung sách > (8) Danh mục từ ngữ tham khảo > (9) Thông tin bản quyền, nhà xuất bản > (10) Bìa lót cuối. (Có thể đóng bìa trong plastic để chống nước). Bìa cứng nếu có thể thì nên sử dụng màu xanh da trời hoặc màu tím, hạn chế dùng màu vàng (vì màu vàng theo chúng tôi biết thường chỉ sử dụng cho sách Chuyển Pháp Luân tiếng Trung Quốc).
- Chúng tôi thông qua học Pháp thì hiểu rằng học viên có thể tự mình đọc Pháp hoặc cũng có thể tham gia hoặc tổ chức một nhóm nhỏ học Pháp tại địa phương, tùy theo đặc điểm của mỗi nhóm mà lựa chọn cách đọc khác nhau, nhưng có lẽ nên tránh cách đọc tụng theo kiểu tất cả cùng đọc đồng thanh (như hát thánh ca trong tôn giáo) - vì cách làm này chúng tôi nghĩ rất dễ khiến người ngoài liên tưởng Đại Pháp là một dạng thức tôn giáo. Có thể mỗi người trong nhóm lần lượt chia nhau mỗi người đọc thành tiếng một đoạn, lúc người này đọc thì những người còn lại trong nhóm không đọc nhưng vẫn nghe và theo dõi đoạn Pháp mà người kia đang đọc.
Ngoài ra, ở Việt Nam hiện nay đang có khá nhiều nhóm chuộng hình thức học Pháp nhóm online và chia sẻ thông qua một số nền tảng như Skype, Telegram, Zalo, Facebook, Discord v..v. Chúng tôi thông qua học Pháp (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc năm 2004 - Mục Hỏi đáp: "Gần đây các đồng tu thường sử dụng, thông qua phần mềm máy tính để giao lưu [chia sẻ] và học Pháp") thì hiểu rằng cách làm đó là không nên, nếu thi thoảng bận quá vận dụng thì còn có thể chấp nhận được, áp dụng liên tục thời gian dài, thậm chí tạo thành lệ thì chính là không đúng yêu cầu của Sư Phụ.
Tuy nhiên, với riêng tình hình hiện nay, khi Sư Phụ đã giảng Kinh văn 2018 gửi học viên Việt Nam và yêu cầu rất rõ (đại ý, không nguyên văn) là tại thời kỳ này thì học viên hãy lấy học Pháp luyện công cá nhân làm chủ (Chúng tôi hiểu theo ý bề mặt chữ nghĩa là lấy việc tự bản thân học Pháp luyện công một mình là chính, gần như không còn theo hình thức học Pháp luyện công theo nhóm [hay tập thể] nữa - ở đây chúng tôi không phải là nói hình thức học Pháp luyện công theo nhóm [hay tập thể] là xấu, mà đây là yêu cầu của Sư Phụ tại hoàn cảnh Việt Nam hiện nay là như vậy). Do đó, chúng tôi hiểu rằng kể từ thời điểm Kinh văn 2018 (Link) có hiệu lực và cũng vì Sư Phụ chưa có thông báo chính thức nào khác liên quan đến tình hình ở Việt Nam, bất kể hình thức nào lôi kéo học viên tham gia học Pháp nhóm đông người hay học trực tuyến hiện nay tại Việt Nam (Với bất cứ lý do gì, thể ngộ nào, nhận thức ra sao v..v) thì đều là đi ngược lại với yêu cầu trên của Sư Phụ, trực tiếp khởi tác dụng loạn Pháp. Một số nhóm học viên tại Việt Nam tuy biết nhưng vẫn cố tình bất tuân không nghe theo lời Sư Phụ, cụ thể thì hậu quả đã xảy ra. (Tham khảo)
- Chúng tôi thông qua việc học Pháp thì hiểu rằng việc vẽ vạch, ghi chú, highlight hay đánh dấu trực tiếp lên sách Đại Pháp của Sư Phụ thì đều là hành vi không tôn trọng và nói nghiêm khắc hơn là bất kính với Sư Phụ. Do đó, chúng tôi nghĩ nếu học viên trong quá trình học Pháp cần ghi chú thì có thể chuẩn bị một cuốn sổ tay ngoài riêng để viết vào đó, hoặc có thể tự tạo một file Word/Excel/Notepad tổng hợp các lưu ý hay vấn đề chưa rõ trong quá trình học Pháp. Thông thường việc ghi chú này chúng tôi nghĩ chỉ nên làm sau khi đã học Pháp xong, hoặc ít nhất là xong một bài giảng thì mới nên làm; không nên tạo ghi chú trong quá trình đọc dở dang một bài giảng. Các ghi chú không nên sử dụng nguyên văn lời Sư Phụ, chúng tôi nghĩ chỉ ghi đại khái vấn đề cần lưu tâm để tự nhắc bản thân là đủ. (VD: Vấn đề tự tâm sinh Ma được Sư Phụ giảng ở bài giảng nào, trang bao nhiêu v..v). Trong quá trình học Pháp, nếu đọc dở đến trang nào đó thì chúng tôi nghĩ học viên có thể sử dụng một tờ giấy trắng kẹp vào chỗ đó để lần sau tiếp tục đọc, hoặc tạo một file ghi chú/ghi vào sổ tay - tránh gấp mép trang giấy trong sách Đại Pháp để đánh dấu.
Ngoài ra, nếu đã sử dụng sách Đại Pháp để học, thì chúng tôi cũng xin khuyến nghị là: (1) Không nên để sách ở trên đất, mà hãy để ở nơi nào đó trang trọng như trên kệ sách. (2) Không nên để sách dưới gối và nằm tựa lên sách, không nên để sách ở nơi dễ có trẻ nhỏ chạy nhảy. Nếu đã để sách trên kệ thì nên để ở một kệ riêng (tức là kệ sách đó chỉ chuyên để kinh sách Đại Pháp), không nên xếp lẫn lộn với các đầu sách khác. (3) Khi học Pháp thì nên ăn mặc lịch sự, không nên ăn mặc hở hang, không nên cởi trần khi học Pháp. (Bạn hãy thử tưởng tượng một vị nữ nhân mặc áo hai dây, quần ngắn trên cả đầu gối mà ngồi học Pháp xem? Theo quan điểm của chúng tôi, nếu ăn mặc như vậy khi học Pháp thì chính là mang tâm bất kính rất lớn).
- Căn cứ theo Thông Cáo của Ban biên tập Minh Huệ tiếng Trung (Link). Chúng tôi xin khuyến nghị các học viên mới: (1) không nên tự chế ra các phần mềm đọc sách như ebook, prc, mobi, kindle v..v; Không trộn lẫn các file sách/kinh văn vào với nhau và lẫn với các nội dung khác không liên quan, càng không được ghép lẫn với chia sẻ/kinh nghiệm tu luyện của bản thân với kinh sách của Sư Phụ. (2) Cũng không nên tự thu âm bài giảng của Sư Phụ bằng giọng của mình hay của ai khác rồi nghe, chúng tôi nghĩ phải bắt buộc có thanh âm của Sư Phụ trực tiếp giảng. Cũng không được tùy tiện tự chế ra lời thuyết minh trong các file mp3/video giảng Pháp của Sư Phụ vì việc này phải có sự đồng ý của Sư Phụ. (3) Không được tùy tiện upload các file nhạc giảng Pháp, video hướng dẫn luyện công, nhạc Phổ Độ, Tế Thế hay các video/mp3 bài giảng của Sư Phụ lên internet như Youtube, SoundCloud v..v.
Hiện nay ở Việt Nam trên Youtube/Facebook hay các nền tảng trực tuyến khác có rất nhiều người tùy tiện đăng các video hướng dẫn luyện công và bài giảng của Sư Phụ lên đó, điều này căn cứ theo Thông cáo của Ban biên tập Minh Huệ tiếng Trung là không được phép, cũng là vi phạm bản quyền. Ngoài ra, cũng không được tùy tiện trích nguyên văn lời giảng của Sư Phụ lên các trang blog, website cá nhân hay website của các tổ chức khác mà không xin phép.
- Nếu muốn tự mua sách đã được in ấn từ nhà xuất bản, thì hiện nay tại Việt Nam: chưa có nhà sách hay nhà xuất bản nào được cấp phép in và phát hành sách Chuyển Pháp Luân, cũng chưa có nơi nào đã ký hợp đồng phát hành sách với Sư Phụ (mọi nguồn in sách, bán sách tại Việt Nam nếu học viên phát hiện ra được thì có thể đều là nguồn sách in lậu).
Theo chúng tôi được biết thì hiện nay duy nhất trên thế giới chỉ có Nhà xuất bản Ích Quần (Yihchyun) ở Đài Loan đã ký kết hợp đồng xuất bản và phát hành các sách Pháp Luân Đại Pháp và Nhà sách Thiên Thê Thư Điếm (Tian Ti Bookstores) có trụ sở tại Mỹ và Hàn Quốc được phép phát hành sách có tính thương mại (Nhà sách Thiên Thê theo chúng tôi biết thì hiện nay không hỗ trợ đặt ship về Việt Nam nữa do hay gặp sự cản trở từ phía chính quyền tại cơ quan hải quan, sách khi đến hải quan Việt Nam thì hay bị gửi trả lại về nhà sách). Học viên có thể đến chính trụ sở của Nhà xuất bản và Nhà sách để mua nếu có điều kiện hoặc nhờ người quen khi đi du lịch mua giúp.
Lưu ý: Vì sách cung cấp trên trang Pháp Luân Đại Pháp (vi.falundafa.org) theo chúng tôi biết là chỉ cung cấp miễn phí để đọc trên mạng và sử dụng cho việc đọc cá nhân. Nên cá nhân từng học viên nếu có nhu cầu thì tự tải về rồi in ra đọc bằng máy in cá nhân. Chứ không được in hộ cho người khác (người trong nhà muốn đọc thì có thể đọc trên mạng trước, nếu muốn theo học nghiêm túc thì cũng phải tự in bằng máy in của gia đình). Có nhiều nhóm mang danh học viên in sách lậu không có ký kết hợp đồng với Sư Phụ, cũng không có giấy phép xuất bản trong nước, họ in chui, trốn thuế và bán giá rẻ đến học viên, theo lời họ nói là họ "nhận in giúp học viên". Sách họ in lậu theo chúng tôi biết thì nhìn giống phải đến hơn 95% so với sách bản quyền, nếu không phải học viên nào từng dùng sách bản quyền để đem ra so sánh hoặc không phải là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực in ấn xuất bản thì không dễ để phân biệt ra được. Cho nên tốt nhất trong thời điểm hiện nay, học viên mới theo chúng tôi là nên tự in. Ở điểm luyện công nếu có người muốn tìm hiểu thì cứ hướng dẫn họ lên mạng tự đọc, nếu họ muốn có sách giấy thì bảo họ đầu tư máy in cá nhân rồi tự in ở nhà hoặc mua ở nước ngoài qua đường xách tay (tổng giá trị các sách mua không quá 10 triệu đồng).
Chúng tôi nghĩ là một công dân thì phải tuân thủ pháp luật, tiếp tay cho những dạng sách in lậu này (1) vừa là hành vi vi phạm pháp luật, (2) đi ngược lại lời dạy của Sư Phụ đại ý là phải nghiêm khắc tuân thủ pháp luật quốc gia của mình (Điều 2, Phụ lục IV, Đại Viên Mãn Pháp) - cụ thể ở đây là luật Xuất bản và các Thông tư, Nghị định liên quan; (3) Vừa trốn thuế, (4) vừa ăn chặn tiền % bản quyền của Sư Phụ trên mỗi đầu sách. Những nhóm người này theo chúng tôi biết là có mặt tại hầu hết các điểm luyện công/học Pháp nhóm trên toàn quốc, họ còn chủ động hỏi mua sách dùm cho học viên - khi gặp những dạng thức này, chúng tôi nghĩ học viên mới tuyệt đối không nên tiếp tay cho họ. Học viên có thể tham khảo thêm bài viết sau (Click).
Tiếp theo dưới đây, sẽ là phần khuyến nghị cụ thể về một số vấn đề mà học viên mới hay gặp phải:
LỜI NÓI ĐẦU:
Căn cứ vào tình hình môi trường tu luyện Pháp Luân Công hiện nay ở Việt Nam và căn cứ theo các tình trạng tu luyện của các học viên mới lẫn các học viên tu lâu, chúng tôi xin khuyến nghị đến các học viên mới bắt đầu học, tất nhiên những điều này chỉ dựa theo quan sát và kinh nghiệm của chúng tôi, cũng là thể hiện thể ngộ hiểu biết còn hạn chế trong quá trình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, đều là từ việc học Pháp do Sư Phụ giảng mới biết, mới ngộ được một chút như vậy. Chúng tôi xin nhấn mạnh trước rằng những gì chúng tôi nêu ra dưới đây chỉ có giá trị tham khảo (chủ yếu nhắm vào học viên mới bắt đầu tu luyện). Chúng tôi không ép buộc ai tin hay nghe theo vì đây chỉ là chia sẻ kinh nghiệm va vấp của những học viên đi trước sao cho học viên mới hiểu được phần nào tính nghiêm túc trong quá trình tu luyện Đại Pháp. Dẫu chúng tôi có khuyến Thiện và chia sẻ cụ thể ra sao thì cuối cùng thực tế học viên vẫn là phải tu luyện là tự tu chính mình, lấy Pháp làm thầy chứ không phải lấy người tu luyện khác làm thầy.
Các học viên không nên xem những kinh nghiệm này là tri thức hay chỉ dẫn nào đó để vượt quan tu luyện của bản thân mình vì trên thực tiễn khi chính học viên va vấp phải những khảo nghiệm đó thì với mỗi người sẽ có thể lại có những cách thức vượt quan khác nhau, có người vượt qua được ngay, có người dẫu cảnh báo rồi vẫn va vấp vài lần mới tỉnh ngộ ra. Chúng tôi thể ngộ rằng ở một góc độ nào đó, những chia sẻ của học viên đi trước chỉ có tác dụng cảnh báo mà thôi.
