[24/02/2020] Đông Lai
Lời dẫn:
Sư Phụ trong bài “Thanh Tỉnh” – Tinh tấn yếu chỉ 3, đã giảng rất rõ (đại ý, không nguyên văn) rằng khi đã là học viên mà không chiểu theo yêu cầu của Sư phụ để hành xử, nhất định không còn là chuyện đơn giản; Cựu thế lực đối với tất cả các đệ tử Đại Pháp thì đều có an bài một bộ những thứ của chúng và nếu đệ tử Đại Pháp mà không chiểu theo yêu cầu của Sư phụ thì nhất định đang thực thi chiểu theo an bài của cựu thế lực.
Sư Phụ cũng từng giảng rất rõ (đại ý, không nguyên văn) trong bài Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010 rằng Cựu thế lực hoàn toàn không muốn con người được cứu vì cựu thế lực nhìn nhận rằng vũ trụ và chúng sinh đều không đạt nữa rồi, đều nên bị tiêu huỷ; Người tu luyện phải chịu khảo nghiệm khốc liệt và nếu đệ tử Đại Pháp mà tu không tốt liền bị đào thải, con người thế gian cũng như các chúng sinh khác là không được lưu lại.
Trong quá trình học Pháp của Sư Phụ, tôi có hiểu biết nông cạn rằng với bất kỳ một cá nhân nào, hễ là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công), mà nếu trong việc (1) tu luyện cá nhân lẫn (2) chứng thực Đại Pháp, không tuân thủ và thực thi đúng những gì mà Sư Phụ đã giảng – dù bản thân những người đó có nói họ có tâm nguyện tốt như thế nào đi chăng nữa, hoặc tu thời gian lâu thế nào đi nữa, biểu hiện tinh tấn thế nào đi chăng nữa thì rõ ràng – là những người tu đó thực tế vẫn là đang không thực thi chiểu theo yêu cầu của Sư Phụ, cũng tức là họ rất có thể đang thực thi theo an bài của Cựu Thế Lực, như thế chẳng phải tu mà như không hay sao?
Khi mà mục đích của Cựu Thế Lực như Sư Phụ đã giảng rất rõ (đại ý) là không hề muốn con người được cứu, thậm chí đào thải những học viên mà tu không tốt. Vậy thì vấn đề đặt ra ở đây chỉ đơn giản là: Nếu không tu theo Pháp thì có đúng là học viên đang tự hại chính mình (bởi Cựu thế lực) và nếu không tuân theo yêu cầu của Sư Phụ trong các hoạt động chứng thực Đại Pháp, rằng điều gì nên và không nên làm v..v thì thậm chí còn có thể hại cả con người trong xã hội đúng không?
Nội dung:
* DƯỚI GÓC ĐỘ CHỨNG THỰC ĐẠI PHÁP
Trong thời gian gần đây, khi nạn dịch virus Corona đang có dấu hiệu lây lan cao và diễn biến phức tạp hơn - Thì rất nhiều học viên tại Việt Nam, theo tôi thấy đã và đang tự mình đem cái nhiệt huyết, cái tâm huyết sôi sục muốn cứu người ra để làm nhiều việc chứng thực Pháp.
Tôi nghĩ rằng, học viên có tâm muốn chứng thực Đại Pháp thì cũng không có gì là sai. Tuy nhiên, có ý nghĩ đó trong đầu là một chuyện nhưng thực thi ra sao thì lại là một chuyện khác. Nói thẳng ra, họ khi muốn lựa chọn phương thức chứng thực Pháp thì tôi nghĩ trước đó cần phải căn cứ từ Pháp xem liệu có nên làm hay không? Có cần chú ý gì không? Có sai với Pháp hay không? v..v
Xét ở một góc độ nào đó, tôi thấy cũng gần giống như việc khi chúng ta muốn thực hiện một hoạt động kinh doanh, thì chúng ta cần căn cứ xem phải làm sao thực thi cho đúng luật, phải đảm bảo giấy tờ pháp lý đăng ký doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh đàng hoàng v..v rồi thì khi đã hoàn tất các thủ tục liên quan thì chúng ta mới có thể tiến hành hoạt động kinh doanh một cách chính tắc.
Tức là có ý tưởng kinh doanh trong đầu nhưng để thực thi được hoạt động đó thì cần phải hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan, xin giấy phép v..v (Đó là còn chưa kể đến việc xác định mục tiêu, chiến lược kinh doanh, nghiên cứu thị trường ra sao? Xem có khả thi để kinh doanh hay không?). Chứ không phải là hễ nảy lên ý tưởng kinh doanh là có thể tiến hành kinh doanh được luôn, nếu thực sự làm như vậy thì chắc chắn việc kinh doanh đó là vi phạm pháp luật.
Cũng gần tương tự, việc chứng thực Pháp mà nếu không cân nhắc kỹ yêu cầu của Sư Phụ, không xem xét kỹ điều gì nên hay không nên mà cứ tùy tiện thích gì làm nấy thì hỏi có khác chi hành vi loạn Pháp hay không?
Thực tế đáng buồn là ở Việt Nam thời gian vừa qua, học viên chứng thực Pháp rất nhiều, rất năng nổ nhưng xét kỹ thì lại không dựa trên Pháp, không tuân theo yêu cầu của Sư Phụ. Ví dụ như trong Pháp Sư Phụ giảng là không nên làm thì ở Việt Nam học viên cứ bất chấp làm cho bằng được, thậm chí khi có học viên khác khuyên can thì không những không tỉnh ra mà dừng lại, họ còn tỏ ra hăng hái hơn trước, còn nói rằng các học viên khác soi mói, phá hoại, cản trở việc họ cứu người.
Như đã trình bày ở bên trên, nếu một người tu mà không tuân thủ yêu cầu của Sư Phụ thì rất dễ là đang đi theo con đường của Cựu Thế Lực, mà con đường đó thì chính là hủy hoại chúng sinh. Nhiều học viên đang lầm đường lạc lối kia đã không tỉnh ra, không ý thức được việc họ đang làm là hại mình hại người, không biết dừng lại khi được khuyên can, trái lại họ vẫn cho rằng họ là đang đi cứu người, ai góp ý cho họ thì là phá hoại, cản trở họ. Như vậy thì tương lai của những học viên đó là sẽ đi đến đâu?
Có thể lấy một số ví dụ:
1. Về việc đem 9 chữ vàng ra quảng bá ở các nước ngoài Trung Quốc.
Đệ tử : trong tư liệu được phát ở Hồng Kông có câu chuyện ''mặc niệm Đại Pháp Hảo'' bệnh tật được tiêu trừ, khiến cho từng có du khách đến từ Đại Lục lầm cho rằng chúng ta tuyên truyền người bệnh không cần uống thuốc, mà niệm Đại Pháp Hảo là bệnh sẽ hết.
Sư Phụ có giảng (đại ý, không nguyên văn) là đối với thành thị hoặc ở ngoài Trung Quốc Đại Lục thì đừng làm như thế và mọi người cứ đường đường chính chính giảng chân tướng là được rồi.
Sư Phụ đã giảng rất rõ như vậy, ấy thế mà không ít học viên Việt Nam vẫn cứ thi nhau chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội rằng chỉ cần niệm 9 chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” thì sẽ thoát được bệnh dịch. Học viên khi được góp ý thì thông thường hay nói rằng họ có tâm tốt muốn cứu người chẳng lẽ lại sai, hay là họ ngộ đến đâu thì họ làm đến đó v..v
Nguồn: Tinh Hoa
Tuy nhiên là một học viên tu Đại Pháp, trách nhiệm của họ là phải tuân theo sự chỉ đạo của Đại Pháp, và khi Sư Phụ đã giảng rõ là không nên làm thì lại không thấy họ nói tới, họ cứ nói họ có tâm cứu người nhưng lại không hề cân nhắc vấn đề dựa trên Pháp thì có khác gì người thường làm việc Đại Pháp? Pháp giảng một đằng mà họ trong thực tế cứ làm theo một nẻo thì đó là loại ngộ gì? Ngộ lệch hẳn với yêu cầu của Sư Phụ thì đó liệu có phải là chính ngộ hay không? Hay là một dạng thức tà ngộ? Chẳng phải các học viên tu sai với Pháp của Sư Phụ kia đang dần tự biến mình thành các thành phần loạn Pháp? phá hoại Pháp?
2. Đăng tin dịch bệnh để giảng chân tướng trên các kênh thông tin truyền thông
Hỏi: Hiện nay trong giảng thanh chân tướng, chúng con có lấy những việc trong người thường, ví như tin tức về bệnh dịch, làm một nội dung giảng chân tướng, để làm tỉnh ngộ nhiều người ở Trung Quốc.
Sư phụ có giảng (đại ý, không nguyên văn) là học viên qua các kênh truyền tin giảng một cách công khai thì người thường không hiểu và trong xã hội do khoa học tạo ra này có rất nhiều người vốn không tin Thần, vả y học hiện nay cũng là một bộ phận của khoa học hiện đại; học viên nói về những điều ấy thì những người đó có thể không hiểu, rồi vì thế mà tà ác vin cơ hội ấy để vu khống; do đó không nên giảng công khai, có thể trong khi giảng thanh chân tướng thì chỉ rõ cho họ về vấn đề này.
Tôi nghĩ Sư Phụ đã yêu cầu rất rõ là đừng nên nói về dịch bệnh trong khi giảng công khai thì không ít học viên ở Việt Nam có vẻ như lơ đi và làm ngược hẳn lại. Một số thì tìm mọi cách chứng minh sự mầu nhiệm của Pháp Luân Công trong việc trị bệnh để rồi dẫn người ta vào tu luyện nhằm tránh dịch bệnh; Thậm chí một số học viên quảng bá sai lệch đến độ còn dễ khiến người ta nghĩ rằng học viên Pháp Luân Công cũng lại lợi dụng dịch bệnh để đi truyền đạo, tuyên truyền mê tín dị đoan v..v
Nguồn: Facebook
Theo thể ngộ của cá nhân tôi, ngoài việc Việt Nam phần đông người dân là theo thuyết vô thần, tin theo khoa học thì trong bối cảnh mà phía Nhà nước đang cho các hoạt động của học viên Pháp Luân Công vào tầm ngắm, lại cũng đang trong lúc chính quyền phải ra sức dập dịch. Dù thực tế với mục đích chính trị hay kinh tế mà phía chính quyền hành xử ra sao thì đó là vấn đề của phía chính quyền, chúng ta đến đây không phải đấu tranh chính trị mà là để cứu người.
Nếu chúng ta làm kênh truyền thông đăng tin giống như cái cách một số tổ chức đối lập với chính quyền làm - vốn ở góc độ của chính quyền họ sẽ rất dễ cho rằng là viết những bài đó là phá họ, làm mất uy tín của họ, đả phá chế độ, phản động v..v thì chẳng phải chính quyền Việt Nam sẽ vì nóng mắt mà đẩy mạnh hơn sự bài xích Đại Pháp trong toàn quốc hay sao? Lúc đó thì cứu người làm sao đây? Thực tế điều mà tôi lo ngại vốn đã xảy ra, dẫn chứng là ảnh phía dưới.
Nguồn: Báo VTC
Nguồn: Facebook Group
3. Đi ngược lại Kinh văn năm 2018 Sư Phụ gửi học viên Việt Nam
Sư Phụ đã giảng rất rõ (đại ý) là không được giảng chân tướng quy mô lớn (Nguồn). Thì học viên Việt Nam, một bộ phận không nhỏ vẫn cố tình làm ngược lại, vẫn thi nhau đăng tải các bài giảng chân tướng tràn ngập mạng xã hội lẫn các kênh truyền thông khác. Khi có học viên chỉ ra rằng làm thế là không đúng với Pháp, thì bộ phận học viên đó phản hồi đại khái như sau (đại ý): + Kinh văn Sư Phụ giảng cho học viên Việt Nam chỉ để thử lòng học viên Việt Nam mà thôi, vậy nên chúng ta vẫn cứ cần tiếp tục làm điều chúng ta cần phải làm, không có thay đổi gì.
Sư Phụ tôi nhớ đã giảng rất rõ (đại ý, không nguyên văn) trong bài "Một đòn nặng" rằng không nghe theo lời của Sư Phụ và không thể chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp mà làm thì có thể là đệ tử của Sư Phụ hay không? Đó chẳng phải là làm ngược lại với Đại Pháp? Đó chẳng phải là phá hoại là gì?
Ấy vậy mà ở đây là trong Kinh văn Sư Phụ giảng rõ, yêu cầu rất cụ thể rằng học viên Việt Nam cần phải làm gì thì một bộ phận học viên trong nước đã không chịu tuân theo cho đúng, lại bảo những yêu cầu đó của Sư Phụ là để thử lòng học viên? Trong nội dung bài Kinh văn đó cũng không có đoạn nào Sư Phụ nói là để thử lòng học viên cả; Vậy họ có phải là Sư Phụ hay không mà dám bảo Sư Phụ mất công viết hẳn ra Kinh văn yêu cầu cụ thể cho học viên Việt Nam như vậy là để thử lòng học viên? Chỉ là một người tu luyện nhỏ bé vốn mang đầy tâm người thường với quá nhiều nghiệp lực mà dám tùy tiện qua mặt Sư Phụ để định nghĩa, tùy tiện nói như thể đó là lời Sư Phụ như thế chẳng phải loạn Pháp thì là gì? Họ có phải vừa ăn gan hùm hay không mà không tính đến hậu quả do bất kính với Sư Phụ như vậy? + Kinh văn 2018 mà Sư Phụ gửi học viên Việt Nam chỉ có tác dụng trong năm 2018 thôi, năm 2019 giờ tình thế thay đổi rồi, cần phải căn cứ Kinh văn năm 2019 mà làm. Tuy nhiên kinh văn 2018 thì Sư Phụ gửi cụ thể đích danh học viên Việt Nam, còn Kinh văn 2019 là Sư Phụ giảng chung cho toàn thế giới, học viên cố tình lờ đi khi được Sư Phụ giảng cụ thể với tình hình Việt Nam cần thực thi ra sao, nhưng lại tuân theo răm rắp khi Sư Phụ giảng về tình hình chung. Ấy thế mà trong Kinh văn 2018 đó Sư Phụ không hề nói rằng thời hạn có hiệu lực của Kinh văn này là đến bao giờ.