Những lời góp ý có thể hơi dài dòng nhưng theo chúng tôi thì đối với học viên mới bắt đầu (xin lưu ý chúng tôi không nhắm vào đối tượng là học viên tu lâu) có thể sẽ là cần thiết ở góc độ nào đó vì nó được đúc rút từ chính những sai lầm của rất nhiều học viên đi trước nên cần phải nói hơi chi tiết. Do vậy cũng mong học viên mới nếu có thể hãy kiên nhẫn bỏ chút thời gian ra xem xét. Những điểm mà chúng tôi muốn đề cập tới cụ thể như sau:
► VẤN ĐỀ 01:
Trong thời gian đầu, thường là 01 - 02 năm đầu (không tuyệt đối, có người có thể ít hơn, có thể nhiều hơn) khi mới học Pháp Luân Công, khuyến nghị học viên nên tập trung vào tự học sách Chuyển Pháp Luân và tự hình thành kiến giải của mình để hình thành một nền tảng tu luyện cơ bản, cố gắng cân bằng cuộc sống thường nhật với tu luyện bản thân cho tốt. Không nên vội vàng muốn tu nhanh, tu tắt mà chạy theo những học viên khác, thấy họ làm gì thì mình làm nấy. Tất nhiên xét về lý, thông thường thì vẫn nên tham gia luyện công chung và trao đổi kinh nghiệm nhưng cần cẩn trọng (lý do: Link). Còn với thời điểm từ sau 27/11/2018 khi Sư Phụ có bài giảng cho học viên Việt Nam (Link), theo thể ngộ của chúng tôi - có lẽ hình thức học Pháp nhóm và luyện công chung là không còn phù hợp nữa, vì Sư Phụ đã giảng đại ý không nguyên văn là trong thời kỳ này thì hãy lấy học Pháp luyện công cá nhân làm chủ.
Trong thời kỳ đặc thù hiện nay, ngoài việc tự học Pháp luyện công một mình ra, theo chúng tôi thì có thể thi thoảng hẹn cafe gặp gỡ trao đổi về tu luyện với những nhóm ít người (3-5 người). Nhưng chúng tôi nghĩ, ngoại trừ hỏi đáp về những điểm không hiểu trong khi học Pháp hoặc đưa ra trao đổi về một số hiện tượng bất minh trong môi trường tu luyện thì cần phải đặc biệt tránh coi việc gặp mặt này như là một nơi để dựa vào đó mà tìm lời giải đáp cho những vấn đề khó khăn trong tu luyện cá nhân mà bản thân đang mắc phải (Còn về nhận định ở Việt Nam hiện nay cái gì nên hay không nên làm thì học viên có thể đọc các bài viết phân tích chuyên sâu trên Website để tự mình ý thức và tư duy ra được). Chia sẻ kinh nghiệm sau khi đã vượt quan thì khả dĩ, nhưng nếu chưa vượt được quan mà lại cứ hướng ngoại hỏi các học viên khác tìm cách giải quyết thì không đúng. Có thể do mới tu, học viên hỏi vài lần đầu thì chúng tôi nghĩ còn được, nhưng cứ tiếp tục, rồi liên tục hỏi thì sẽ rất nguy hiểm. Trong Pháp đều đã có, chỉ là họ lười tư duy mà thôi. Những sự vụ học viên tu theo, học theo người tu lâu năm rồi bị dẫn đi sai lệch đã có quá nhiều rồi. (Xem bài viết).
Nghe theo chia sẻ thì có thể vượt lên nhanh về mặt nhận thức nhưng rủi ro đi theo cái sự nhanh cũng không nhỏ. Lý do theo chúng tôi đó là việc vượt qua nhờ vào lời khuyên của học viên khác nếu giả sử có sự cải biến bề mặt có thể sẽ không chắc là hoàn toàn tính là những người đó tự vượt quan hoàn toàn trong mắt chư Thần. Tu luyện được Sư Phụ giảng trong Pháp đại ý là một vấn đề nghiêm túc, nên có thể sẽ khó là được tính bản thân học viên đó tự mình vượt quan, rất có thể khảo nghiệm đó về sau vẫn sẽ lặp đi lặp lại - nhưng ở mức độ khó hơn, tinh vi hơn cho đến khi chính bản thân học viên đó tự mình nghiêm túc dựa trên Pháp mà vượt qua. Theo chúng tôi nghĩ thì nó cũng giống như phương thức trị bệnh bằng khí công mà được Sư Phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân bài Vấn đề trị bệnh, ở đây tuy có thể không khớp lắm nhưng theo chúng tôi việc sử dụng thể ngộ của học viên khác không có tác dụng "trị" dứt được khảo nghiệm, vì nó hoàn toàn không động đến tâm chấp trước, có thể cái khảo nghiệm đó tạm thời chấm dứt (giống như căn bệnh được ẩn đi hoặc chuyển dời sang tương lai mới phác tác) nhưng có thể sau này nó sẽ lại phát sinh nhưng dưới dạng thức mạnh hơn, khó nhận ra hơn. Do đó, chúng tôi thể ngộ là muốn "trị dứt bệnh", cũng như hiểu nôm na là vượt qua khảo nghiệm thì phải giải quyết tận gốc căn bệnh đó, chính là nghiệp lực, còn dưới góc độ vượt quan thì là tâm chấp trước. Chúng tôi nhớ trong bài Mất và được - Chuyển Pháp Luân thì Sư Phụ có giảng (đại ý, không hoàn toàn là nguyên văn) rằng điều chúng ta mất (chúng tôi hiểu là trong quá trình tu luyện) thực sự là những điều không tốt, chúng là gì? Chính là nghiệp lực và nó tương phụ tương thành với các chủng tâm của con người.
Chúng tôi thể ngộ nông cạn từ lời giảng của Sư Phụ rằng muốn trị tận gốc căn bệnh do nghiệp lực tạo thành kia cũng như vượt được các quan khảo nghiệm thì phải dùng Pháp chỉ đạo, tự bản thân dựa vào khảo nghiệm tự mình tư duy hướng nội xem mình đang cần bỏ chấp trước gì? cần bỏ cái tâm Ma nào? (tâm tự mãn, tâm cầu danh, tâm thích được khen, tâm ghét bị chê, tâm khoe khoang, tâm tật đố, tâm hoan hỷ, tâm sắc dục v..v) rồi nhận ra những cái tâm/ý nghĩ/tư tưởng đó không phải là mình, sau đó quyết trừ bỏ nó đi, không để nó thao túng tư tưởng như trước nữa (Tất nhiên, theo thể ngộ và kinh nghiệm của chúng tôi thì những loại tâm đó qua mỗi đợt khảo nghiệm thì mới chỉ bỏ được một phần, chứ không phải vượt qua khảo nghiệm là không còn loại tâm đó nữa, nó còn rất nhiều chỉ là chưa có đợt khảo nghiệm mà theo chúng tôi là được Pháp Thân của Sư Phụ an bài để moi nó ra thôi). Sư Phụ có giảng trong bài Chuyển hoá nghiệp lực - Chuyển Pháp Luân (đại ý, không nguyên văn) rằng "khổ cái tâm chí" mới là then chốt đề cao tầng thực sự.
Hơn nữa, tu kiểu theo thể ngộ của người khác đó thì có thể cũng dễ dính mắc tâm lý ỷ lại. Dần dà học viên có việc gì, vướng mắc gì không giải được trong quá trình tu luyện cũng muốn thông qua chia sẻ. Nhưng chúng tôi cho rằng thực sự mục đích của họ không phải để chia sẻ mà là để hỏi đáp, tìm ra lời giải cho quan ải tu luyện của họ. Có lẽ chia sẻ chỉ là cái cớ để họ che đậy đi việc họ không hiểu tu luyện thực sự là gì. Nguyên nhân là vì họ không quen tự tư duy nghiêm túc qua việc học Pháp, là hướng ngoại cầu. Điều đó là không nên. Chia sẻ về bản chất là tốt nhưng nếu quá phụ thuộc lạm dụng nó mà không tự tư duy một cách có hệ thống theo Pháp lý được dạy thì sẽ khó xây dựng được nền tảng tốt, bởi những gì học viên khác chia sẻ không chừng cũng còn nhiều hạn chế, thậm chí có những thứ đúng sai không dễ mà phát hiện ra được; có khi còn đi sang ngộ cực đoan, tà ngộ không chừng. Không nên sử dụng lối nghĩ biến dị hiện nay là lợi dụng ỷ lại vào học viên tu lâu thì mình cũng sẽ đề cao nhanh, theo chúng tôi nghĩ đó chính là suy nghĩ bất chính. Sử dụng phương thức đó mà đối đãi với tu luyện Đại Pháp nếu nói nghiêm khắc thì là khinh nhờn Đại Pháp, Đại Pháp to lớn như vậy đâu phải là nơi có thể sử dụng phương thức tu luyện gian xảo mà mong cầu đề cao tâm tính và tăng công?
Cũng xin khuyến cáo học viên mới nên coi vấn đề "bất nhị Pháp môn" mà Sư Phụ giảng trong Đại Pháp là vấn đề nghiêm khắc (học viên có thể đọc lại bài "Tu luyện phải chuyên nhất" - Chuyển Pháp Luân) - Tham khảo thêm bài viết sau (Click). Quan điểm cá nhân của chúng tôi là không nên đọc sách hay lên các website về Tử vi Lý số, các dạng bói toán, xin quẻ, Kinh Dịch, Xem tướng số, Phong thủy, không nên nhận những thứ bùa ngải hay những thứ liên quan được phát ở chùa hay của các thầy cúng v..v vì có thể nó mang những thứ rất không tốt, thực ra Sư Phụ cũng đã từng giảng rõ về vấn đề bùa trừ tà này và chúng tôi có thể ngộ nông cạn như vậy - học viên có thể đọc Bài Trả lời câu hỏi tại buổi giảng Pháp tại Tế Nam để tìm xem nguyên văn lời giảng của Sư Phụ về vấn đề bùa trừ tà - (thực tế thì chúng tôi cũng đã gặp những trường hợp khi tu theo Đại Pháp mà về vẫn giấu bùa mang ở chùa về để cất dưới gối hoặc như là để trừ tà hay cầu may và đã xảy ra một số chuyện đáng tiếc, chúng tôi cũng không có ý định nói ra chi tiết ở đây). Có trường hợp học viên biết là không nên gieo quẻ ở nơi khác, thế là họ lại tự mình gieo quẻ thỉnh ý Pháp thân của Sư Phụ (hoặc gieo quẻ trước tượng/ảnh Sư Phụ để hỏi ý kiến), cách làm này theo chúng tôi hiểu cũng là không đúng. (Tham khảo).
Ngoài ra trong vấn đề ăn uống thì chúng tôi nghĩ là nên ăn đồ đã nấu chín, không nên ăn đồ tươi sống như thịt cá sống, tiết canh v..v (đây là điều chúng tôi thể ngộ nông cạn được khi học trong bài giảng Pháp của Sư Phụ mà đã nói về vấn đề ăn thịt sống này - bài Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006] ).
Có một vấn đề nữa chúng tôi nghĩ cũng cần góp ý - Một số học viên vì tôn kính Sư Phụ, thậm chí còn đi in ảnh màu của Sư Phụ (hoặc ảnh tượng Sư Phụ) ra rồi đóng khung ảnh vào, sau đó đặt lên bàn thờ để cúng bái, đốt nến thắp hương. Chúng tôi hiểu và tôn trọng cái tâm kính ngưỡng đó, bản thân có cái tâm đó thì không phải là sai trái. Tuy nhiên, chúng tôi thông qua học Pháp thì hiểu rằng những việc làm đó Sư Phụ có yêu cầu (đại ý, không nguyên văn) học viên tu luyện trong người thường thì không được làm, không tính học viên vốn ban đầu tu luyện trong tôn giáo, Sư Phụ cũng giảng rằng (đại ý) học viên chỉ cần có cái tâm tôn kính là Sư Phụ vui rồi (học viên có thể đọc lại bài giảng "Tôi đối xử với các học viên đều như đệ tử" - Chuyển Pháp Luân | "Giảng Pháp tại Pháp hội Châu Âu [1998]" ).
Giả như học viên bề mặt bái Sư, hoặc thắp hương rất thành kính trước ảnh/tượng Sư Phụ mà trong tâm không thực sự đề cao thì chúng tôi nghĩ có lẽ cũng không tác dụng gì, đã vậy còn dễ khiến người xung quanh khó lý giải, cho rằng học viên đang làm nghi lễ tôn giáo nào đó.
Do đó, chúng tôi xin khuyến nghị rằng học viên chỉ cần tập trung chăm chỉ thực tu cái tâm của mình, kính ngưỡng Sư Phụ từ trong tâm và chứng minh sự thành kính đó qua việc tu luyện trên thực tiễn là đã quá tốt rồi, không cần thiết làm những việc hình thức theo kiểu tôn giáo (Chúng tôi nghĩ học viên cần chú trọng tu thực chất chứ không phải tu cái vỏ ngoài hình thức), lại cũng dễ khiến người ta hiểu nhầm rằng Pháp Luân Đại Pháp là tôn giáo - điều này vốn dĩ là đi ngược lại với những gì Sư Phụ đã giảng, chúng tôi nhớ Sư Phụ giảng đại ý không nguyên văn rằng Pháp Luân Đại Pháp không có bất kể hình thức như trong tôn giáo nào (tham khảo bài giảng "Giảng Pháp tại Pháp hội Canada [1999]").
► VẤN ĐỀ 02:
Dựa trên bài giảng của Sư Phụ trong bài Giảng Pháp tại Pháp hội Châu Âu [1998] - Trong giai đoạn đầu, chúng tôi thể ngộ nông cạn rằng bản thân học viên nếu muốn hồng Pháp thì chỉ nên giới thiệu ở mức mà người không tu hiểu được như giúp người ta trở thành người tốt, đề cao tiêu chuẩn đạo đức v..v. Nhưng có lẽ không nên nói cao quá như nói về Thiên mục, không gian khác, Đức, Nghiệp, Pháp Thân, Phụ thể, Bạch nhật phi thăng, linh thể gây bệnh ở không gian khác v..v - những thứ đó đều là những thứ siêu thường ở không gian khác nên không phải cái nào cũng chứng minh được bằng khoa học thực chứng hiện nay, nhất là ở Việt Nam theo hiểu biết của chúng tôi thì không có nhiều người tin vào Thần, họ đa số là người tin theo thuyết vô Thần. Nếu mà học viên lại mang tâm tự mãn, hiển thị, cho rằng mình hiểu biết, cao minh hơn người khác, không lý trí mà đem ra nói như để thể hiện hiểu biết thâm sâu thì rất có thể họ do không hiểu rồi lại sinh tâm lý bài xích. (Tham khảo) - [Nguồn: Facebook Group]
Tất nhiên, nếu đã muốn nói thì phải giải thích rõ bằng luận cứ khoa học, nếu không giải thích rõ mà nói ra tùy tiện không chừng lại sinh ra tác dụng phụ diện. Lỡ gặp phải người có hiểu biết họ mà phản bác lại rồi học viên không giải thích được, không chứng minh được, bị cứng họng thì rất không ổn; Không chừng rồi lại làm ảnh hưởng đến thanh danh Đại Pháp, bị họ nói rằng học viên Pháp Luân công tuyên truyền mê tín dị đoan. Kỳ thực cũng có nhiều người nghe học viên nói thì gật gù nhưng thực sự họ có thể trong đầu không nhất định là hiểu gì mấy, theo chúng tôi thì đó có lẽ là căn bệnh sĩ diện của phần đông người Việt Nam, sợ bị coi thường. Do đó, theo kinh nghiệm của chúng tôi, giới thiệu đại khái là đủ rồi, còn lại muốn người ta thấy Đại Pháp là tốt thì còn phải xem bản thân học viên tu có tốt để người xung quanh thừa nhận hay không? Bản thân không tự mình tu tốt qua hành vi, lời nói, hiệu quả công việc/học tập để chứng minh mà cứ nói thuyết nhiều thì có lẽ không có hiệu quả mấy.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm của chúng tôi thì không nên sử dụng nhiều các ví dụ về khỏi bệnh, nhất là khỏi bệnh nan y nào đó để quảng bá (kể cả sự việc đó có thật hay không). Vì theo thể ngộ của chúng tôi nếu quảng bá tùy tiện những thứ ở cao tầng đem ra cho người trong xã hội thì có thể khiến họ không lý giải được và tưởng rằng cứ vào tập là khỏi mà không cần đến bệnh viện. Đã có nhiều ca loạn bậy do không lý trí mà quảng bá cho người ta mà khiến một số người vào tập kiên quyết không uống thuốc nhưng vẫn tử vong - Cá nhân chúng tôi nghĩ là vì họ có thể bề ngoài thì trông có vẻ là đang tu nhưng bên trong lại không nhất định là thực tu cái tâm của họ hay là họ không nguyện ý bỏ tâm chấp trước đi, thay vào đó chỉ là họ cố che giấu nó đi nhưng vẫn biểu hiện bề ngoài là vào đọc sách luyện công thôi. Nhưng điểm nguy hại là người trong xã hội vì thế mà có thể chụp mũ cho Đại Pháp là mê tín hay lừa đảo. Do đó, để tránh những rủi ro như vậy, tốt nhất theo chúng tôi nghĩ thì chỉ nên nói đơn giản là bản thân cảm thấy khỏe hơn là được. Chúng tôi cho rằng những thứ siêu thường thì ai ngộ ra thì người đó đắc được chứ có lẽ không nên đem ra để quảng bá. Sư Phụ đã từng giảng khí công hoàn toàn không phải dùng để trị bệnh (học viên có thể xem bài "Ngộ", Chuyển Pháp Luân).