Tôi nghĩ rằng một bộ phận học viên Việt Nam hẳn phải có lá gan mà vị trí cao hơn trán thì mới dám tùy tiện thay Sư Phụ mà định nghĩa Pháp - cho rằng Kinh văn năm 2018 đó đến năm 2019 là “hết hiệu lực”. Riêng về độ bất kính với Sư Phụ trong trường hợp này tôi e là bộ phận học viên đó đã đạt đến một cái ngưỡng quá kinh khủng.
Nguồn: Facebook Group
+ Ai núp bóng Kinh văn 2018 là có tâm sợ hãi Điều đáng buồn là, những học viên nào tuân thủ nghiêm khắc yêu cầu của Sư Phụ trong tình hình ở Việt Nam thì bị gán cái mác là có tâm sợ hãi? Học viên theo tôi hiểu rõ ràng là không thể nào mà cao minh được bằng Sư Phụ, điều Sư Phụ yêu cầu đối với tình hình tại Việt Nam thì ắt đã phải là an bài tốt nhất, toàn diện nhất. Tôi thể ngộ rằng chỉ có tuân theo an bài đó thì mới có thể khởi được tác dụng chính diện và việc cứu người mới đạt được hiệu quả cao nhất, cũng như là được Sư Phụ thừa nhận.
Nguồn: Facebook Group
Để hiểu rõ hơn được sự không sợ hãi, dám bước ra đó của họ - Dưới đây tôi xin đưa ra một số ví dụ thực tế mà một bộ phận không nhỏ học viên Việt Nam (vốn lờ đi yêu cầu của Sư Phụ trong Kinh văn 2018, bảo núp bóng Kinh văn 2018 thì là mang tâm sợ hãi) đang thực thi. Trong đó, một số thì được đăng tải trên mạng xã hội và được rất nhiều học viên vào like và share, một số thì được thực thi rầm rộ như phát truyền đơn quảng cáo, mời chào mua Bất động sản v..v ở khu dân cư hoặc cố tình tìm chỗ đông người rồi luyện công v..v:
Nguồn: Facebook Group
Nguồn: Facebook Group
Và dưới đây là bình luận của người thường về hành vi phát tờ rơi qua khe cửa của học viên:
Nguồn: Facebook Group
Nếu cố tình đi ngược lại Kinh văn 2018, vậy phải chăng những học viên cho rằng mình không có tâm sợ hãi kia có thể khởi tác dụng còn tốt hơn cả an bài của Sư Phụ? Rằng họ còn cao minh hơn cả Sư Phụ? Họ không tuân theo yêu cầu của Sư Phụ thì rõ ràng là đang đi theo an bài của Cựu Thế Lực phải không? Liệu đi theo an bài của Cựu Thế Lực thì có được Sư Phụ thừa nhận? Và việc họ làm có phải là đang cản trở an bài của Sư Phụ cho tình hình tại Việt Nam? Đó nếu không phải là cố tình loạn Pháp thì là gì đây? Ở góc độ khác, họ nói những ai tuân theo Kinh văn 2018 là có tâm sợ hãi thì cũng không hẳn là sai, là học viên thì tôi nghĩ cần phải biết sợ cái hậu quả khi bản thân không tuân theo Đại Pháp, không thực thi theo sự chỉ đạo của Đại Pháp. Còn nếu mang cái tâm cao ngạo, tự tôn cho rằng bản thân là thế này thế khác, xem nhẹ yêu cầu của Sư Phụ rồi cười cợt những ai nghiêm khắc tuân thủ theo Pháp thì tôi nghĩ những người đó thực sự khi Chính Pháp kết thúc thì có lẽ họ mới biết thế nào là sợ hãi. Tuy nhiên sự sợ hãi đó của họ có thể là rất lâu mới kết thúc, nó sẽ song hành cho đến khi nào họ hoàn trả xong hết những hậu quả mà khi họ do khởi tâm ngạo mạn, bất tuân theo Pháp gây ra.
Xét cho cùng, lối nói không sợ hãi mà một bộ phận học viên Việt Nam Tà ngộ sai lệch kia đưa ra bao biện - Nói trắng ra - không khác gì dạng thức "thiếu hiểu biết + nhiệt tình = phá hoại". Họ quả là không sợ hãi, nhưng hậu quả họ gây ra thì quá kinh khủng, vì Sư Phụ yêu cầu một đằng thì họ cứ ngộ ra cách làm ngược hẳn lại.
4. Giảng quá cao, đốt cháy giai đoạn nhận thức khiến người dân không lý giải được
Trong bài Giảng Pháp luân lưu tại Bắc Mỹ - Sư Phụ có giảng (đại ý, không nguyên văn) rằng giảng chân tướng thì không giảng cao, chủ yếu không phải để người ta hiểu rõ Pháp cao thâm là gì, trừ phi là người đặc biệt tốt. Khi giảng rõ chân tướng cho một người bình thường, chỉ nói là chúng ta bị bức hại, chúng ta chỉ là những người luyện công làm người tốt, người ta có thể hiểu được. Hiểu rõ chân tướng rồi, người ta sẽ thấy được tất cả tuyên truyền kia là vu khống ... Giảng cho người thường ở đạo lý nông cạn hiển hiện nhất, dẫu họ không thể tiếp thu đi nữa thì cũng có thể hiểu được, chứ không dễ làm cho họ hiểu nhầm. Học viên tu luyện sau một thời gian lâu như thế, lý giải Pháp là rất sâu sắc. Nếu học viên giảng về nhận thức cao tầng về Pháp, thì người thường không dễ mà hiểu được, lại dễ hiểu nhầm. Phải qua một quá trình tu luyện rất lâu thì học viên mới có thể nhận thức được cao đến thế; muốn người ta lập tức hiểu được cao đến thế, họ không lý giải được; do vậy đừng giảng cho họ cao như thế.
Tôi nghĩ Sư Phụ đã giảng rất rõ và rất dễ hiểu, ít nhất là ở bề mặt câu từ là không còn gì để mà lôi chữ "ngộ" ra đây nữa. Những tưởng học viên tại Việt Nam sẽ nghiêm túc tuân theo, thì một bộ phận không nhỏ hiện lại đang cố gắng giảng cao hết cỡ, nào là "đào thải dịch bệnh ở Trung Quốc là đang nhắm đến sinh mệnh thân Trung Cộng", thậm chí còn đem Pháp của Sư Phụ giảng cho học viên ra để cho người thường đọc như một hình thức giảng chân tướng v..v.
Nguồn: Facebook Group
Nguồn: Facebook Group
Nguồn: Facebook Group
Theo tôi hiểu, bây giờ người ta đầu tiên phải lý giải được tại sao lại có đại đào thải bởi Thần? Riêng cái vấn đề này thôi đã là không đơn giản để giải thích được dưới góc độ khoa học thực chứng ngày nay. Thêm nữa tại sao lại chỉ đào thải sinh mệnh có liên hệ với Trung Cộng? Tại sao không phải là một quốc gia khác?
Nếu học viên nói rằng đó là do Trung Cộng bức hại Pháp Luân Công, vậy người ta sẽ hỏi tại sao Pháp Luân Công làm gì mà để bị bức hại? v..v. Liệu trong một thời gian ngắn học viên có giải thích nổi những vấn đề đó hay không? Rõ ràng là không. Vì ở góc độ hiện tại của học viên thì những vấn đề đó quá dễ lý giải, nhưng ở góc độ người không tu thì lại không dễ lý giải, họ phải mất rất nhiều thời gian để thay đổi tư tưởng. Không cùng một hệ quy chiếu mà cứ ép họ phải nhận thức như thế không khác gì đốt cháy giai đoạn, giảng cao khiến họ vì không lý giải được mà cho rằng học viên tuyên truyền linh tinh, phản cảm, mê tín dị đoan giống mấy giáo phái Tân Thiên Địa.
Nguồn: Facebook Group
Có người còn quá đà hơn đó là lại tuyên truyền rằng "nơi nào thân với ĐCSTQ thì nơi đó trở thành điểm nóng của dịch Corona".
Như vậy hiện tại Mỹ không phải là nước thân với ĐCSTQ do thương chiến Mỹ-Trung phải không? Đến tổng thống Mỹ còn chỉ trích chế độ Cộng sản rất mạnh mẽ - Vậy tại sao Mỹ hiện lại đang là ổ dịch lớn nhất thế giới (*Cập nhât: tính đến ngày 03/04/2020)? Chẳng phải học viên tuyên truyền hồ đồ rồi tự giẫm lên chân mình hay sao? Đã không thể giải thích rõ, là điều chỉ nên giữ trong đầu, chỉ nên trầm tĩnh mà quan sát, ấy thế mà cứ mất hết lý trí rồi nói lung tung ngoài xã hội, không khéo để người có học thức họ vặn ngược cho cứng họng thì lúc đó cứu ai đây? Hơn nữa đăng những status như vậy trong bối cảnh đã và đang có rất nhiều người mà thân nhân chết vì coronavirus cũng như rất nhiều quốc gia đang phải oằn mình chống dịch, khả năng rất lớn là học viên sẽ chỉ tích thêm sự thù hận, oán phẫn từ phía dư luận xã hội mà thôi.
Nguồn: Facebook
Nguồn: Worldometers
5. Lờ đi cảnh báo của Sư Phụ trong Kinh văn 2018, liên tục làm những việc giảng chân tướng quy mô lớn, kích động học viên thực thi các hoạt động đối đầu với chính quyền
- Phát khẩu trang kèm tờ rơi niệm 9 chữ vàng:
Trong giai đoạn dịch bệnh do virus corona đang hoành hành tại Việt Nam, rất nhiều học viên đã cố tình tìm cách quảng bá Đại Pháp theo một phương thức trá hình, đó là phát kèm tờ rơi thông tin hay là khuyên người ta niệm 9 chữ để tránh dịch bệnh trong khi đưa khẩu trang miễn phí đến người dân.
Nguồn: Facebook Group
Theo quan điểm của tôi, trong bối cảnh chính quyền Việt Nam còn đang cho học viên Pháp Luân Công vào tầm ngắm, cũng như tại xã hội đã phát sinh không ít giáo phái tà ác như Tân Thiên Địa bên Hàn Quốc hay nhiều thể loại pháp môn khác cũng khuyên người ta niệm này niệm nọ để tránh dịch bệnh (ví dụ về chùa Ba Vàng) đã bị dư luận bài xích rất mạnh thì việc học viên phát khẩu trang kèm tờ rơi quảng bá Đại Pháp như trên là rất không nên.
Nguồn: Móng Cai GOV
Nguồn: Vietnamnet
Nguồn: Báo Bình Thuận
Thực tế thì đã có nhiều ca phát tờ rơi kèm khẩu trang đó đã bị chính quyền phát giác và xử phạt, có ca đã lên báo đài trong nước. Nếu học viên cứ tiếp tục làm, lại khiến chính quyền thêm nóng mắt rồi lại cứ bị cho lên báo thì hỏi làm như vậy có đúng là đang đi ngược lại yêu cầu của Sư Phụ trong Kinh văn 2018 đại ý là không được cử hành hoạt động giảng chân tướng quy mô lớn và không đối kháng? Lý do là vì học viên phát hàng trăm, hàng ngàn khẩu trang công khai ngoài đường có kèm tờ rơi giảng chân tướng thì hỏi đó là quy mô gì? Và để đến khi sự việc bị chính quyền phát giác và xử lý rồi mà nhiều học viên vẫn cố tình đi phát tiếp rồi lại để chính quyền xử lý thì có phải là đối kháng không?
- Cố tình lấy Pháp Luật, Hiến Pháp, nhân quyền ra để làm công cụ đối kháng, đối đầu với chính quyền khi bị can nhiễu, còn phổ biến cho học viên khác làm theo:
Nhiều học viên đã không ý thức được bản thân đã và đang thêm dầu vào lửa, làm tăng sự mâu thuẫn giữa Pháp Luân Công và chính quyền Việt Nam, vốn đi ngược lại yêu cầu của Sư Phụ trong Kinh văn 2018 là không đối kháng – Họ lại quay sang biện giải bằng Luật Pháp, rồi Hiến Pháp, rồi trích các vấn đề nhân quyền ra để cho rằng họ làm thế không sai. Thậm chí có học viên còn soạn sẵn một bộ hướng dẫn quy trình thủ tục Pháp lý và chia sẻ cho nhiều học viên khác biết để làm việc khi đi phát tờ rơi mà bị mời về đồn công an.
Nguồn: Facebook Group
Đúng Pháp Luật theo tôi hiểu chỉ là điều kiện cần, khi thực thi hoạt động chứng thực Đại Pháp thì còn cần phải tuân theo yêu cầu của Sư Phụ, nhất là ở Việt Nam đã có hẳn bài Kinh văn 2018 thì lại càng phải chú ý hơn nữa. Đằng đây, họ chỉ nhấn mạnh vào vấn đề nhân quyền, đúng/sai về Luật khi làm việc với chính quyền mà cố tình lờ đi những yêu cầu mà Sư Phụ đã đặt ra như không giảng chân tướng quy mô lớn.