Thực tế, trong quá trình tu luyện thì ngay kể cả bản thân học viên nếu có biểu hiện thanh lý thân thể, khỏi bệnh nào đó mà người xung quanh có hỏi thì chúng tôi nghĩ có lẽ để đảm bảo hạn chế rủi ro tương tự như trên thì cũng không nên tùy tiện nói rằng do tập Pháp Luân Công nên khỏi "bệnh" - Thể ngộ của chúng tôi thì đó không phải là "bệnh" mà là "tiêu nghiệp". Học viên có thể nói rõ với họ rằng Pháp Luân Đại Pháp không phải để trị bệnh vì trong sách nói như vậy (học viên có thể tham khảo bài Giảng Pháp cho các phụ đạo viên Pháp Luân Đại Pháp Trường Xuân 1994). Lý do là vì chúng tôi nghĩ rằng nếu lấy việc tiêu nghiệp xong ra để quảng bá Đại Pháp thì dễ khiến người ta tìm đến Pháp Luân Công chỉ để chữa bệnh (chứ không phải tu luyện chân chính, có thể mình nói bản thân phải tu theo Pháp thì mới khởi tác dụng, họ sẽ gật gật tỏ vẻ hiểu nhưng kỳ thực trong tâm họ vẫn chỉ nghĩ vào tập để phòng bệnh, trị bệnh - chỉ là họ không nói ra mà thôi vì họ vẫn suy nghĩ theo lối tư duy người thường) - nếu đứng từ góc độ tư tưởng của người không tu luyện, họ tưởng cứ tập theo giống học viên là sẽ khỏi bệnh còn họ có thực sự ngộ Pháp được hay không thì có lẽ không mấy ai trong chúng ta có thể biết, trừ Pháp thân của Sư Phụ và chư Thần.
Quảng bá kiểu đó theo chúng tôi nghĩ là rất dễ khiến người ta hiểu lầm, sinh ra chấp trước truy cầu trị bệnh, dễ tạo ra phiền phức cho chính họ và cả cho thanh danh Đại Pháp vì họ có thể cho rằng chính học viên quảng bá với họ như vậy. Hơn nữa, hiện tượng tiêu nghiệp đó có thể sẽ lặp lại nhiều lần với nhiều hình thức khác nhau nên nếu lấy việc tiêu nghiệp xong trong một lần cụ thể nào đó ra để quảng bá Đại Pháp thì rất rủi ro, nếu giả sử người bản thân học viên đó về sau tu không tốt, nghiệp bệnh trường kỳ không qua khỏi thì rất có thể sẽ khiến người xung quanh nhìn nhận tiêu cực và hoài nghi về Pháp Luân Đại Pháp.
Thực tế, chúng tôi khi tiếp xúc với một số học viên ở Việt Nam thì biết thậm chí có trường hợp trước khi vào tập mắc ung thư, sau khi vào tu một thời gian thì có vẻ biểu hiện là khỏi. Vị học viên này cũng khá lớn tuổi, từ khi có biểu hiện khỏi xong thì không bỏ được cái tâm khoe khoang hiển thị, muốn người ta biết đến mình - cũng minh chứng là họ không thực sự chú trọng vào tu luyện mà chỉ vào tập cốt để khỏi bệnh; Thế là đi đâu, gặp ai vị này cũng nói là bản thân đã khỏi ung thư nhờ tập Pháp Luân Công. Nhưng việc khỏi ung thư đó theo chúng tôi hiểu vốn là siêu thường, không phải như kiểu nghĩ đơn giản bề mặt là vào tập vài bài công pháp hay đọc sách là sẽ khỏi; Chúng tôi thể ngộ rằng người tu phải đạt tiêu chuẩn tu luyện lên cao tầng thì mới được hiệu quả như vậy (chứ không phải vào tu để trị bệnh).
Sau đó không lâu, tôi có nghe nói rằng vị học viên lớn tuổi mà khỏi ung thư đó đã mắc ung thư lại và quy tiên. Những người mà trước đó đã nghe vị học viên này quảng bá tập Pháp Luân Công khỏi ung thư liền quay sang nghi ngờ, đàm tiếu. Chúng tôi thông qua học Pháp thì hiểu rằng tu luyện thực sự không phải là chuyện đùa, tu không nghiêm túc, tu hời hợt, tu lúc có lúc không, tu theo hứng thích thì tu không thích thì thôi thì những thứ bản thân mắc phải lúc đầu rất có thể sẽ phát tác trở lại. Không thể xem cứ bước vào tu luyện Đại Pháp thì là mặc định được bảo hiểm tính mạng, mang theo cách nghĩ đó kỳ thực chúng tôi cho rằng còn là rất bất kính với Sư Phụ.
Tất nhiên người mới vào học có thể cần một khoảng thời gian để nhận thức sâu hơn về Đại Pháp. Hãy cứ để họ tự nhiên tìm hiểu, tự đọc sách và xem có thể theo được hay không chứ không cần nói gì nhiều, nếu họ đọc rồi mà thực sự không chịu đựng được, vẫn muốn uống thuốc thì tôi nghĩ nên tùy họ. Học viên quảng bá là tập Pháp Luân Công giúp tôi thư thái, khỏe hơn thì theo thể ngộ của chúng tôi có thể không vấn đề gì (nó cũng không tạo ra mấy chấp trước trị bệnh cho người ta), nhưng nếu bảo là tập Pháp Luân Công giúp khỏi bệnh nan y, không cần uống thuốc mà khỏi bệnh thì theo chúng tôi nghĩ đó lại là phá hoại Đại Pháp (vì người ta dễ vì để tìm phao cứu sinh mà vào tập).
Dựa theo thể ngộ từ việc học Pháp, chúng tôi nghĩ bệnh của người thường không tu làm sao có thể tùy tiện trị khỏi? Đó chẳng phải do họ làm điều sai trái trong những kiếp sống trước nên giờ phải chịu nhận hậu quả đó sao? Họ làm điều sai mà mong muốn thông qua vào tập vài bài công pháp, đọc sách là khỏi, là phủi tay đi được trong khi che giấu việc chính họ không hiểu tu luyện là gì thì chúng tôi cho rằng đó cũng bằng như khinh nhờn Đại Pháp. Do đó, nếu giả sử bản thân có khỏi bệnh thì tốt nhất đừng tùy ý mà khoe khoang hiển thị như là "thấy tôi tu tốt chưa, tôi tập mà khỏi bệnh A, B, C đây này". Chúng tôi nghĩ học viên cứ nên âm thầm lặng lẽ mà tu luyện tiếp tục, bản thân cũng cần nói rõ với người khác là Pháp Luân Đại Pháp theo lời Sư Phụ Lý Hồng Chí giảng, hoặc trong sách Đại Pháp có nói rõ là không phải để trị bệnh. Nếu giả sử họ có mục đích vào tu luyện để trị bệnh nhưng sau đó không khỏi thì cũng không thể chụp mũ cho Đại Pháp được vì học viên đã cảnh báo trước. Tất nhiên, tuy bản thân học viên có tâm muốn hồng Pháp là tốt nhưng chúng tôi nghĩ cũng cần có trách nhiệm với chính lời hồng Pháp của mình, cốt yếu là vì giữ gìn thanh danh và sự uy nghiêm của Đại Pháp, không biến Đại Pháp trở thành một công cụ trị bệnh tầm thường trong mắt con người tại xã hội hiện nay.
Dựa theo bài giảng về "Tâm Hoan Hỷ" mà Sư Phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân, chúng tôi kinh nghiệm và thể ngộ được rằng khi bắt đầu bước vào tu luyện thì học viên nên cẩn trọng lời nói, vẫn cứ hành xử như bình thường, ăn nói sao cho người xung quanh thấy mình vẫn bình thường, chỉ có là càng ngày càng trở thành người tốt, không tranh đua lợi ích, gặp mâu thuẫn thì không như người ta hiện nay mà hành xử, làm việc gì cũng tận trách nhiệm v..v. Không nên đem những gì bản thân hiểu được, ngộ được ra hay lấy những gì có trong Pháp ra để nói chuyện với người không tu vì dễ là họ vì không hiểu, không lý giải được mà cho rằng mình lập dị hoặc hoang tưởng, thần kinh v..v, thậm chí nguy hiểm hơn là họ sẽ chụp mũ học viên là truyền bá mê tín dị đoan bởi chúng tôi thể ngộ được rằng những gì trong Pháp mà Sư Phụ giảng là thiên cơ không thể tùy tiện đem ra nói với người không tu luyện, có những thứ cần dựa vào ngộ chứ không thể chứng minh bằng khoa học nơi người thường được. Những điều đó có thể trao đổi với người cùng tu luyện nhưng với người không tu thì cần điều chỉnh lời nói sao cho phù hợp với nhận thức của người thường.
Rất nhiều khi vì học viên mới khi đọc sách xong, cảm thấy bản thân đã hiểu được nhiều đạo lý mà Sư Phụ giảng trong Pháp, nhưng khi nói chuyện với người không tu lại đem ra khoe khoang hiển thị rằng mình cao minh hơn họ, mình biết nhiều hơn họ nên tạo ra phiền phức. Người không tu trong xã hội có thể vì thế mà quy chụp (họ có thể nghĩ như vậy trong đầu lúc có học viên ở đó chứ không nói ra miệng vì phép lịch sự, nhưng có thể sau đó họ sẽ đem ra nói với những người khác) rằng người học Pháp Luân Công toàn kiểu hâm hâm dở dở, ăn nói linh tinh rồi lại ảnh hưởng đến thanh danh Đại Pháp.
Muốn giảng chân tướng (tham khảo - Link) về cuộc bức hại đạt hiệu quả thì theo quan điểm của chúng tôi, trước tiên nên cần phải làm cho người ta hiểu rõ Pháp Luân Công là gì? Và sự tốt đẹp của Pháp Luân Công thể hiện ra sao? Chỉ khi người ta thấy Pháp Luân Công là tốt thì người ta mới dần liễu giải chân tướng về cuộc bức hại một cách khách quan và công tâm hơn. Nếu bản thân chứng thực Pháp không lý trí, phù hợp hay tu bản thân không tốt khiến người xung quanh phản cảm, không lý giải được thì hỏi khi giảng chân tướng cho họ, liệu họ có nghe hay không? Nếu xét theo lẽ thông thường đối với người không tu luyện thì họ sẽ đánh giá tốt/xấu về Pháp Luân Công trước nhất chính là dựa trên biểu hiện của học viên. Trong xã hội mà đầy rẫy lừa đảo như hiện nay, để khiến ai đó tin một điều gì đó là không dễ dàng, họ phải nghe ngóng, tìm hiểu, quan sát một thời gian họ mới nhìn nhận nó là tốt hay xấu.
Do đó, bản thân học viên mới, theo thiển ý của chúng tôi, cần đặt nền tảng tu luyện bản thân cho vững. Nếu học viên không tu vững mà cứ nóng vội giảng chân tướng rất dễ tạo ra nhiều vấn đề, khi sự cố xảy ra rất dễ lại dùng nhân tâm mà đối đãi, lại càng thêm dầu vào lửa. Khuyến nghị học viên mới (kể cả hoàn cảnh tu một mình) thì cứ tập trung tu tốt bản thân, chứng thực Pháp chính là thông qua lời nói hành vi hàng ngày của mình chứ không đi đâu xa, rồi giảng chân tướng trong hoàn cảnh có thể của bản thân chứ không phải nóng vội, miễn cưỡng để khoán số lượng. Đầu tiên nên là phải khiến ngay chính người trong gia đình mình hiểu rõ sự tốt đẹp của Pháp Luân Đại Pháp, sau đó đến bạn bè, họ hàng, đồng nghiệp, phải làm tốt chính ngay những người mà mình quen biết đã, làm không tốt mà cứ hô hào rồi chạy nơi này nơi nọ rồi viện cớ bảo rằng thời gian không còn nhiều thì kỳ thực là cái được chả bõ cho cái mất, thậm chí không cẩn thận còn gây tác dụng phụ diện.
Có một số học viên vì quá nóng vội hoặc ngại va chạm trực tiếp nên tìm nhiều phương thức như là gửi email hàng loạt, gửi thông tin vào tường Facebook hoặc phát tờ rơi để trước cửa nhà người dân ban đêm v..v - Theo chúng tôi là không nên làm như vậy vì người ta sẽ coi đó là quảng cáo, là spam, nếu bản thân có ý định giới thiệu Đại Pháp thì nên làm cho tốt từng người một, người ta có phản hồi gì mình còn biết mà trả lời. Thực chất các hoạt động như trên hiện nay không chỉ một học viên làm, nếu mà nhiều học viên làm như vậy thì cùng một người sẽ nhận tờ rơi, email nội dung đó đến hàng chục lần, sẽ khiến nhiều người cảm thấy phiền toái và phản cảm. Nếu ai có hỏi thì mới tự giới thiệu mình tu theo Đại Pháp chứ đừng cố chủ động lôi kéo họ vào tu, vì rất dễ là họ cho rằng mình đang dụ dỗ họ giống như đa cấp vậy. Thông tin trên mạng có rất nhiều, họ thích thì có thể tự lên mạng tìm hiểu nếu họ quan tâm đến khi bản thân học viên tự giới thiệu là tu theo Đại Pháp, chỉ cần nói như vậy là đủ, đừng tùy tiện đưa họ tờ rơi. Ai không có ý định theo tập thì cũng không cần miễn cưỡng, họ nghĩ tốt về Đại Pháp và hiểu ra chân tướng cuộc bức hại là đủ rồi.