Nếu phía chính quyền thấy học viên càng ngày càng tỏ ra bất kham, càng không thể kiểm soát được, ngược lại còn tỏ ra thách thức chính quyền, thậm chí lôi cả luật và hiến Pháp ra để tranh biện, cãi lý – Hỏi họ sẽ nghĩ ra sao? Hỏi họ có càng thêm nóng mắt, có càng thêm những suy nghĩ tiêu cực về Pháp Luân Công hay không? Và khi mà chính quyền đã phải nhận thức lại về các học viên, cho rằng các học viên có tư tưởng chống đối chính quyền, thích cãi lý, thì họ ắt sẽ xếp học viên vào danh sách “cần chăm sóc đặc biệt”.
Thực ra, theo quan điểm của tôi, bản thân đặc vụ Trung Cộng trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay, họ có thể chỉ cần đơn giản là trà trộn vào trong học viên, dùng các biện pháp kích động sự chống đối, sự hận thù của học viên để đối đầu với chính quyền là đã quá đủ để đạt mục đích phá hoại Pháp Luân Công. Một mặt họ ở bên trong học viên dụ dỗ đi phát càng nhiều tờ rơi càng tốt, thậm chí còn phân tích luật và hiến Pháp Việt Nam ra để học viên thấy rằng cứ phát thôi không có gì sai trái cả - Một mặt họ thông qua tình báo và ngoại giao tác động đến chính quyền Việt Nam, làm cho chính quyền Việt Nam thấy rằng học viên có dấu hiệu chống đối, thách thức, như thế là họ đạt được mục đích.
Khi này, chính quyền và học viên sẽ phải đối đầu lẫn nhau. Phía chính quyền thì vì nóng mắt nên càng đăng nhiều bài viết, văn bản mật có tính bài xích Pháp Luân Công và học viên thì cũng quay ra hận thù chính quyền, dùng luật pháp kích động các vấn đề nhân quyền để đả kích lại chính quyền. Sự việc càng nóng lên thì báo chí và dư luận quốc tế sẽ lại càng ngày càng đổ dồn sự chú ý về phía Việt Nam. Hỏi lúc đó ai được lợi? Chẳng phải Trung Cộng được lợi đúng không? Vừa đạt mục đích chuyển dời góc nhìn về cuộc đàn áp, vừa kích cho chính quyền Việt Nam phải ra tay với học viên Pháp Luân Công.
Một khi chính quyền đã dùng hết các kênh thông tin chính thống tuyên truyền bài xích Đại Pháp, tần suất càng ngày càng gia tăng, hỏi học viên lúc đó còn giảng chân tướng gì nữa đây? Hỏi người dân biết được vẻ đẹp của Pháp Luân Công thế nào khi suốt ngay trên các trang báo chính thống xuất hiện nhan nhản các vụ việc học viên đi phát tài liệu rồi bị bắt? Liệu người ta có nghĩ chẳng lẽ cứ vào tập Pháp Luân Công là phải đi phát tờ rơi rồi suốt ngày cứ phải lên phường làm việc với công an?
- Sử dụng các dạng tin nhắn dập khuôn hoặc tự chế theo ý thích để gửi thông tin giảng chân tướng tràn lan trên mạng xã hội, thậm chí còn hướng dẫn để các học viên khác làm theo:
Nguồn: Facebook Group
Việc giảng chân tướng theo quan điểm của tôi thì rõ ràng phải tuân theo yêu cầu của Đại Pháp (trong bối cảnh Kinh văn 2018 thì học viên không được giảng chân tướng quy mô lớn), hơn nữa cũng phải cân nhắc hoàn cảnh, cân nhắc khả năng lý giải của người được tiếp nhận. Vấn đề giảng chân tướng quy mô lớn thì vốn dĩ họ đã vi phạm, hơn thế nữa là ở đây rất nhiều học viên còn kích động học viên khác có thể “tự soạn theo thể ngộ cá nhân” thông điệp giảng chân tướng.
Vậy nếu ngộ nhỡ học viên ngộ không đúng, ngộ sai lệch, tà ngộ (giống như hồi Phạm Xuân Giao) rồi tự soạn sau đó đem ra tuyên truyền trên mạng xã hội thì tính sao? Tại sao lại làm cái việc vô trách nhiệm hại mình hại người như vậy? Chẳng phải đã có không ít trường hợp học viên khi giảng chân tướng nói những thứ mà người thường không lý giải nổi (giảng quá cao) và cho là học viên tuyên truyền mê tín đó sao?
Nguồn: Facebook Group
Đã có những ca học viên khi nhắn tin giảng chân tướng được góp ý về cách làm có chỗ không phù hợp và dễ bị người thường phản ứng không hay. Thì phản ứng của những học viên đó lại tỏ ra rất khó chịu, thậm chí còn dọa học viên khác đừng có quản chuyện của họ. Như vậy thì bản thân họ làm sai thì học viên khác cũng không thể góp ý? Đó là loại tu luyện gì vậy?
Ngoài ra, việc giảng chân tướng theo kiểu nhắn tin dập khuôn trong bối cảnh chính quyền đã và đang ra rất nhiều văn bản mật cũng như báo đài tuyên truyền bài xích Đại Pháp theo quan điểm của tôi là không nên. Trong suốt từ hồi 2012 đến nay, từ những vụ việc Phạm Xuân Giao và đồng bọn mặc áo vàng đả phá ĐCSVN, rồi các ca học viên tu luyện không lý trí khiến người trong xã hội khó lý giải như mải làm việc thứ 3 bỏ bê công việc, bỏ bê gia đình, bỏ học; Rồi gần đây nhất là vụ Phạm Thị Thiên Hà giết người đổ bê tông v..v đều đã khiến dư luận xã hội hình thành cái nhìn thiếu thiện cảm đối với học viên Pháp Luân Công. Do đó, tôi chỉ e với hoàn cảnh hiện nay mà cứ nhắn tin gửi message giảng chân tướng như vậy thì có khi người dân không những không đọc, mà thậm chí còn tỏ ra càng khó chịu hơn vì bị làm phiền, cho rằng chính quyền bài xích là đúng.
Để cho một người nhìn nhận được tốt một sự vật, sự việc gì đó, nhất là trong bối cảnh lừa đảo đầy rẫy trên xã hội hiện nay thì hỏi chỉ đưa cho họ một mớ thông tin là họ sẽ tin ngay? Giả sử bây giờ bạn nhận được tin nhắn từ người nào đó lạ hoắc, tự nhiên xin kết bạn facebook và nhắn tin bảo ông nào đó bị bức hại, bị người này người kia hãm hại thì hỏi bạn có tin ngay không? Hay thôi lờ đi vì sợ dính phiền phức do thấy dính đến chính quyền?
Nguồn: Báo Tuổi Trẻ
Giả sử họ lên mạng search Google thì lại ra toàn tin người này người kia bị lôi lên phường do đi phát tài liệu, rồi tuyên truyền niệm gì đó thoát Covid thì hỏi người ta có dám quan tâm nữa không? Tôi nghĩ cần phải đứng ở góc độ người chưa tu mà xét thì mới biết điều gì nên hay không nên làm.
Do đó, để một người nhìn nhận tốt về một sự vật sự việc nào đó, thì họ cần phải mắt thấy tai nghe từ những người xung quanh về sự tốt đẹp của sự vật sự việc đó, chứ không phải nghe nói suông một mớ thông tin là họ sẽ cho rằng đó là tốt. Tôi nghĩ học viên chúng ta cứ tu bản thân cho tốt, cứ tận trách nhiệm trong công việc, gia đình, tự giới thiệu bản thân là người tu thì dần dần người xung quanh sẽ tự thấy Đại Pháp là tốt thông qua sự thay đổi hàng ngày của chúng ta khi va chạm, tiếp xúc. Khi họ đã nhìn nhận tốt rồi thì lúc đó chúng ta chỉ cần nói vài câu là họ hiểu được chân tướng. Cách làm này vừa không phải đi phát tờ rơi, nhắn tin tràn lan, lại không sợ dính đến chính quyền. Người thân xung quanh khi nhận thức Đại Pháp giúp cải biến người ta thành tốt thì họ thậm chí còn làm giúp việc hồng Pháp cho chúng ta.
Trong bài Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010, Sư Phụ có giảng đại ý về tình hình ở Việt Nam như sau:
Đệ tử: Xin hỏi Sư tôn, với chính trị hiện nay ở Việt Nam, cũng cần giảng chân tướng hướng về Đại Lục không?
Sư phụ giảng (đại ý, không nguyên văn) rằng nếu đệ tử Đại Pháp ở một hoàn cảnh chính trị đặc thù, học viên có thể làm tốt những việc quanh mình cũng là khả dĩ. Không có hoàn cảnh và điều kiện thì không cần làm cố....Việc này được các đệ tử Đại Pháp ở Đại Lục đang làm toàn lực, chư vị nếu như có điều kiện thì có thể làm, không có điều kiện thì không cần lo quá, các đệ tử Đại Pháp toàn thế giới, cả đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục, đều đang làm.
Do đó, tôi cho rằng nếu chúng ta nóng vội, sợ thời gian không còn nhiều mà cứ thiếu lý trí thì tôi chỉ e cái được không bõ cho cái mất, có thể giúp được vài người minh bạch chân tướng nhưng lại hủy đi vô số người. Thời gian có thể không còn nhiều, nhưng chúng ta cũng vẫn cần phải tu bản thân cho tốt, việc cứu người chúng ta làm tốt hêt sức những việc quanh mình là khả dĩ lắm rồi, làm được đến đâu hay đến đó vì Việt Nam là một quốc gia đặc thù, không thể tùy tiện thích gì làm nấy như bên các nước Tây Phương được. Làm không đúng, tuy rằng cái tâm học viên là tốt, muốn giảng chân tướng, nhưng rất có thể sẽ tạo ra những tổn thất không đáng có, như các bài báo học viên bị bắt khi phát tài liệu bên trên là minh chứng rất rõ.
Và hậu quả chung (sớm hay muộn) sẽ là:
- Phản ứng từ phía chính quyền:
Nguồn: Facebook Group
Nguồn: Báo tuổi trẻ | Facebook Group
- Phản ứng từ phía người dân:
Nguồn: Facebook Group
* DƯỚI GÓC ĐỘ TU LUYỆN CÁ NHÂN
Sư Phụ có giảng rằng (đại ý) là bản thân việc chứng thực Pháp thì cũng là tu luyện (Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta năm 2003). Như vậy, cá nhân tôi có thể ngộ nông cạn là nếu một học viên mà khi chứng thực Pháp có vấn đề thì rất có thể là việc tu luyện của bản thân học viên đó cũng cần phải xem xét lại. Tạm dựa trên những ví dụ điển hình cụ thể về những gì học viên đã và đang chứng thực Pháp bên trên thì tôi nghĩ cũng đủ để độc giả hình dung qua được việc tu của bản thân họ hiện ra sao.
Để nói cụ thể hơn, trong thời gian gần đây, tôi được biết có một số học viên chia sẻ ra một vấn đề liên quan đến việc “Học thấu Pháp” mà đã và đang được đẩy mạnh nhân rộng ra toàn bộ môi trường tu luyện tại Việt Nam. Lối học này xuất phát điểm ban đầu theo tôi tìm hiểu thì dường như là từ một học viên ở Cầu Giấy, Hà Nội - Sau đó lan rộng ra rất nhiều tỉnh miền Bắc như Bắc Ninh, Nam Định, Thái Nguyên, Hòa Bình và sau này đến tận cả Sài Gòn.
Nguồn: Facebook Group
Sau khi đọc qua về hoạt động “học Thấu Pháp” này, cá nhân tôi thấy rằng dường như những học viên nào mà nghĩ ra hay đồng tình với cách học Pháp này có thể đều đang mang một chủng tâm lý hữu cầu đường tắt trong quá trình tu luyện vì lo ngại rằng Chính Pháp sắp kết thúc nên không còn nhiều thời gian nữa. Đại ý là họ thay vì gian khổ thông qua tu luyện trong mâu thuẫn thực tế để đề cao dần dần thì lại vọng tưởng rằng chỉ cần ngồi nhẩm đi nhẩm lại Pháp là có thể đề cao tầng.
Còn để nói sâu hơn về những gì họ đang tuyên truyền, thì tôi nghĩ còn cần phải xem xét kỹ lại dựa trên Pháp lý mà Sư Phụ giảng. Cụ thể:
Trong Pháp Sư Phụ đã giảng rất rõ (đại ý, không nguyên văn) rằng người tu luyện thì thân thể này cuối cùng đi đến tịnh bạch thể, sau đó ra ngoài tam giới và trở thành một thân thể cấu thành bởi vật chất cao năng lượng. Như vậy trong quá trình tu luyện chẳng phải là cần dùng tiêu chuẩn cao để yêu cầu bản thân sao? (Giảng Pháp tại Pháp hội New Zealand [1999])
Rõ ràng tôi hiểu rằng, việc vật chất cao năng lượng thay thế tế bào của con người, dần dần cải biến thân thế con người đến trạng thái tịnh bạch thể, sau đó ra ngoài tam giới v..v thì đều có sự liên quan mật thiết đến quá trình đề cao tâm tính của bản thân người tu luyện. Việc đề cao tâm tính theo tôi hiểu là ngoài việc học Pháp còn cần qua va chạm thực tế, mâu thuẫn thực tế ngoài xã hội để khiến các chấp trước vốn ẩn sâu trong tâm người tu được hiển lộ ra và từ đó bị tống khứ đi. Ấy thế mà những học viên kia lại nói rằng trong lúc “học thấu Pháp” thì vật chất cao năng lượng đi vào thay thế cho các tế bào của nhục thân rất nhiều? Tôi chỉ đang tự hỏi là làm sao họ biết được điều đó? Hay họ chỉ tự suy tự diễn ra như vậy? Tâm tính không đề cao thì làm sao vật chất cao năng lượng có thể thay thế được tế bào nhục thân của người tu?