Chúng tôi nghĩ học viên mới cũng cần phân định rõ giữa vấn đề tu cá nhân và giảng chân tướng. Đừng nhầm lẫn khi gặp những phiền toái hay người ta nói xấu mình thì lại coi đó là can nhiễu, trong giai đoạn vài năm đầu học viên tất nhiên là vẫn phải tu luyện đề cao tâm tính, như vậy những phiền toái đó, người này người kia nói xấu mình theo thể ngộ của chúng tôi thì chẳng phải là khảo nghiệm để đề cao tâm tính là gì? Không nên coi những gì không thuận ý, không hợp mắt thành can nhiễu, hay là nghĩ tại sao những người mình hồng Pháp và giảng chân tướng cho lại đối xử không tốt với mình, như là cả thế giới chống lại mình vậy? Điều đó theo chúng tôi thể ngộ rất có thể là để phản ánh ra những cái tâm nào đó cần bỏ đi của học viên, từ đó mới đạt đề cao. Hoặc cách hồng Pháp và giảng chân tướng của học viên chưa phù hợp với hoàn cảnh phức tạp ở Việt Nam hiện nay (nhất là khi chính quyền và người dân đã có cái nhìn rất tiêu cực về Đại Pháp và hoạt động của các học viên do tu sai lệch từ trước tới nay [học viên tìm đọc thêm trong bài "Chứng thực Đại Pháp hay phá hoại Đại Pháp"] không kể trong đó là có thể còn có cả đặc vụ Trung Cộng khoác áo học viên đi phát tờ rơi chống chính quyền gây hiểu lầm từ khoảng 10 năm trở lại đây (tìm hiểu thêm về Hắc Hội Thập Tam)). Nhưng học viên mới giai đoạn này khi đọc nhiều chia sẻ của học viên thì toàn nghe "Cựu Thế Lực" hay "Phủ nhận" gì gì đó thì tưởng rằng làm thế theo cũng được.
Kỳ thực học viên mới nếu tu không tốt thì theo chúng tôi thấy là rất có thể sẽ không phủ nhận được gì hết, do đó đừng nên nhầm lẫn coi khảo nghiệm thành can nhiễu. Ngay cả khi người thường nói học viên không ra gì hay tìm cách để học viên không tiếp tục tu nữa thì cũng chẳng phải là hoàn cảnh để khảo nghiệm sự kiên định vào Đại Pháp của học viên đó sao? Cho nên khuyến nghị học viên mới cứ tập trung tu luyện thực chất, những thứ không tốt, không hay, mâu thuẫn xảy ra đều là để khảo nghiệm học viên, để xem có nhận ra và bỏ đi chấp trước hay không? Theo chúng tôi, những vấn đề trên theo thời gian học viên sẽ tự rõ, nhưng khi đó học viên đã có lý giải Pháp một cách hệ thống nên sẽ vững chắc hơn, không dễ bị dẫn loạn nữa. Bản thân học viên ngoài hồng Pháp và giảng chân tướng cũng cần phải tu luyện tốt, qua quá trình hồng Pháp và giảng chân tướng đó cũng có thể sẽ tồn tại nhiều khảo nghiệm tâm tính để học viên đề cao, không thể nói học viên cứ đi hồng Pháp, chứng thực Pháp nhưng không phải tu luyện gì nữa. Chúng tôi nghĩ chỉ khi học viên tu luyện tốt thì người xung quanh mới tin những gì học viên nói là đúng, họ thấy qua cách hành xử, lời nói, kết quả công việc của học viên tiến triển tốt thì họ dần dần mới tin Đại Pháp là tốt.
Có thể có những người ban đầu mình nói họ không nghe (vì thực tế họ đã có cơ sở gì để tin những gì chúng ta nói là đúng, là tốt đâu?); có thể còn do một số hiện tượng nhiều học viên cực đoan trong cộng đồng khiến họ phản cảm, do không hiểu vấn đề thậm chí còn chỉ trích mình, chế nhạo mình (vì họ tưởng học viên nào cũng như vậy) (Tham khảo bài viết) nhưng chẳng phải đó cũng có thể được coi là cơ hội để mình tu luyện trong ma sát tâm tính đó sao? Chúng tôi có thể ngộ đó chẳng phải là lúc cần tu Chân để nhìn ra mình có chấp trước nào trong tâm, qua đó cần Nhẫn để xả bỏ bộ phận chấp trước Ma tính đó - không để nó điều khiển mình quay ra gây sự với người khác, tu Thiện để hiểu và thông cảm cho người khác đúng không? Chẳng phải khi mình đề cao tâm tính lên thì dần dần họ mới thay đổi lại cách nhìn thiên kiến ban đầu? Họ mới thấy không phải học viên nào cũng như vậy đúng không? Rõ ràng họ cần có thời gian để thay đổi nhận thức ban đầu. Chúng tôi nghĩ là cần phải có sự kiên trì thực tu thì hoàn cảnh xung quanh mới dần có sự biến hóa theo hướng tích cực được.
► VẤN ĐỀ 03:
Không nên đi đọc các kinh văn quá sớm, nhất là các kinh văn sau năm 2000. Trong đoạn thời gian đầu bạn cần phải hiểu tu luyện là gì? Biết ứng dụng vào thực tiễn như thế nào? Biết cách hướng vào bên trong tâm mình khi đối diện với các loại mâu thuẫn ra sao? Gặp vấn đề thì tư duy theo Pháp ra sao? Lý giải những trạng thái tại tâm tính với trên thân thể trong giai đoạn đầu đắc Pháp như thế nào? Nếu có thể học viên hãy đọc kinh văn trước năm 2000. Nếu học viên mới không thể tự hình thành một nền tảng tư duy vững chắc từ Chuyển Pháp Luân mà vội vàng đọc cho nhiều, cho hết các kinh văn (kêt cả sau năm 2000) nhưng không hiểu và nắm rõ, lý giải một cách cực đoan kinh văn, vội vội vàng vàng muốn tu nhanh, tu tắt rồi cho rằng cần phải làm gì đó giống như các học viên xung quanh, rồi không lý trí là làm ra rất nhiều sự việc mà tuy cái tâm là tốt nhưng vô hình chung lại vô tình gây ảnh hưởng tiêu cực đến cái nhìn của người ngoài.
Các học viên mới dễ bị cái tâm hoan hỷ, tâm háo danh, tâm hiển thị, tâm đố kị sợ thua thiệt về công quả, không muốn thua kém học viên khác, cái tâm cực đoan cộng với sự thiếu hiểu biết về xã hội, thiếu hiểu biết pháp luật (tự tạo ra sơ hở để phía chính quyền dùi vào), hành vi ứng xử chưa được rèn dũa qua việc tu luyện một cách thực chất nên biểu hiện ra rất thiếu lý trí và khiến người trong xã hội không lý giải được. Ngay cả người trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp cũng thấy vị này tập Pháp Luân Công rồi sao cứ lầm lầm lì lì hoặc cứ mời hết người này người nọ đi tập, cứ như lôi kéo đa cấp, như Tân Thiên Địa, như Hội thánh đức chúa Trời v..v vậy. Các học viên cần hành xử một cách bình thường, vẫn phải đi làm, đi học và làm tốt công tác của mình, tu tốt bản thân qua những mâu thuẫn hàng ngày và nếu định làm gì thì cần suy nghĩ kỹ tác động xã hội, rằng người ta có hiểu việc mình làm là gì không? Nếu mình không tu luyện mà mình gặp phải những chuyện như thế thì mình sẽ nghĩ gì? Một số thành phần tu bát nháo thường lợi dụng học viên học Pháp chưa sâu, thể là lôi kéo họ đi các nơi, bỏ bê nhà cửa, công việc, gia đình đi phát tờ rơi, đi giảng chân tướng v..v. Kỳ thực, nếu mà tham gia vào hoạt động của những đối tượng đó thì hậu quả không biết là đến mức độ nào.
Học kinh văn sau năm 2000 ngay thì học viên có thể sẽ rất khó có thể lý giải được một cách toàn diện và đầy đủ. Vì chúng tôi có thể ngộ rằng kinh văn là vào các thời điểm khác nhau, thời gian khác nhau, đối tượng khác nhau, tuy cùng là Pháp nhưng người xem cũng phải lý giải một cách thanh tỉnh. Nếu dụng tâm nóng vội để đọc thì rất nguy hiểm bởi học viên sẽ dễ trở nên quá khích và như có cái ý nghĩ nào đó trong tư tưởng thúc giục bản thân muốn bước ra làm gì đó vì nghĩ thời gian không còn nhiều, không ra thì cho rằng bản thân không tu lên được v..v. Lý giải Pháp một cách hệ thống mà dùng cho mọi tình huống thì vẫn là dựa vào Chuyển Pháp Luân, kinh văn cũng là Pháp nhưng là giảng cho những hoàn cảnh, tình huống cụ thể hơn (chúng tôi thể ngộ nông cạn là phần lớn Sư Phụ giảng chủ yếu nhắm đến các học viên tại Trung Quốc và ở các nước phương Tây, còn ở các nước đặc thù như Việt Nam thì cần lý trí mà cân nhắc cái gì nên và không nên làm). Nhưng khi học thì học viên cần học theo trình tự, vội vàng muốn bắt kịp chỉnh thể, nóng vội muốn tu nhanh, tu tắt thì là lợi bất cập hại, thậm chí tự cho rằng bản thân mình cũng phải làm giống như các học viên ở các nước khác để xứng với danh hiệu ... đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp.
Vì lý giải Pháp sẽ bị loạn do nền tàng tư duy ban đầu từ việc học Chuyển Pháp Luân chưa được xây dựng vững do thiếu tính thực tế, có vị còn mải chỉ đọc kinh văn mà bỏ bê đọc Chuyển Pháp Luân, cho rằng kinh văn có nhiều hỏi đáp, tuy là Pháp nhưng học viên mới sao không tự suy nghĩ, cái gì khó, cái gì cũng tìm hỏi đáp thì có phải là truy cầu? tìm kiếm sự mới lạ? muốn đi đường tắt? giống như muốn tìm sách "để học tốt" trong thời còn đi học? Các học viên Trung Quốc trước đây họ đều phải chiểu theo Chuyển Pháp Luân mà tu, mà tự ngộ, mà tự trả lời cho các vấn đề của mình, vậy mà họ vẫn tu rất tốt đó thôi. Hiểu một cách đơn giản (có thể không thật sự khớp lắm), bạn đang học một lớp kỹ năng, cần qua khóa cơ bản rồi mới tới khóa mở rộng và cuối cùng là khóa nâng cao chuyên sâu. Bạn không học chắc khóa cơ bản mà vội vội vàng vàng nhảy cóc lên học giáo trình của khóa mở rộng học hoặc nâng cao vì nóng vội có được không? Sẽ bị loạn ngay và tư duy của bạn cũng không còn đi theo mạch hệ thống nữa. Để nắm chắc khóa cơ bản, có người phải tới vài năm, vì nó là nền tảng, cái cơ bản mà nắm vững thì những thứ sau đó mới dễ dàng lĩnh hội, cái đó ở đâu cũng vậy. Khi đi luyện thi Đại học, rất nhiều học sinh không nắm cơ bản, chỉ đi học vẹt dạng bài thi toán nên khi vô trường thi, may mắn vào đúng thì làm được, nếu rủi vào sai bài, hoặc cùng dạng bài đó nhưng số liệu, cách diễn giải khác đi chút là bó tay, vì họ chỉ học được cái hinh thức, cái bề ngoài chứ không hiểu bản chất của bài toán đó. Để nói bản thân các học viên mới tu cho tốt bản thân, làm tốt những việc quanh mình, cho xứng với 2 chữ "học viên" thôi cũng đã là vấn đề, còn 2 chữ "đệ tử" theo chúng tôi có lẽ còn khá xa vời.
Vậy hỏi bao giờ thì nên đọc kinh văn sau năm 2000? Câu trả lời là phụ thuộc vào việc học viên có thực tu tâm tính theo Pháp mà Sư phụ dạy hay không? Học viên không thực tu mà chỉ tu hình thức, tu cho người ta thấy, tu theo đám đông, tu theo phong trào thì có đọc trăm lần Chuyển Pháp Luân thì cũng không chắc là có biến chuyển gì đáng kể trong tâm tính. Người tu lâu năm còn phải cảnh giác với bản thân vì phải liên tục bỏ các tâm chấp trước ẩn giấu sâu mà không tự nhận ra được như tâm tật đố, tâm khoe khoang, tâm cầu danh, tâm sắc dục, tâm tranh đấu, tâm huyễn hoặc v..v. Nó không phải đơn giản chỉ nhận thức ra rồi nói ở cửa miệng rằng tôi đã học và biết và tôi cũng đang tu như học thuộc vẹt vậy. Chúng tôi nghĩ nhiều người thực tu họ phải bỏ rất nhiều công phu để tống khứ những cái tâm đó ra khỏi họ trong thực tiễn, nó ví như gột bỏ từng lớp từng lớp chấp trước mãi mà chưa thể gột bỏ hết được. Mỗi lần đề cao mới chỉ bỏ được một lớp chấp trước của từng loại tâm đó, chứ chưa phải bỏ đi hết, nó còn rất nhiều nhưng nhiều học viên có lẽ quá chủ quan, cho rằng mình làm được nhiều, mình tu chắc cũng phải tốt rồi, thậm chí còn lấy số năm tu ra để tự huyễn hoặc là mình cũng tu tốt, hoặc được các học viên xung quanh khen tụng, "bơm thổi" rằng bản thân tinh tấn nên cũng tự cho rằng mình tu tốt lắm. Thực chất nó giống như học sinh đi học, có người thì lên cấp, nhưng có người mãi vẫn chỉ lưu ban một lớp, họ học mãi vẫn chưa thể lên lớp nhưng họ đã đi học 5 năm, so với người mới đi học thì họ có thể có thời gian học nhiều hơn nhưng rốt cuộc vẫn chỉ là ở lớp đó chứ chưa lên lớp.