Hơn nữa, hình thức "học thấu Pháp" theo cái cách là "để ép nhập từng câu Pháp vào trong đại não của mỗi cá nhân; Trong lúc học thấu Pháp thì tạp niệm không xâm nhập được vào đại não, đồng thời đẩy được những vật chất xấu ra khỏi tư tưởng và thân thể" - đem so với dạng thức niệm Phật hiệu bên Tịnh Độ tôi thấy khá giống nhau, (đại ý không nguyên văn) trong Chuyển Pháp Luân - bài "Tâm Thanh Tịnh" - Sư Phụ có giảng rằng niệm Phật hiệu thì phải niệm một cách nhất tâm bất loạn và trong tâm không suy nghĩ gì cả; Niệm đến mức các bộ phận khác trong đại não đều tê liệt và không còn biết gì nữa, một niệm thay vạn niệm.
Sư Phụ đã từng giảng trong bài "Ai luyện công thì đắc công" (đại ý, không nguyên văn) rằng theo Sư Phụ thấy thì tất cả các công pháp hiện nay bao gồm cả Phật gia, Đạo gia cũng như Kỳ Môn công pháp từ lịch sử đến nay đều tu luyện phó nguyên thần, đều là phó nguyên thần đắc công. Sư Phụ cũng giảng rõ (đại ý) Pháp Luân Đại Pháp là chủ ý thức đắc công.
Dựa theo quan điểm cá nhân của tôi, việc quảng bá cách thức "học thấu Pháp" bên trên theo tôi thấy nếu không nhầm thì có vẻ như có ai đó đang dần muốn cải biến việc tu luyện Đại Pháp chuyển dần từ tu chủ nguyên thần (chủ ý thức) sang hướng tu phó nguyên thần (phó ý thức). Mà tu như thế thì tôi chỉ e là học viên và thậm chí cả phó nguyên thần của họ cũng không đắc được gì hết. Như thế chẳng phải tu mà như không?
Hỏi chỉ đọc Pháp, nhưng lại không thông qua việc va chạm thực tế thì tống khứ chấp trước kiểu gì đây? Chấp trước liệu chỉ có ngồi đọc thấu Pháp là bỏ đi được chăng? Nếu thế thì Sư Phụ yêu cầu học viên (đại ý) phải tu luyện, đề cao tâm tính qua những mâu thuẫn phát sinh giữa người với người để làm gì? Chẳng phải đây chính là một dạng tà ngộ với dụng ý khiến học viên thay vì thực tu theo chỉ đạo của Đại Pháp thì lại quay sang tu theo hình thức tôn giáo theo kiểu tụng kinh gõ mõ hay sao? Dẫn dắt người tu đi sai lệch với Pháp như thế, ảnh hưởng đến việc tu luyện của học viên như thế, thậm chí còn cải biến việc tu thành dạng thức như tôn giáo, như tu phó nguyên thần như thế liệu có còn là vấn đề đơn giản hay không?
Đã như vậy, họ còn tùy tiện sáng tạo ra những thứ chưa từng được giảng trong Pháp như là "Mục lục cũng chính là cái thang lên trời mà Sư Phụ cấp cho học viên để lên được 9 tầng trời tương ứng với 9 bài giảng, có 60 bậc thang tương ứng với 60 đề mục mà Sư Phụ cấp cho chúng ta" - Không biết họ căn cứ vào đâu để biết được 9 bài giảng tương ứng với 9 tầng trời, 60 đề mục tương ứng với 60 bậc thang? Trước đây hồi chưa diễn ra cuộc bức hại ở bên Trung Quốc khi có học viên đề xuất việc học Pháp thành "tinh đọc Đại Pháp" thôi thì đã bị Sư Phụ viết bài nhắc nhở. (Tham khảo) Bây giờ nhìn lại ở Việt Nam tôi thấy có khi còn loạn kinh hơn.
Thực tế tôi nhớ là Sư Phụ chưa từng giảng học Pháp theo kiểu nào là "đại học" và học kiểu nào là "tiểu học" - Ấy thế mà vẫn có học viên dám định nghĩa công nhiên nói rằng dạng "học thấu Pháp" bao gồm cả học thuộc “Mục lục” thì là một kiểu học Pháp theo bậc đại học, học theo nhóm 9 ngày là học Pháp theo bậc tiểu học. Nó không khác gì cố tình đi ngược lại lời giảng của Sư Phụ, cải biến hình thức tu luyện mà Sư Phụ để lại cho học viên, cố tình tạo ra sự phân biệt đẳng cấp trong cách học Pháp, tạo ra chấp trước cho học viên về lựa chọn phương thức/hình thức học Pháp.
Nếu bản thân một học viên nào đó có cách nghĩ như trên thì thôi còn đỡ, nhưng rất mệt là cách nghĩ đó đã lan rộng ra khắp Việt Nam, không ít học viên thậm chí còn ủng hộ lối học Pháp mà không dựa trên Pháp, tùy tiện định nghĩa lung tung đó. Bây giờ mới chỉ phân biệt đẳng cấp từ hình thức học Pháp, nếu cứ theo đà này thì không khéo thời gian tới học viên thậm chí có thể còn tự mình phân chia thành các tông phái giống như bên Phật giáo vậy, giống như một nhóm tự nhận là tu theo trường phái thể ngộ này, có định nghĩa này, một nhóm tu theo trường phải thể ngộ kia, có định nghĩa kia, rồi phái nào là "cao cấp", phái nào là "tiểu học" v..v. Dần dần lâu nữa là có khi còn cải biến luôn cả nội hàm Đại Pháp, khiến cho người vào tu sau không còn biết nguyên văn Đại Pháp chân chính là gì nữa. Vấn đề này chẳng phải Sư Phụ đã giảng rất rõ trong "Bài học giáo huấn từ Phật giáo" hay sao?
Còn nói về vụ tùy tiện sáng tạo ra phương thức phát chính niệm, tại vấn đề này tôi xin trích dẫn lại nguyên văn một số đoạn trong bài "Diễn giảng loạn Pháp" của Ban Biên tập Minh Huệ tiếng Trung, thực ra những gì được trích dẫn ra dưới đây cũng không phải chỉ nhắm đến riêng vấn đề cụ thể là phát chính niệm, mà còn có ý nhắm đến cả những vấn đề đã phân tích bên trên nữa. Cụ thể:
Có một chị khi ‘giao lưu’ còn kể rằng bản thân mình đã tu ra ngoài vũ trụ rồi, và không cần tu “Chân-Thiện-Nhẫn” nữa, rằng chị ta là khác với những người khác, [chị ta] là đến để giúp đỡ các học viên đề cao, rằng phần đã tu thành Thần của các học viên bản địa là hiện đang được chị ta nắm trong tay. Chị đó còn có yếu lĩnh phát chính niệm của riêng mình, và bảo các học viên thống nhất chiểu theo đó mà làm...