► VẤN ĐỀ 04:
Không nên thái quá trong việc đọc các bài chia sẻ tâm đắc thể ngộ. Tất nhiên, chúng tôi không phủ nhận rằng những chia sẻ đó là tốt cho việc tu luyện, nhưng nó cũng là con dao hai lưỡi, bởi tu là phải căn cứ theo hoàn cảnh đặc điểm địa phương mình đang sinh sống, dựa theo Pháp mà hành, chỉ có theo Pháp mới là đúng đắn và không bị sai lệch. Nếu tùy tiện đọc và làm theo những gì trong bài chia sẻ, hiểu không đúng vấn đề hay do tâm hoan hỷ biết được nhiều thứ mà ít người biết mà khởi lên là không ổn rồi. Nhiều vị về sau rất thích đi đọc các bài chia sẻ, thành ra họ tu theo thể ngộ từ các học viên trong bài chia sẻ đó, chứ không tự mình có chính kiến giải tự thân do nền tảng tư duy theo Pháp được xây dựng chắc chắn. Nhiều đối tượng còn dùi vào các bài chia sẻ mà kích động học viên đi ra làm các việc quá khích, họ thấy bài chia sẻ đó quá đúng, quá hay, do quá nhiệt huyết, cảm tính lấn át lý tính mà không cân nhắc hoàn cảnh, khả năng, năng lực và mức độ lý giải có đúng hay không đã vội vàng ra làm các việc cực đoan, dẫn đến tổn thất không nhỏ cho việc tu luyện của bản thân. Thử lấy ví dụ, một doanh nghiệp kinh doanh trong một đất nước A có hành lang Pháp lý lỏng lẻo, dễ lách luật nên ứng dụng được nhiều phương thức để sinh lợi, nhưng những điều đó chỉ áp dụng được trong đất nước đó thôi; còn trong một đất nước B mà hành lang Pháp lý chặt chẽ, luật Pháp rất hoàn thiện thì nếu đem những gì mà doanh nghiệp tại đất nước A kia đem ra áp dụng thì hậu quả sẽ ra sao? Nhẹ thì bị chính quyền đất nước B phạt vì vi phạm pháp luật, nặng thì có thể bị khởi kiện do cạnh tranh không lành mạnh và nguy cơ phá sản doanh nghiệp.
Những thứ như tiên tri, ảnh chụp Pháp Luân hay Hoa Ưu đàm v..v Đại khái là bất cứ thứ gì vốn là siêu thường thì học viên đừng nên tùy tiện chấp trước vào đó, thậm chí đừng nên đem ra quảng bá chứng minh tính siêu thường của Đại Pháp. Tại sao lại như vậy? Chúng tôi thể ngộ rằng cõi người vốn là cõi mê, con người muốn thoát khỏi cõi mê thì cần phải dựa vào ngộ, liệu họ có thể chấp nhận những thứ vốn không thuộc về cõi người hay không? Nếu cái gì cũng biểu hiện rõ ràng hết thì họ cần gì ngộ? Chẳng phải ai ai cũng sẽ thấy Đại Pháp là gì rồi tiến vào tu luyện đó sao? Chúng tôi nghĩ là cần phải ngay chính trong hoàn cảnh cõi mê này mà khiến cho họ hiểu được sự tốt đẹp của Đại Pháp (theo nhận thức của người trong cõi mê) chứ không nên lấy những thứ siêu thường ra để khiến họ nhận thức. Vậy hỏi tại sao chư Phật không hiển hiện rõ ràng ra để hóa độ họ? Mà phải chuyển sinh thành người, sử dụng những phương thức nơi cõi người như là đi xin ăn, đi khất thực để khiến họ nhận thức ra được, để hóa độ chúng sinh? Sư Phụ trong bài Trị bệnh ở bệnh viện và trị bệnh bằng khí công - Chuyển Pháp Luân đã giảng rõ (đại ý) rằng phải duy hộ trạng thái của xã hội người thường - chúng tôi có thể ngộ nông cạn dựa trên lời giảng của Sư Phụ đó là Pháp lý nơi cõi người vốn không nên tùy tiện vi phạm mà thậm chí còn phải duy hộ, đây là cõi mê và cứu người cũng phải thuận theo Pháp lý của cõi mê đó chứ không phải lấy những thứ không thuộc về cõi này để cứu người và ép người ta phải tin theo. Do đó, nếu muốn con người ta nhìn nhận tốt đẹp về Đại Pháp thì cách mà chúng tôi cho là bền vững và tốt nhất là thể hiện qua chính lề lối ứng xử, làm việc, sinh sống của chính mỗi từng học viên. Người ta thấy một người khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp mà trở thành người tốt thì tất nhiên họ sẽ thấy Pháp Luân Đại Pháp là tốt, lúc đó nếu giảng thêm về nguyên nhân của cuộc bức hại nữa thì có phải họ sẽ dễ dàng nhận ra và phản đối cuộc bức hại đúng không?
Ngoài ra, chấp trước vào việc nhìn thấy những thứ siêu thường như là Pháp Luân, hoa Ưu đàm, không gian khác, phụ thể hay thông qua chia sẻ của những học viên Khai Thiên Mục v..v thì đều tiềm tàng nguy hiểm, bởi những thứ đó Ma cũng có thể tùy biến ra được những thứ giả mà rất khó phân biệt. Học viên nếu không nghiêm túc thực tu cái tâm mà cứ truy cầu những thứ đó thì e là sẽ bị Ma dẫn dắt tu luyện sai lệch, rồi thì không khéo sẽ tự tâm sinh Ma. Đem những thứ đó ra nơi cõi người thì ắt sẽ có những thứ xuất hiện để duy hộ Pháp lý cõi người, ví dụ như học viên bảo tấm ảnh kia chụp Pháp Luân thì người không tu sẽ nói đó là do hiện tượng khúc xạ ánh sáng, ví như học viên bảo đây là hoa Ưu đàm thì người không tu sẽ nói đó là trứng côn trùng v..v.
Cũng nói thêm rằng, những bài viết liên quan đến tính siêu thường hay các hiện tượng siêu thường ở trên các Website Chánh Kiến hay Minh Huệ Net thì chúng tôi thể ngộ nông cạn rằng chỉ nên xem đó như là trợ giúp về tín tâm tu luyện. Nếu muốn chia sẻ có lẽ cũng chỉ nên nói trong nội bộ các học viên với nhau nhưng cũng cần thận trọng vì không khéo sẽ tạo ra chấp trước truy cầu những thứ siêu thường ở các học viên khác, chúng tôi nghĩ không phải cứ biết cái gì cũng nói hết ra. Chớ nên khởi tâm hoan hỷ cho rằng người không tu cũng cần phải biết hay thấy những thứ trong bài viết quá hay, quá đúng mà đem ra quảng bá lên mạng xã hội hay nói ra cho người thường nghe. Những thứ đó không phải là thứ thuộc về người thường, nên đừng tùy tiện đem ra quảng bá công khai ngoài xã hội hay trên internet, nếu làm không đúng mà khiến người ta vì vậy mà bài xích Đại Pháp do nghĩ rằng học viên Pháp Luân Công toàn tuyên truyền mê tín dị đoan thì vãn hồi làm sao? Học viên nên kiểm soát hành vi về phương diện này, tùy tiện không suy xét mà thích gì làm nấy là rất dễ tạo ra chướng ngại không đáng có lên con đường tu luyện của chính bản thân mình và khiến người xung quanh vì không lý giải được mà bài xích Đại Pháp. (Xem thêm bài viết tham khảo).
Vả lại, học viên là tu theo Đại Pháp chứ không phải tu theo những bài viết trên Chánh Kiến, Minh Huệ Net; không phải cứ đăng lên đó thì cái gì cũng đúng. Tu là phải dựa vào Pháp chứ không thể cứ chấp trước vào thứ gì khác. Lời chia sẻ của học viên có hay đến mấy cũng không thể được đặt ngang hàng với Pháp, nếu không thì ở góc độ nào đó thì cũng giống là học viên đang phạm phải "bất nhị Pháp môn"? Tuy là nói tu theo Đại Pháp nhưng thực tế là vô thức lấy những chia sẻ của học viên khác mà chiểu theo đó làm chứ không chân chính chiểu theo Đại Pháp mà hành. Nếu học viên không nghiêm khắc mà sắp đặt mối quan hệ này cho chính thì sớm muộn cũng sẽ nảy sinh vấn đề.
Học viên học Pháp nhưng nếu chỉ đọc cho nhiều mà không thực hành, thì có lẽ khó mà đề cao tâm tính lên được. Giữa lý thuyết và thực hành là luôn có sự sai biệt không nhỏ, nói về chấp trước thì dễ, nhưng làm đến mức buông bỏ trong mâu thuẫn thực tế thì không dễ đâu. Có người nhiều khi toàn tìm cớ né tránh mâu thuẫn, tuy có Nhẫn nhưng là ép cái chấp trước đó vào sâu (và khoác thêm lên nhiều lớp vỏ che đậy) bên trong chứ không thực sự là buông nó đi. Hơn nữa lại còn tăng sự giảo hoạt trong tâm.
► VẤN ĐỀ 05:
Việc chứng thực Pháp, hồng Pháp không nên tùy tiện thích gì làm nấy, bạn nên tham khảo kỹ những hiện tượng phá hoại ở môi trường Việt Nam từ trước tới nay. Sở dĩ nhiều người thời nay có biểu hiện khá tiêu cực khi nghe nói đến Pháp Luân Công chính vì những sự việc phá hoại cũng như do nhiều học viên chứng thực Pháp cực đoan trong những giai đoạn trước đây gây ra, nên cần thông cảm và nhìn nhận khách quan chứ không nên đổ hết lỗi lên nhận thức của con người trong xã hội, việc gì cũng có nguyên nhân đằng sau của nó. Không nên vì thấy người ta hễ nghe thấy Pháp Luân Đại Pháp liên bài xích mà khởi tâm sân hận hay bỏ cuộc, cần phải đứng ở góc độ của họ mà cảm nhận thì mới có thể giúp họ thấy được sự tốt đẹp của Pháp Luân Đại Pháp. Hãy lấy chính hành vi công chính, lời nói, lối sống và kết quả làm việc do tu luyện Đại Pháp ra để chứng minh cho họ thấy học viên Pháp Luân Công là tinh anh của xã hội chứ không cần thiết phải nói thuyết quá nhiều.
Có một số học viên, khi tiếp chuyện với người ngoài xã hội mà vốn đã bị hiểu nhầm, hiểu sai về Đại Pháp (do quá nhiều học viên cực đoan không lý trí gây ra trước đó) lại không ý thức ra nút thắt, điểm chốt của vấn đề, thế là cho rằng người ta là người xấu, là không cứu được, là can nhiễu v..v. Một số học viên thêm dầu vào lửa đến mức còn lấy cả Pháp/Thơ của Sư Phụ ra để dọa người ta, còn mắng chửi cả người thân của mình. Pháp của Sư Phụ theo chúng tôi nghĩ thì không phải là điều được tùy tiện đem ra nói với người thường, cũng không thể sử dụng với mục đích bất hảo là đe dọa người khác do học viên sinh tâm oán hận vì họ không liễu giải chân tướng được như vậy, làm như thế cũng là bất kính với Sư Phụ (Tham khảo ví dụ thực tiễn) + (Link ảnh).
Thực tế, chính do bao học viên cực đoan, gây ra bao việc khiến người dân trong xã hội hiểu nhầm về Đại Pháp nhiều năm qua, thì đáng lý phải kiên trì ôn hòa mà giải thích, phải dùng chính bản thân mà chứng thực qua hành vi, lối sống chứ không thể qua nói suông, có như vậy mới gỡ dần được cái nút thắt kia, mới giải quyết đúng trọng tâm của vấn đề. Cứ đi đối đầu, đe dọa, mắng chửi lại người ta như thế thì hỏi cứu ai đây? Người ta có càng thêm phản cảm với Đại Pháp hay không?
Chúng tôi thấy rằng, muốn để người dân nhận thức tốt về Đại Pháp, nhất là trong bối cảnh họ bị hiểu nhầm, thì trước tiên cần phải thông qua tu luyện cơ bản một cách thực chất cũng như phải mất một thời gian nhất định mới đạt được, không thể nóng vội, càng nóng vội càng xôi hỏng bỏng không. Một khi họ nhận thức mình tu theo Pháp Luân Công thì họ sẽ để ý từng lời nói, hành vi của mình để nhận định xem môn Pháp này có tốt hay không? Nếu bản thân tỏ ra lập dị, khác người, hay nói những thứ khiến người ta không lý giải nổi thì chính là đang đi sang cực đoan, khởi tác dụng phá hoại Đại Pháp rồi.
Từ khi bắt đầu tu học thì chúng tôi nghĩ học viên nên hạn chế bình luận chuyện thời sự xã hội, nhất là trên các mạng internet dẫu nó là tốt hay xấu, rất có thể nhiều người do trái quan điểm với mình nên sẽ có suy nghĩ không tốt về mình và thậm chí những gì liên quan đến mình như là việc mình tu theo Pháp Luân Đại Pháp. Bản thân những việc xã hội xảy ra dẫu tiêu cực hay tích cực thì chúng tôi thể ngộ được rằng đó cũng là do thiên thượng an bài và có nguyên do đằng sau. Học viên có thể có quan điểm riêng nhưng chúng tôi nghĩ có lẽ chỉ nên để nó trong đầu thôi và không nên tùy tiện nói ra, dẫu sao đó cũng là những việc không có liên hệ gì đến việc tu bỏ tâm chấp trước của người tu, vốn là chuyện phiếm nơi xã hội thì không nên để tâm, có thể biết sơ qua nhưng có lẽ không nên quan tâm nhiều trừ phi những thứ đó liên quan trực tiếp đến công việc của học viên. Học viên có thể xem lại bài "Tu khẩu" mà Sư Phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân.
Nếu có nhiều học viên đều chứng thực Pháp xung quanh mình một cách lý trí, cứ kiên trì như vậy tự nhiên sẽ tạo nên hiệu ứng xã hội chứ không cần thiết phải làm những gì đao to búa lớn. Giúp người xung quanh thấy rõ vẻ đẹp của Đại Pháp qua lối sống của chính học viên hàng ngày từng chút từng chút một như mưa dầm thấm lâu. Một người mà làm tốt những việc xung quanh mình, nhiều người hơn thì sẽ thành như cấp số nhân, mỗi người thông qua mỗi ngành nghề, hoàn cảnh xã hội khác nhau, không có hình thức gì cụ thể, không có tổ chức, không có ghi danh, mà tự mỗi học viên tu luyện cho tốt, chứng thực Pháp một cách âm thầm lặng lẽ tại chính giai tầng xã hội của mình, theo chúng tôi nghĩ đó chính là con đường Đại Đạo vô hình!