Còn có người ở địa phương khác nói, “[mình] tu luyện thời gian lâu ngần ấy rồi mà không ngộ được Lý tầng thứ cao đến vậy, cũng không có cảm giác tăng công”, và sau khi nghe ‘giao lưu’ của kẻ loạn Pháp thì nói “lập tức lên tầng thứ cao, đã vọt ra ngoài vũ trụ”. Còn có người nói rằng khi phát chính niệm chiểu theo yếu lĩnh phát chính niệm do người kia tự biên, thì “cảm giác rất rõ ràng công đang tăng lên vù vù”. Có người lái xe đi 5000km tìm tới tận nơi nghe người dùng thiên mục chỉ đạo tu luyện, và khi quay về cũng tổ chức một nhóm người, tìm một số đồng tu đã khai thiên mục, lấy tình huống mà thiên mục nhìn thấy để chỉ đạo. Khi có đồng tu chỉ ra rằng phương thức này là xa rời khỏi Pháp, thì bèn lôi kéo những học viên mà không tỏ rõ Pháp Lý để thành một nhóm tách riêng....
Những người diễn giảng, những người nghe giảng và những người tổ chức đó, đã nói và nghe nhiều những lời không lý trí đến thế, đã chứng kiến một hoạt động loạn Pháp rất nghiêm trọng như thế, mà vẫn không tỉnh ra, như thế còn không trong nguy hiểm? Các bạn còn trong Đại Pháp chăng? Vấn đề là, có nhiều đến thế những đồng tu muốn nghe giảng, không phải là vì chính niệm và kiên định vào Pháp, mà là từ sùng bái cá nhân, tưởng đã tìm ra đường tắt cho đề cao; là dùng nhân tâm vọng tưởng viên mãn và tầng thứ cao, chứ không phải thực tu đề cao tâm tính....
Tu luyện không có đường tắt. Những vấn đề mà đệ tử Đại Pháp cả trong và ngoài nước đang đối mặt là có rất nhiều chỗ tương tự, như vậy lúc cuối cùng này thì những việc tự thị nhi phi và loạn Pháp ấy có phải là ‘đãi bỏ cát’ hay không? Muốn thành vàng ròng chân thật, thì chỉ có thái độ đoan chính đối với tu luyện, học được ‘lấy Pháp làm Thầy’, chân chính hướng nội tu luyện và đề cao tâm tính trong Đại Pháp, đạt tiêu chuẩn của Pháp...
Hết trích
Thực ra mà nói, những vấn đề nảy sinh tại cộng đồng tu luyện ở Việt Nam hiện nay tôi nghĩ vốn không có gì đáng kể là mới, tại Trung Quốc vốn đã có quá nhiều bài học giáo huấn rồi, thậm chí ngay ở tại Việt Nam vài năm trở lại đây cũng đã xuất hiện không ít. Chỉ là một bộ phận không nhỏ học viên tại Việt Nam dường như không chịu học Pháp cho kỹ, không chịu thực tu mà nhìn nhận một cách nghiêm túc để rút ra bài học cho chính mình, coi nhẹ những biểu hiện sai lệch với Pháp từ giai đoạn mới chớm nở mà thôi.
Nguồn: Facebook Group
Nguồn: Facebook Group
Tốt nhất, theo quan điểm của tôi, xin mọi người hãy dành thời gian học kỹ những bài kinh văn mà Sư phụ viết cho học viên chúng ta: «Một đòn nặng», «Vĩnh viễn ghi nhớ», «Người tu cần tránh», và «Pháp định». Đọc xong và thử đối chiếu với bản thân mình lẫn hoàn cảnh hiện nay tại Việt Nam xem.
Tất nhiên, những gì tôi nêu ra cuối cùng thì cũng chỉ là mong muốn khuyến Thiện, nhưng nhìn nhận vấn đề ra sao thì cái đó còn tùy học viên. Ở đây tôi minh xác rõ là tôi không có ý ép ai phải nghĩ hay nhìn nhận vấn đề giống như tôi, các học viên hoàn toàn có thể có quan điểm riêng, nhưng dù có quan điểm khác nhau thế nào đi nữa thì theo tôi thấy cũng vẫn phải dựa vào Pháp mà nhìn nhận vấn đề.
Kết luận:
Như vậy, để nói rằng chỉ xét dưới góc độ tu luyện cá nhân thì một bộ phận không nhỏ học viên Việt Nam theo cá nhân tôi thấy là đang gặp vấn đề rất lớn. Rất nhiều là đang tu theo những lý giải, thể ngộ sai lệch hẳn với yêu cầu của Đại Pháp, bị dẫn dụ và bị bức hại thời gian rất lớn vào những thứ quanh đi quẩn lại vẫn chỉ là vỏ ngoài hình thức mà không chú trọng vào thực tu tâm tính. Cứ như thế thì tôi nghĩ cũng không khó để lý giải vì sao họ cứ mãi cực đoan trong hoạt động chứng thực Pháp như vậy, ai nói ai khuyên can họ cũng không nghe. Đơn giản theo cá nhân tôi thấy có lẽ là bởi từ trước đến nay họ có tu theo Đại Pháp đâu? Họ có tập trung vào thực tu tâm tính mấy đâu nên khi gặp lời trái tai, bị góp ý phê bình họ rất khó mà không bị tâm oán hận thao túng, trong tình cảnh đó thì tôi e là rất khó tống khứ tâm chấp trước đi được.
Vấn đề chủ chốt ở đây, là không phải cứ mãi cố tình/vô tình đi ngược lại yêu cầu của Sư Phụ là những học viên kia sẽ không gặp hậu quả gì đâu. Vì những hành vi không lý trí của họ mà nếu khiến người xung quanh bài xích Đại Pháp thì những học viên lầm đường lạc lối kia hỏi có tránh khỏi tai kiếp? Tu theo an bài của Cựu Thế Lực thì chẳng phải là tự bản thân học viên đẩy mình vào con đường bị đào thải do tu không tốt đúng không? Tất nhiên trong tu luyện thì không ai có thể tránh khỏi sai lầm, nhưng nếu khi sai lầm đã được chỉ ra, được góp ý nhiều lần, thậm chí dẫn hẳn ra vì sao sai với Đại Pháp mà vẫn cố tình lờ đi và không chịu quy chính, thì rõ ràng hậu quả gây ra sau này bản thân học viên làm sai đó phải gánh chịu là đương nhiên thôi, đã có quá nhiều cơ hội quay đầu nhưng họ không chịu tận dụng thì hỏi còn trách ai được nữa đây?
Những gì tôi chia sẻ và trao đổi trong bài viết chỉ là kinh nghiệm tu luyện cá nhân, là thể ngộ nông cạn của tôi trong quá trình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nội hàm của Đại Pháp là vô biên nên rõ ràng những gì tôi đưa ra để trao đổi ắt sẽ tồn tại những khiếm khuyết khó tránh. Do đó rất mong nhận được sự góp ý từ phía các học viên.
Comments