► VẤN ĐỀ 06:
Vấn đề khá nghiêm túc nữa mà chúng tôi muốn khuyến nghị học viên mới đó là vấn đề tiền bạc, tài chính trong quá trình tu luyện. Thông thường học viên làm các hoạt động chứng thực Đại Pháp là tự bỏ tiền túi của họ ra, tất nhiên còn cần cân nhắc hoàn cảnh sao cho không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của họ, nhưng những gì họ làm là tự nguyện. Hiện có một số đối tượng chuyên đi in tài liệu hồng Pháp hay giảng chân tướng và đem bán ra trong nội bộ học viên, điều đó là sai trái và đi ngược lại với những gì Sư Phụ đã giảng trong Đại Pháp. Học viên có thể tìm nội dung phần Hỏi-Đáp liên quan đến việc "dùng tiền để mua tư liệu chân tướng ở các điểm tư liệu" trong bài Giảng Pháp tại Pháp hội Minh Huệ Net mười năm. Ngoài ra, Minh Huệ Tổng bộ cũng đã ra thông cáo về vấn đề thu tiền gây quỹ trong học viên là không được cho phép (Xem link). Cũng đã có bài viết phân tích về một số hiện tượng như vậy trong cộng đồng học viên hiện nay (Link 1) | (Link 2)
Do đó khuyến nghị học viên từ nay nên cẩn trọng khi nghe ai đó nói quyên góp tiền cho hạng mục hay gì gì đó. Chúng tôi được biết đã có hiện tượng hô hào học viên nào nếu không đi được thì quyên góp tiền cho những địa phương có hoạt động giảng chân tướng cho người Trung Quốc, chúng tôi khẳng định đó là hành vi sai trái và phá hoại Đại Pháp công nhiên (xem thêm một thông cáo nữa của Minh Huệ Tổng bộ về trường hợp tương tự - Link gốc). Học viên nếu muốn làm một hạng mục thì có thể tự bỏ tiền túi, nếu khả năng tài chính không đáp ứng thì không cần quá khiên cưỡng, cần tùy vào hoàn cảnh và năng lực mà làm, có điều kiện thì làm nhiều, nếu không thì làm ít, ở Việt Nam chúng tôi nghĩ cũng không cần thiết phải làm gì đó đao to búa lớn, chỉ cần làm tốt những việc quanh mình, chứng thực Đại Pháp qua sự tu luyện của bản thân là đã quá tốt rồi.
Ngoài ra, còn một số tình trạng học viên cho nhau vay tiền không liên quan đến mục đích chứng thực Đại Pháp (là vấn đề cá nhân giữa các học viên, không liên quan đến Đại Pháp), chúng tôi nghĩ rằng nếu họ vay tiền rồi sau đó trả ngay vì tại thời điểm đó chưa có tiền vì lý do khách quan (chưa rút được tiền trong thẻ, để quên tiền ở nhà v..v) thì có thể cho vay. Nhưng nếu là vì họ đang gặp hoàn cảnh khó khăn mà bản thân học viên muốn hỗ trợ họ nên chi trì cho họ vay tiền nhiều lần thì theo quan điểm của chúng tôi là không nên. Vì theo thể ngộ của chúng tôi, miễn là họ tu chân chính thì họ đã được Sư Phụ quản rồi, những gì xảy ra từ nay về sau trong quãng đời của họ là để họ tu luyện nên những khó khăn của họ trong cuộc sống rất có thể liên quan đến việc tu của họ, nếu bản thân học viên chen vào làm thay đổi an bài của Sư Phụ thì điều đó theo chúng tôi nhìn nhận là không nên làm. Ngoài ra cũng dễ tạo ra ở họ tâm lý ỷ lại vào sự trợ giúp của học viên khác.
Cũng có một số thành phần bất hảo không tu luyện nhưng lại trà trộn vào cộng động học viên để xin tiền, giả bộ là học viên lợi dụng cái tâm Thiện của học viên để trục lợi bất chính. Cũng có nhiều đối tượng là học viên đi vay tiền rất nhiều học viên, họ vay nhưng không nói rõ là họ đã từng vay những ai, kết quả là họ sống dựa trên tiền đi vay của các học viên đó và tất nhiên là vay nhưng không trả. Còn có trường hợp lợi dụng việc làm hạng mục để dụ dỗ học viên quyên tiền hỗ trợ, nhưng số tiền học viên quyên vào thì họ lại đem ra dùng chi cho mục đích cá nhân. v..v. Do đó, học viên cần cẩn trọng và không nên cung cấp tài chính tùy tiện cho học viên khác. Nếu ai hỏi vay tiền thì có thể bảo họ tìm những công ty cung cấp dịch vụ tài chính cho vay, tất nhiên vay như vậy phải chịu lãi, chỉ là họ lợi dụng học viên vay tiền nhưng không phải trả lãi và cũng không lo hẹn ngày trả nợ. Xin đưa ra một ví dụ cụ thể về trường hợp lợi dụng hạng mục Đại Pháp để trục lợi bất chính, lấy tiền của hạng mục để phục vụ mục đích cá nhân (Link chi tiết) (bổ sung).
Ngoài ra, về vấn đề lợi dụng hạng mục, lấy cớ là vì Đại Pháp, vì cứu người để quyên tiền bất chính trong học viên hoặc học viên bị lừa quyên tiền dẫn đến vô tình tiếp tay cho hành vi lừa đảo là đã được Sư Phụ nhắc rất nhiều lần trong các bài giảng.
1. Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010 -
Phần Hỏi/Đáp liên quan đến việc "Tài nguyên của Đại Pháp là quý báu, làm thế nào để toàn thể đệ tử Đại Pháp biết trân quý tài nguyên Đại Pháp?".
Phần Hỏi/Đáp liên quan đến việc "Liên quan đến Pháp Lý không tích tài vật".
Phần Hỏi/Đáp liên quan đến việc "Địa phương chúng con có một lần sau khi chiếu phim chân tướng, một người phụ trách đưa hộp đựng tiền đến bảo các học viên tài trợ.".
Phần Hỏi/Đáp liên quan đến việc "Xin hỏi Sư phụ, hiện nay các kênh thông tấn khi cần quỹ, có thể quyên góp lượng nhỏ từ người thường, công ty tài trợ được hay không?".
2. Giảng Pháp tại Pháp hội Minh Huệ Net mười năm - Phần Hỏi/Đáp liên quan đến việc "tiền để mua tư liệu chân tướng".
3. Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015 - Phần Hỏi/Đáp liên quan đến việc "xây dựng cơ sở Đại học Phi Thiên là cần quỹ lớn".
4. Giảng Pháp ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới [2014] - Phần Hỏi/Đáp liên quan đến việc "học viên lợi dụng hạng mục liên lạc với rất nhiều đệ tử toàn cầu".
5. Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2015 - Phần Hỏi/Đáp liên quan đến việc "Ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, mấy năm trước phát sinh những việc như thu tiền, diễn giảng loạn Pháp".
- Lưu ý: không được dùng phím "CTRL + F" để tìm mà phải đọc hết toàn bộ bài giảng vì nếu dùng sẽ bôi đen lên nội dung giảng Pháp của Sư Phụ.
- Tất cả các bài giảng Pháp được liệt kê bên trên nếu là viên mới tu được vài tuần hay vài tháng thì chúng tôi khuyến nghị là chưa nên đọc ngay, chỉ cần tạm ý thức là đừng tùy tiện quyên góp tiền cho các hạng mục hay tùy tiện cho học viên khác vay tiền.
- Xem thêm bài viết về vụ lừa đảo tiền mua vé học viên trong đợt bán vé khống Shenyun 2016 (Link chi tiết).
Cũng nói, không chỉ trong nội bộ cộng đồng học viên Pháp Luân Công tại Việt Nam đang tồn tại nhiều loại hình lừa đảo mồi chài tiền (như dụ mua sách, kinh văn lậu, tạp chí lậu, tài liệu hồng Pháp, thẻ nhớ, tour đi Pháp Hội v..v) thì hiện nay ngoài xã hội đang có rất nhiều hoạt động lừa tiền của người ta như đầu cơ sinh lời, quản lý tài chính, giao dịch tiền ảo v..v Đại khái họ thường vẽ ra viễn cảnh sinh lời cao và chỉ cần làm một số kỹ thuật đơn giản như ngồi theo dõi phần mềm nào đó là xong (Không bỏ công sức mà được tiền thì chả phải là "vô công mà thọ lộc", chả phải lấy Đức ra để trao đổi? Đức không dùng để tu luyện mà để đổi sang tiền bạc do muốn giàu nhanh?).
Kỳ thực, chúng tôi nghĩ hễ học viên mà có tâm tham tiền thì sẽ rất dễ bị Ma tâm dụ dỗ lôi kéo dính vào các loại hình này để rồi hậu quả là bị thiệt hại về tài chính và thậm chí còn nhiều thiệt hại khác nhưng không thấy được trên bề mặt. Lao động chân chính rõ ràng cần phải bỏ mồ hôi, thời gian, công sức để kiếm tiền, đó mới là đạo lý chân chính chứ không thể có chuyện làm giàu trong một đêm được. Chúng tôi có biết ở trong xã hội có rất nhiều trường hợp một người trúng sổ xố nhưng về sau lại chịu rất nhiều nguy hiểm, có lẽ vì họ đã tốn quá nhiều Đức hoặc phúc phận để trao đổi lấy số tiền lớn từ sổ xố đó. Học viên có thể tham khảo bài viết sau trên Minh Huệ Net (Link chi tiết) (Bài về tiền số hóa như Bitcoin, Onecoin, Flashcoin - Link chi tiết) (Bài về dụ dỗ đầu tư tiền thông qua mua cổ phần, cổ phiếu dưới danh nghĩa chứng thực Pháp - Link chi tiết).
► VẤN ĐỀ 07:
Học viên trong quá trình bắt đầu tu luyện có thể sẽ có người muốn tìm đến nhờ dạy Pháp Luân Đại Pháp, nhưng học viên sẽ bối rối không biết lấy sách ở đâu để đưa cho người ta. Thế là họ thấy một số nơi thông báo cung cấp sách Chuyển Pháp Luân tự in. Hoặc họ tự mình đi in giúp những người đó v..v. Kỳ thực thì nguyên tắc bản quyền là chỉ có 2 nguồn sách mà học viên có thể tiếp cận: (1) mua từ nhà sách có ký hợp đồng phân phối thương mại sách Đại Pháp với Sư Phụ Lý Hồng Chí. (2) đọc hoặc tự in trên mạng bằng máy in cá nhân nhưng chỉ dùng để đọc cá nhân và không phân phối ra ngoài. Nếu ở Việt Nam hiện đang không có nhà sách nào được phép xuất bản, phát hành hay cung cấp sách Đại Pháp thì học viên chỉ có thể (1) đọc online trên mạng, tự tải file về máy tính cá nhân để đọc hoặc (2) tải file về máy in ra bằng máy in cá nhân (chỉ in để bản thân đọc thôi, không in hộ ai). Những ai muốn học Đại Pháp thì theo chúng tôi cũng nên theo 2 phương thức như vậy. (xem thêm bài viết sau).
Những trường hợp già cả không đi lại được hay không biết in ấn cũng như người ở vùng sâu vùng xa thì theo chúng tôi nên tùy duyên và không nên cưỡng cầu. Rất nhiều người mới là viện cớ hoàn cảnh, nói không biết và ỷ lại vào học viên để nhờ họ đi in hộ mình, theo chúng tôi thấy không nên vì họ nói là họ muốn tập mà xem nhẹ nguyên tắc của Đại Pháp mà lờ đi vấn đề bản quyền của Sư Phụ. Nếu họ không ý thức rõ thì học viên có thể nói ra cho họ hiểu là không thể đi in hộ họ được vì vấn đề bản quyền, nếu đã nói rõ mà họ không muốn theo tập nữa chỉ vì học viên không đi in hộ họ thì minh chứng rõ họ không tôn trọng Sư Phụ, như vậy những trường hợp này không cần phải cưỡng cầu họ vào làm gì. Với ai cũng vậy, hoàn cảnh ra sao cũng vậy, cần tuân theo nguyên tắc, tôn trọng bản quyền của Sư Phụ, ở các quốc gia văn minh nếu chưa có sách thì họ cũng chỉ có thể đọc online trên mạng hoặc tự tải file về máy mà đọc hoặc tự in, họ rất nghiêm khắc vấn đề trên vì đó là thể hiện sự tôn kính Sư Phụ cũng như tôn trọng vấn đề bản quyền của Sư Phụ. Tất nhiên, nếu họ vẫn muốn tu nhưng thực sự không biết in thì bản thân học viên có thể giúp đỡ họ, chỉ cho họ cách in và đóng sách.
► VẤN ĐỀ 08:
Học viên mới trong quá trình tu luyện hay chứng thực Đại Pháp cần chú ý cẩn trọng trong việc lựa chọn lời nói và hành vi (xem phần Phụ Lục trong Đại Viên Mãn Pháp), vì rất dễ là học viên nói những điều trong Đại Pháp ra theo tiềm thức nhưng quên không nói rõ đó là Sư Phụ giảng như vậy trong Pháp. Nếu là lời của Sư Phụ thì nên nói rõ là Sư Phụ giảng như vậy, không được lấy những ngôn hành trong Pháp mà Sư Phụ giảng nói ra như thể đó là lời của mình, vì đó là hành vi Trộm Pháp. Học viên khi viết hoặc nói ra cách hiểu của mình từ Pháp thì phải nói hoặc ghi rõ là thể ngộ cá nhân của mình ngay kể cả chia sẻ giữa các học viên với nhau. Học viên khi viết bài chia sẻ kinh nghiệm thì cũng cần trích dẫn rõ Sư Phụ đã giảng như vậy tại bài nào và nên trích dẫn link gốc đến đó. Ngoài ra, học viên không được đăng các video, mp3, nội dung các bài giảng Pháp của Sư Phụ có trong trang www.vi.falundafa.org lên mạng xã hội như Youtube, Facebook vì đó là vi phạm bản quyền, các file âm nhạc khác như Phổ Độ, Tế Thế cũng vậy. Ngay kể cả chụp đoạn giảng đó trong sách rồi đăng lên cũng không được. (Xem link thông báo của Minh Huệ) - (Link khác). Việc lưu truyền các file sách Đại Pháp trên các dữ liệu điện toán đám mây như Google Driver, Dropbox v..v, một số còn tự chế ra file sách epub để đọc, tự thâu âm lời đọc Pháp của mình để nghe (không có lời giảng của Sư Phụ), chúng tôi cho rằng đều không được phép. Có một số học viên quảng bá ba chữ "Chân - Thiện - Nhẫn" nhưng lại không ghi rõ là của Pháp Luân Đại Pháp, đó cũng là hành vi trộm Pháp.
► VẤN ĐỀ 09:
Vấn đề về sắc dục đã được Sư Phụ giảng rất rõ trong Chuyển Pháp Luân - bài Luyện Công Chiêu Ma, trong bài giảng Giảng Pháp tại Manhattan [2006]; Giảng Pháp và giải Pháp tại Pháp hội ở trung tâm thành thị New York 2003, cũng đã được Sư Phụ nhấn mạnh tính nghiêm trọng của vấn đề này. Chúng tôi thể ngộ nông cạn dựa trên lời giảng của Sư Phụ rằng tại phương diện này mà học viên không có sự nghiêm túc thích đáng thì rất có thể sẽ tự mình tạo thành những chướng ngại to lớn trên con đường tu của mình trong tương lai. Vì sự nghiêm trọng của vấn đề sắc dục nên chúng tôi buộc phải nhấn mạnh từ đầu (thậm chí có phần hà khắc trong mắt người mới tu). Đã có nhiều bài học về việc học viên do không nghiêm khắc tu bỏ tâm sắc dục, giấu diếm với người xung quanh mà phải bỏ mạng. Chúng tôi xin không đưa ra chi tiết những học viên đó rơi rớt ra sao mà chỉ xin đưa ra một bài viết có ý cảnh tỉnh (Link).
Về vấn đề sắc dục mà chúng tôi đề cập đến không phải có ý nói rằng mọi người trở nên cực đoan trong quan hệ nam nữ (như là vợ chồng nhưng không có hoạt động sinh hoạt nào hết - tất nhiên, sau này khi tu lên tôi nghĩ sẽ có thể có những trạng thái khác nhau, có thể sẽ càng ngày càng coi nhẹ, tiết chế dần đi, ở đây là nói về tình huống phổ thông) hay là cổ xúy nam nữ không lấy vợ lấy chồng, mà ý của chúng tôi là muốn nói về tính chính thường, về việc giữ vững tiêu chuẩn đạo đức trong mối quan hệ giữa nam và nữ mà chư Thần đặt ra cho con người.
Nói ví dụ đơn giản, chúng ta không thể như hình thức xã hội thời nay vốn cổ xúy lối sống buông thả như "thủ dâm", "tình một đêm", "sugar baby", "ăn cơm trước kẻng - quan hệ tình dục trước khi đăng ký kết hôn", "chung chạ ngoại tình", thích thì "ly hôn", cổ xúy "đơn thân nuôi con" [Single Mom, Single Dad], "sống thử", "nam nữ không phải vợ chồng mà tùy tiện ở/nằm chung phòng", "sống như vợ chồng mà không cần đăng ký kết hôn (thậm chí đã tổ chức tiệc cưới nhưng vẫn chưa đăng ký kết hôn)", bây giờ trong giới thanh thiếu niên còn rộ lên các dạng thức biến dị như "FWB" (Friends with benefits) [Ý là mối quan hệ chỉ để thỏa mãn vấn đề tình dục mà không bị ràng buộc gì]; thậm chí không ít học sinh/sinh viên còn chuộng cách nghĩ thời nay không cần giữ gìn - Quen nhau là "đi hết bến" [tức là quan hệ tình dục] còn chuyện tình cảm hồi sau mới tính (Có những học sinh mới quen nhau vài ba hôm, chưa thể gọi tên mối quan hệ đã dẫn nhau đi nhà nghỉ), có những vị còn xem việc quan hệ tình dục với nhiều người khác giới là thành tích đáng tự hào v..v.
Đó là những hành vi mà theo quan điểm khuyến nghị của chúng tôi thì học viên tuyệt đối không nên mắc phải, nếu không thì chúng tôi chỉ e rằng học viên sẽ gặp quá nhiều chướng ngại và thậm chí có thể gần như không thể tu luyện tiếp được vì đã làm ô uế thanh danh người tu luyện Đại Pháp. Những hành vi đó là phản ánh sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận không nhỏ người trên thế giới hiện nay. Theo hiểu biết của chúng tôi nó cũng là phản ánh việc bị ma Dâm Dục cũng như các chấp trước về Sắc dục thao túng điều khiển chủ nguyên thần của người ta quá mạnh mẽ.
**Tham khảo một số điển tích và giáo huấn thời xưa:
-
Hệ quả của sắc dục: Link 1, Link 2, Link3, Link4, Link 5, Link 6;
-
Điển tích người xưa về cảnh giới sắc dục: Link 7, Link 8, Link 9, Link 10, Link 11;
Lưu ý: Chúng tôi dẫn ra một số ví dụ thời xưa trên đây để học viên hiểu rõ hơn về sự nguy hại của tâm sắc dục. Còn bản thân học viên khi tu là phải lấy sự chỉ đạo của Đại Pháp làm tiêu chuẩn tâm tính chứ không phải là lấy những tiêu chuẩn mà Thần quy phạm cho người thường ở các điển tích bên trên. Người tu luyện theo thiển ngộ của chúng tôi thông qua học Pháp thậm chí còn phải làm tốt hơn cả người thường, tiêu chuẩn thậm chí còn phải đề cao hơn rất nhiều.
Theo đó, người xưa quan niệm rằng người có vợ/chồng rồi mà chỉ cần có ý niệm tà dâm với người khác ngoài vợ/chồng mình thì chưa cần khởi hành vi ngoại tình thì cũng đã bị Thần khép vào tội ngoại tình rồi; Tức là tiêu chuẩn mà Thần quy định cho con người, nhất là về phương diện sắc dục này là rất nghiêm khắc. Theo lời cổ nhân thì dưới âm phủ, tội tà dâm do quan hệ nam nữ bất chính bị xử rất nặng, phúc lộc của tổ tiên để lại cũng vì vậy mà tiêu hao cực nhanh, sau còn có thể di họa cho đến nhiều đời con cháu.
Hơn nữa, phạm vào vấn đề sắc dục, kể cả có là vợ chồng mà không điều tiết thì theo chúng tôi được biết cũng ảnh hưởng không nhỏ đến trí tuệ và sức khỏe của người ta. Người mà thường trong đầu hay liên tưởng đến chuyện tà dâm, tơ vương tình cảm trai gái thì thông thường được phản ánh lại là thần trí sa sút, khó tập trung, đầu óc thường cảm thấy trống rỗng, không thể tư duy sâu vào các vấn đề, làm công việc thì bị giảm hiệu quả. Người mà quan hệ tình dục quá đà thì ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể, hay ốm yếu, uể oải, tóc rụng, xương cốt rệu rã có khi đứng cũng không vững; Có người thậm chí bị tình trạng già hóa đến mức thành như "ông cụ non", mới 30 mà nhan sắc tàn tạ xuống như ông lão 80, đó chẳng phải do cơ thể bị tiết ra quá nhiều trong khi quan hệ tình dục nên mới trở nên như vậy?
Ví như người nam đã có vợ ra ngoài đường thấy một nữ nhân ăn vận xinh đẹp (hoặc ảnh nữ nhân ăn mặc khiêu gợi trên biển quảng cáo/video/truyện tranh) liền liếc mắt không rời và rất chú ý vào vị nữ nhân đó, thì kỳ thực tuy chưa biểu hiện ra hành vi và lời nói nhưng theo nhìn nhận của chư Thần thì đó đã là hành vi ngoại tình rồi, bởi vị nam nhân kia ắt phải có tâm sắc dục thì mới liếc nhìn vị nữ nhân kia không chớp mắt như vậy. Rồi một vị nữ nhân vì muốn đi theo mốt thời trang liền thích ăn vận hở da hở thịt, quần áo bó sát người, tóc tai nhuộm xanh nhuộm đỏ v..v và đi ra ngoài cảm thấy rất thu hút người khác giới, kỳ thực theo cái nhìn của Chư Thần là họ đã mắc tội cám dỗ và làm bại hoại đạo đức xã hội, khiến cho người ta khi nhìn họ mà khởi tâm dâm dục, từ đó mà cũng vô tình mà tạo nghiệp rất lớn. Thời xưa, phụ nữ có tiêu chuẩn đạo đức cao ăn mặc rất kín đáo, thậm chí còn cho rằng nếu để người không phải là chồng mình nhìn thấy rõ đôi chân của họ thì họ cho đó là hành vi bại hoại danh tiết; ngày nay thì nhiều nữ nhân kể cả đã có chồng thì lại càng khoe chân đùi ra thì càng hào hứng, càng hở ra bao nhiều thì càng thấy "hợp mốt", "hiện đại" bấy nhiêu; Thực tế là họ quá suy đồi về đạo đức rồi.
Giữa nam và nữ mà hành vi không ý tứ không ngay chính, lời nói sỗ sàng trêu ghẹo đùa cợt, tùy tiện ôm ấp đụng chạm, ánh mắt nhìn ngang liếc trộm, tư tưởng truy cầu hoan lạc với người khác giới hay truyền bá những văn hóa phẩm đồ trụy như sách báo, truyện tranh gợi dục, video có nội dung gợi dục giường chiếu, ảnh hotgirl, ảnh có nội dung liên tưởng đồi trụy v..v thì thảy đều là hành vi tà dâm tạo nghiệp cực lớn, làm bại hoại luân thường đạo lý; Nó sẽ khiến con người vì truy cầu, đọc và xem những thứ đó mà mắc tội nghiệp rất nghiêm trọng. Ngay cả giữa vợ và chồng thì nếu mâu thuẫn xảy ra cũng là vì giữa hai người có nghiệp lực cần tiêu trừ, chỉ vì một số mâu thuẫn không dứt được hoặc đơn giản vì thấy "không hợp tình cảm" hay "không đáp ứng nhu cầu" nên tùy tiện ly hôn, đó cũng là vấn đề nghiêm trọng và sai trái vì hôn nhân giữa con người là một vấn đề thiêng liêng. Minh huệ cũng đã từng có bài viết về quan hệ nam nữ và hôn nhân, các học viên có thể đọc để tham khảo (Link bài viết) và một dẫn chứng học viên tu được một năm đã phạm phải lỗi nghiêm trọng này ra sao (Link bài viết).
Thực tế những chuyện đau lòng trên cũng đã từng diễn ra trong số các học viên lâu năm, có những học viên thậm chí đã có gia đình rồi mà vẫn tiến hành quan hệ bất chính ngoài luồng với nhau (giữa các học viên, thậm chí tôi biết có người còn đi mua dâm công khai) vì không tu luyện nghiêm túc và không ước thúc dục vọng của bản thân; Có người thậm chí đã bị trừng phạt do gây ra quá nhiều nghiệp bất kể các phương diện khác họ có tu tốt thế nào, hễ phương diện này mà không nghiêm khắc thì đều khó tránh tai kiếp. Nó chỉ đơn giản từ những cái liếc mắt nhìn trộm, những sự quan tâm thái quá, những lời nói như thể hiện tình cảm nam nữ, những suy nghĩ quyến luyến tơ vương viển vông, thương thầm trộm nhớ, hay đi ra ngoài gặp người khác giới cũng chú ý tóc tai quần áo đẹp một cách thái quá v..v mặc dù biết đối phương đã có gia đình rồi (chính là dẫn dụ người ta ngoại tình, cũng tương đương với tội gian dâm theo con mắt của Thần). Có học viên mà tôi biết thậm chí vẫn còn qua lại một lúc tới vài người vợ, có người còn cặp bồ nhưng giấu rất kỹ. Về sau những người đó bị nghiệp bệnh mà qua đời, học viên xung quanh vẫn không hiểu vì sao người đó tu tốt vậy, trước đây từng vượt quan nghiệp bệnh mà giờ lại qua đời. Theo chúng tôi nghĩ thì nếu học viên biết lý do vì sao thì họ chắc hẳn sẽ không quá bất ngờ như vậy, bởi việc gì cũng có nguyên nhân của nó. Người thường do vô minh nên nếu mắc phải thì nhẹ là giảm phúc lộc thọ, nặng thì mất mạng và tuyệt tự; Người tu vốn ngay từ đầu đã phải ý thức rõ mà vẫn mắc thì tội nghiệp tạo ra còn kinh khủng hơn gấp bội lần so với người thường.
Trong thời xưa, khi tiêu chuẩn đạo đức của con người còn cao thì đến ngay giữa những người chưa lập gia đình khi yêu nhau thì họ cũng vẫn phải giữ phép tắc lễ nghĩa như nam nữ thụ thụ bất thân, cử chỉ tôn trọng lẫn nhau như đối với khách, không có hành vi sỗ sàng trọc ghẹo, tán tỉnh, liếc trộm hay ôm ấp như thanh niên thời nay. Chính vì đó mới là quy chuẩn làm người mà Thần đề ra. Chỉ là người trong xã hội càng ngày càng rời xa tiêu chuẩn Đạo đức đó và càng ngày càng vô minh mà tự tạo thêm nghiệp chướng cho chính mình, vì họ không tin, cho rằng đó là mê tín, lối sống phong kiến cổ hủ gò bó cản trở yêu đương trai gái nên mới càng lún sâu vào vũng lầy không thoát ra được.
Là học viên tu luyện Đại Pháp, chúng tôi nghĩ tiêu chuẩn về phương diện này vốn còn phải cao hơn nhiều so với người thường - Tất nhiên nói ra thì dễ, trong thực tế chịu những sự cám dỗ từ người khác giới, trong những hoàn cảnh khiêu gợi, tạo sự thuận lợi để kích động tâm dâm dục, sắc dục thì có giữ vững và bỏ chấp trước đi được không, hay lại thấy "hoàn cảnh thuận lợi" quá liền buông lơi và chủ động sa ngã? - Chúng tôi thấy lại không hề dễ một chút nào hết, hễ rơi rớt thì nghiệp tạo ra thông thường theo chúng tôi hiểu sẽ là cực lớn, hỏi liệu có tu tiếp được nữa hay không? Nếu tu không tốt không những gây hại cho chính bản thân học viên mà còn làm ô danh Đại Pháp, làm ảnh hưởng đến thanh danh của Sư Phụ.
► VẤN ĐỀ 10:
Đối với các học viên mới, trong quá trình học Pháp luyện công có thể sẽ phát giác ra một số học viên khác hay ngồi tĩnh và dựng tay trước ngực hay chụm hai tay vào như hoa sen trong khoảng 5-10 phút gì đó. Thì hoạt động này, theo chúng tôi hiểu trong cộng đồng học viên Pháp Luân Công được gọi là "Phát chính niệm". "Phát chính niệm" có 02 thế tay, học viên có thể tìm hiểu thêm tại (Link 1), (Link 2).
Thực tế, việc phát chính niệm này theo chúng tôi khi học Pháp thì được biết Sư Phụ có giảng rất rõ (đại ý) rằng: học viên mới thì chưa cần thiết phải phát chính niệm, vì học viên mới học Pháp, chưa có năng lực lớn, cần có một quá trình. (Giảng Pháp và giải Pháp tại Pháp hội ở trung tâm thành thị New York 2003).
Do đó, chúng tôi hiểu rằng nếu là người mới bắt đầu vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, thì trước nhất nên tập trung dành thời gian học Pháp luyện công cho tốt, cố gắng hiểu rõ tu luyện là gì và thực hành nhiều trong đời sống hàng ngày. Bắt đầu từ đọc Chuyển Pháp Luân ngày qua ngày, có thời gian thêm thì đọc Tinh Tấn Yếu Chỉ, Chuyển Pháp Luân (quyển 2), Đại viên mãn Pháp v.v; Sau này khi đã nắm rõ được các đầu sách vừa kể trước đó thì học viên có thể bắt đầu đọc thêm các Kinh văn trước năm 2000. Khi đọc hiểu rõ các Kinh văn trước năm 2000 rồi, đã có sự lý giải Pháp sâu hơn, thực sự hiểu tu luyện là gì và áp dụng thực hành nhuần nhuyễn tương đối rồi thì chúng tôi nghĩ bắt đầu mới nên chuyển sang đọc Kinh văn sau năm 2000. Lúc này có lẽ mới là lúc phù hợp để học viên thực sự cần tìm hiểu về "Phát chính niệm".
Tất nhiên, chúng tôi không có ý định áp đặt, định hướng ai ở đây mà chỉ chia sẻ kinh nghiệm lại như vậy; Học viên mới có thể tùy ý tham khảo hoặc không. Trong quá trình tiếp xúc với nhiều học viên tại Việt Nam, chúng tôi đã thấy hậu quả của việc cố ý muốn tu nhanh, tu tắt, muốn nhanh trở thành giống như người tu khác trong khi nền tảng chưa vững đó ra sao. Biểu hiện đơn giản nhất: Đó là lý giải Pháp lẫn lộn, những vấn đề thuộc về phạm trù tu cá nhân thì lại toàn đem Pháp lý được Sư Phụ giảng sau thời bức hại ra, cho là bị Cựu thế lực bức hại, bị can nhiễu chứ không cho rằng việc tu của bản thân có vấn đề nên mới gặp phải hiện tượng như vậy, tức là điểm không trúng chỗ cần giải quyết mà bị dẫn đi sai lệch.
Càng về sau học viên càng cảm thấy bế tắc, cảm thấy bị stress do lý giải không thông những gì mình gặp phải, tu luyện không lên nổi. Càng như thế, học viên lại càng cảm thấy lo lắng, e ngại mình tu không đúng. Thế là vì không có nền tảng vững trong lý giải Pháp lý, không biết mình đang gặp vấn đề gì, lại hướng ra ngoài hỏi học viên khác (hay học viên lâu năm), đi nghe ngóng chia sẻ, nghe thể ngộ của nhiều học viên để tìm cách giải quyết vấn đề của mình; Họ tưởng nghe nhiều người tu lâu thì họ cũng đề cao lên nhanh, kỳ thực theo chúng tôi thì đó là cách nghĩ sai lầm, tu luyện chúng tôi hiểu là bản thân phải qua mâu thuẫn thực tế mà bỏ chấp trước, cứ nghe chia sẻ thì bỏ chấp trước kiểu gì đây? Như thế khác gì nằm Sofa mà vẫn đề cao tâm tính? Nghe nhiều nhưng bản thân không hiểu rồi áp dụng bừa còn nguy hiểm hơn vì có nhiều vị có thể còn ngộ sai lệch rồi nói thuyết lung tung. Hậu quả là những vấn đề đó có thể còn phản ánh vào hoàn cảnh sống của học viên. Học viên cứ áp dụng dập khuôn chia sẻ của người tu khác nhưng lại cảm thấy rất nhiều mâu thuẫn của bản thân hoặc với người xung quanh không hiểu vì sao không thể giải quyết nổi, rất nhiều quan cảm thấy gần như khó mà vượt qua nổi. Các vấn đề nảy sinh cứ tích dần vào đó rồi đến độ sẽ khiến học viên mất phương hướng, không biết tu thế nào nữa, rồi tất yếu sẽ mất dần niềm tin vào Đại Pháp, có những trường hợp sau đó nhẹ thì bỏ tu, nặng thì bị dẫn dụ theo hướng tà ngộ, chuyển sang phá hoại Pháp mà không tự biết.
Thông thường, tùy vào từng đặc điểm của mỗi học viên mà chúng tôi nghĩ việc nhận thức tu luyện là gì và áp dụng trong thực tiễn sẽ có sự nhanh chậm khác nhau, có người chỉ cần vài tháng, nhưng cũng có người phải đến hàng năm mới thực sự hiểu rõ tầm quan trọng của tu luyện, ý thức rõ tu luyện là như thế nào. Chúng tôi có tìm hiểu thì thấy rằng đến ngay cả học viên bên Trung Quốc trước đây khi chưa bị bức hại bởi ĐCSTQ, họ có khoảng 6-7 năm để làm tốt những việc này (từ 1992-1999), chỉ sau khi cuộc bức hại bắt đầu (từ 20/7/1999) thì họ mới được Sư Phụ giảng về Phát chính niệm và các hoạt động khác như giảng chân tướng - Tức là để hình thành nền tảng cho tu luyện để sau này lý giải được về Phát chính niệm đó có thể phải mất vài năm (tất nhiên không phải là tuyệt đối ai cũng phải cần vài năm, chỉ là theo quan điểm của chúng tôi nhìn chung là như vậy).
Thực sự qua những gì chúng tôi đã tự mình trải nghiệm, chỉ đơn giản là nắm vững những gì được giảng trong Chuyển Pháp Luân rồi áp dụng thực hành trong đời sống hàng ngày thôi cũng đã đủ toát mồ hôi rồi. Qua thực tiễn khảo nghiệm trong đời sống, giao tiếp giữa người với người, công việc, học hành v.v mà chúng tôi thể ngộ là do Pháp thân Sư Phụ an bài, va vấp liên tục và trượt ngã không ít thì chúng tôi mới dần hiểu rõ và thấm thía hơn lý do vì sao Sư Phụ giảng như vậy trong sách (trước đó chúng tôi có đọc nhưng không thực sự ấn tượng cho lắm, phải qua thực hành va vấp nhiều rồi chúng tôi mới ý thức rõ hơn lời Sư Phụ giảng). Quá trình này thực sự mất không ít thời gian, rất gian khổ, nói nghe qua thì dễ nhưng chỉ có tự mình trải nghiệm thì mới biết là không hề đơn giản. Chúng tôi nghĩ có lẽ phải mất đến hàng năm để một học viên thông thường tự mình xây dựng được một nền tảng vững chắc trong tu luyện cá nhân cũng như lý giải Pháp một cách có hệ thống.
Nếu học viên mới không chú trọng thực tu, nắm vững những nền tảng căn bản, lại nóng vội muốn chạy theo người tu khác, không muốn thua kém rồi cứ thế mà làm theo thì không chừng còn rước họa vào thân. Bởi việc "Phát chính niệm" này chúng tôi thông qua học Pháp hiểu được rằng không phải là việc đơn giản mà có thể thích gì làm nấy. Nếu lý giải Pháp không vững, rồi bị nhiều học viên dẫn dụ vào việc phát chính niệm cho những hoạt động sai trái, vi phạm pháp luật (tham khảo) hay do đi ngược lại với Pháp lý mà Sư Phụ giảng v..v, theo chúng tôi học Pháp được biết, thì hậu quả là không hề nhẹ. Trong Pháp Sư Phụ có giảng (đại ý, không nguyên văn) nếu mà áp dụng việc phát chính niệm cho mục đích sai trái, niệm đầu hễ động thì liền bị báo ứng hoặc đánh rớt tầng (Giảng Pháp tại Pháp hội Canada năm 2001).
Thực tế trong môi trường tu luyện hiện nay, rất nhiều học viên mới theo chúng tôi thấy cũng vì bị cái tâm tật đố không muốn thua kém, cầu danh muốn thể hiện mình là đặc biệt/khác người thao túng tư tưởng, muốn đốt cháy giai đoạn - họ bị những chấp trước trong tư tưởng đó dẫn dụ mà không tự biết, nhưng họ vẫn nghĩ đó là mong muốn chủ quan của họ; Có khi vẫn còn không hiểu tu luyện là gì (tức là nhận ra những mong muốn đó là do các dạng tâm chấp trước điều khiển, không phải do bản thân chủ nguyên thần người tu muốn vậy, qua đó chủ động bài trừ những chấp trước đó trong tư tưởng), có những việc Sư Phụ giảng không được làm nhưng vẫn bỏ ngoài tai do học Pháp không kỹ (hoặc do bị tâm chấp trước điều khiển đến mức chủ nguyên thần của học viên mất cả lý trí, cố tình lờ đi yêu cầu của Sư Phụ). Dần dà, họ bị dẫn đi phát chính niệm cho những hành vi sai trái, điển hình như phát chính niệm cho một hành vi vốn là đi ngược với yêu cầu của Sư Phụ (tham khảo).
Nhìn thoáng qua bề mặt thì những vụ việc đó có thể dễ khiến học viên mới tưởng là tốt, mục đích là giúp học viên khác đang gặp khó nạn, nhưng chiểu theo Pháp lý thì là sai. Do đó, nếu không thực tu cho vững, nắm vững Pháp lý để đối chiếu mà vội vàng muốn phát chính niệm, tùy tiện nghe theo người khác thì hậu quả có thể rất khôn lường. Không phải ai vào tu cũng là người tốt hay có ý muốn cải biến thành người tốt, đã có nhiều ví dụ điển hình về những thành phần khoác áo người tu (thậm chí có uy tín trong cộng đồng) vào lừa đảo học viên quyên tiền để kiếm lời (Tham khảo); Có nhiều trường hợp còn tà ngộ cố tình đi dẫn dắt học viên không lý trí làm loạn (Tham khảo) v.v. Nếu học viên không cẩn trọng, cứ nghĩ nhiều người nói thế là đúng rồi tùy tiện nghe theo, tin theo đám đông nhưng lại không dùng Pháp lý để đối chiếu thì rất dễ là học viên sẽ tự "phí hoài công sức tu luyện" từ trước đến giờ.
Chúng tôi hiểu người tu là phải tu theo Pháp, chứ không phải tu theo người khác. Học viên muốn nói gì, làm gì thì chúng tôi nghĩ rằng đều cần dựa vào Pháp mà đối chiếu xem có nên làm hay không? Chứ không phải bản thân thích gì làm nấy, hay thấy điều gì đó là tốt theo mong muốn chủ quan thì liền làm. Những gì bản thân thấy tốt đó, chiểu theo Pháp có thể không nhất định là tốt. Thực tế thì nhiều người tu lâu mà phát chính niệm đó, học viên mới có thể tưởng họ là tu lâu nên họ nói gì cũng tin, có trường hợp kỳ thực tu lâu nhưng hỏi họ vài câu về tu luyện là gì, xem cách họ trả lời là biết ngay họ có tu thật hay không? Vào tu lâu nhưng không có nghĩa là họ hiểu tu luyện là gì, chúng tôi từng trải nghiệm thực tế và thấy là có nhiều người giai đoạn đầu vào tập là vì phong trào, ông này bà nọ lôi kéo nhau vào tu cho có hứng thú, thời gian lâu thì họ được gọi là học viên lâu năm, nhưng không nhất định họ là người tu luyện chân chính. Có khi một điểm luyện công khoảng 20-30 người nhưng thực sự tu luyện thì chỉ vài ba người mà thôi.
Nếu học viên không muốn bị lừa, bị dẫn dụ tự hại chính mình thì theo hiểu biết của chúng tôi, chỉ có cách duy nhất là học Pháp cho chắc, thường hằng thực tu tâm tính, nắm Pháp lý cho kỹ, đi chắc từng bước chứ đừng chạy theo người khác và phải quen với việc làm gì, nói gì cũng phải lấy Pháp ra mà đối chiếu. Có nhiều trường hợp học viên chúng tôi biết là còn dám bịa đặt lời Sư Phụ, lan truyền khẩu dụ giả; Hay còn bịa ra lời giảng của Sư Phụ (nhưng trong Kinh văn hay sách Sư Phụ chưa từng giảng như vậy). Có trường hợp còn đoạn chương thủ nghĩa, bẻ cong lời Sư Phụ đi dẫn dụ học viên đả phả chính quyền Việt Nam. Cho nên, tu luyện trong bối cảnh hiện nay chúng tôi thấy phải hết sức cẩn trọng, đi không cẩn thận, tu không vững, tùy tiện nghe theo người khác, thích gì làm nấy là rất nguy hiểm.
► VẤN ĐỀ 11:
Hiện nay, đang có nhiều nhóm người cố ý phá hoại và đoạn chương thủ nghĩa các đoạn Pháp lý trong các Kinh văn để sử dụng nhắm vào hành vi cụ thể của họ như đi đả phá thể chế chính trị tại Việt Nam, một phần để làm cơ sở cho hoạt động phá hoại, một phần cũng để dụ dỗ và lôi kéo thêm nhiều học viên học Pháp không sâu - những người có sẵn tâm bất mãn với chính quyền hoặc học viên mới không rõ Pháp lý mà bị họ đem những hiểu biết loạn bậy tà ngộ, tự huyễn mình là "người đại căn khí", "là thần có sứ mệnh", "là chính Vương" v..v để mê hoặc và dẫn dụ học viên, đặc biệt đám người này rất chủ trương kích động ra làm các hành động "đấu tranh với chính quyền", "thoái đảng", "đả đảo ĐCS" v..v. Và bất kỳ đoạn Pháp lý hay kinh văn nào mà họ nói hay nêu ra cũng được soạn sẵn có chủ đích để hợp thức hóa hành động của họ.
Do đó, khi thấy bất kỳ ai kêu gọi hay dụ dỗ học viên làm tam thoái, hay Thoái Đảng, hãy tránh xa họ và cảnh báo đến các học viên xung quanh ngay khi có thể càng sớm càng tốt.
[Lưu ý: "Thoái Đảng" ở đây là nói về việc "tam thoái" (Thoái Đảng, thoái Đoàn, thoái Đội) thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (đối với người dân và học viên bên Trung Quốc); Còn ở Việt Nam thì căn cứ theo lời giảng của Sư Phụ tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006] (đại ý) thì học viên hiện không cần phải làm. Do đó, chúng tôi hiểu rằng ai lôi kéo học viên đi thoái Đảng tại Việt Nam (hay làm Tam thoái giống như bên Trung Quốc) thì đều là sai và đi ngược lại yêu cầu của Sư Phụ.]
Trên đây là một số khuyến nghị của chúng tôi dành cho học viên mới, tất nhiên đây là lời xuất phát từ sở ngộ còn hữu hạn của bản thân chúng tôi khi tu luyện theo Pháp Luân Đại Pháp, còn nội hàm của Đại Pháp là vô hạn, học viên là phải lấy Pháp làm thầy. Lời khuyến nghị nói ra thì có thể rất dài nhưng đó đều là những bài học được rút ra từ những sai lầm của những học viên đi trước (trong đó bao gồm cả chúng tôi).
Tất nhiên, chúng tôi xin nhấn mạnh lại là chúng tôi không có dụng ý áp đặt hay định hướng ai hết. Những gì chúng tôi nêu ra trên đây các học viên chỉ nên xem đó như là lời cảnh báo và góp ý về những sai lầm dễ gặp phải trong quá trình tu luyện, chỉ để tham khảo. Còn bản thân học viên trong thực tiễn tu luyện thì cần tự mình chú ý, cân nhắc một cách lý trí và giải quyết những vấn đề đó dựa trên Pháp mà Sư Phụ giảng. Chúng tôi hy vọng các học viên mới sẽ tu luyện tốt trong Đại Pháp.
KẾT THÚC