Tiếp nối Phần 01, sau đây tôi xin phân tích tiếp 03 vấn đề còn lại:
Số 2
IN VÀ MUA SÁCH LẬU ĐẠI PHÁP, TẠP CHÍ ĐKN, TẠP CHÍ TRITHUCVN V..V
Tiếp tục câu chuyện, tôi sẽ bàn đến một vụ việc cũng mang tầm “quốc gia” trong cộng đồng học viên tại Việt Nam: đó là hoạt động in và bán sách lậu Đại Pháp, tạp chí ĐKN, tạp chí Trithucvn v..v trong học viên.
Như mọi người đã biết, việc phân phối, xuất bản sách bản quyền Pháp Luân Đại Pháp hiện chỉ được Sư Phụ ký hợp đồng ủy quyền thương mại cho Nhà sách Ích Quần tại Đài Loan (Yihchyun) và hai nhà sách Thiên Thê (Tiantibook) có trụ sở được đặt một tại Mỹ và một tại Hàn Quốc (được phân phối có tính thương mại sách Đại Pháp). Nếu các cá nhân không có điều kiện mua sách bản quyền thì có thể (1) đọc online trên trang Website www.falundafa.org hoặc (2) tự tải file sách trên Website về máy để đọc hoặc tự in ra để đọc cá nhân, không phát hành ra bên ngoài và không được làm giống như mẫu mã sách bản quyền (Điều này theo thông tri của Minh Huệ đã nói rõ là Sư Phụ cho phép - Link). Do đó, việc học viên tự in số lượng lớn sách Đại Pháp và phát hành ra trong học viên thì đã là sai bất kể có là sách photo hay không vì đó là vi phạm vào nguyên tắc “phục vụ cho mục đích cá nhân”.
Nhưng, ở Việt Nam, tệ hại là cộng đồng học viên lại tồn tại nhiều điểm in sách lậu, mà rất mệt là in giống hệt mẫu mã sách bản quyền (đó là hành vi vi phạm pháp luật), lại bán cho học viên thu tiền đàng hoàng (khoảng 35.000đ-60.000d/cuốn Chuyển Pháp Luân in lậu – sách bản quyền theo giá niêm yết trên Website của Nhà sách Thiên Thê là 15$ ~ 340.000 đ chưa tính phí ship từ nước ngoài về Việt Nam thông thường dao động trong khoảng 600.000 – hơn 1 triệu đồng/order). Như vậy, sách lậu rẻ hơn sách bản quyền khi mua về Việt Nam phải đến khoảng gần 1 triệu đồng. Ngoài ra, sách lậu này là học viên làm, không đóng thuế, không trả tiền bản quyền cho Sư Phụ, chi phí duy trì các điểm in lậu lại do sự quyên góp không nhỏ từ các mạnh thường quân trong học viên.
Như vậy, mua sách lậu có đúng là tương đương với tiếp tay cho hành vi bất kính với Sư Phụ do ăn chặn tiền bản quyền tác giả? Vi phạm pháp luật do không có đăng ký xuất bản đàng hoàng? Trốn thuế quốc gia (chả phải sẽ mất Đức)? Lại vi phạm nghiêm trọng vào việc quyên tiền gây quỹ mà Sư Phụ đã cấm không được làm? (Link). Tôi có nghe một học viên ở trong cộng đồng nói rằng hệ thống in lậu này dám lấy Sư Phụ ra để làm bình phong, dám bịa đặt rằng “Sư Phụ cho phép in lậu tại Việt Nam vì…thương Việt Nam học viên khó khăn”, thậm chí còn dám nói rằng “Các hạng mục ở Việt Nam là được Sư Phụ khẩu dụ cho phép”. Tôi không biết họ có còn thiết tha sống nữa hay không? Hay là cảm thấy cuộc sống đã quá nhàm chán nên muốn xuống Địa Phủ làm chuyến du lịch một chiều? Tôi đề nghị học viên nào dám nói như vậy thì hãy đọc kỹ lại bài "Một Đòn Nặng" của Sư Phụ trong Tinh Tấn Yếu Chỉ.
Nguồn: Facebook Group
Trong bài Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York [2003] Tôi nhớ Sư Phụ có giảng đại ý, không nguyên văn là: Tất cả việc xuất bản của Sư Phụ đều thống nhất do các học viên có trách nhiệm quản và đều có hợp đồng; do đó các học viên không được tự ý tuỳ tiện làm sách, tự làm theo ý mình, hoặc giả qua việc ấy để kiếm tiền; dẫu không kiếm tiền thì cũng không được tuỳ tiện làm.
Ngoài ra, BBT Minh Huệ tiếng Trung cũng đã ra thông cáo rất rõ là không được tùy tiện in ấn sách Đại Pháp của Sư Phụ, và nếu muốn thì phải CÓ ỦY QUYỀN CHÍNH THỨC của Sư Phụ. Ở đây là phải trực tiếp được Sư Phụ cho phép, có ký hợp đồng sử dụng quyền tác giả đàng hoàng chứ không phải chỉ qua sự cho phép miệng từ Phật Học Hội hay bất kỳ ai đó.
Nguồn: Minh Huệ Net
Ngày 26 tháng 7 năm 2004, chính phủ Việt Nam đã nộp văn kiện gia nhập Công ước Berne. Trong văn kiện này, nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố bảo lưu các quy định tại Điều 33(1) của Công ước Berne và áp dụng chế độ ưu đãi dành cho các nước đang phát triển theo Điều II và Điều III của Phụ lục Công ước Berne. Công ước Berne có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 26 tháng 10 năm 2004.
Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, còn được gọi ngắn gọn là Công ước Berne (phát âm tiếng Việt: Công ước Bơn hay Công ước Béc-nơ), được ký tại Bern (Thụy Sĩ) năm 1886, lần đầu tiên thiết lập và bảo vệ quyền tác giả giữa các quốc gia có chủ quyền. Nó được hình thành sau các nỗ lực vận động của Victor Hugo. Trước khi có công ước Bern, các quốc gia thường từ chối quyền tác giả của các tác phẩm ngoại quốc. Ví dụ, một tác phẩm xuất bản ở một quốc gia được bảo vệ quyền tác giả tại đó, nhưng lại có thể bị sao chép và xuất bản tự do không cần xin phép tại quốc gia khác. (giống như cách nói của một học viên comment như trong ảnh bên trên về việc ở Việt Nam học viên được phép in KHÔNG GIỚI HẠN sách Đại Pháp)
Căn cứ vào những gì được Sư Phụ giảng bên trên, Thông cáo của Minh Huệ, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Luật Xuất bản 2012 ở Việt Nam cũng như việc Việt Nam tham gia Công ước Berne kể từ năm 2004 thì tôi xin đưa ra quan điểm như sau:
1. Bản quyền tác giả sách Pháp Luân Đại Pháp cũng như các quyền liên quan khác của Sư Phụ đã được bảo lưu. Điều này đã được ghi rõ tại trang cuối của sách Chuyển Pháp Luân bản quyền và các Kinh Văn được xuất bản khác – All right reversed. Sư Phụ cũng đã giảng rõ đại ý, không nguyên văn là mọi hoạt động xuất bản sách của Sư Phụ đều có hợp đồng với các học viên có trách nhiệm liên quan, và học viên không được tùy tiện làm sách bất kể có kiếm tiền hay không kiếm tiền.
Nguồn: Tiantibooks
Theo tôi được biết, hiện nay chỉ có duy nhất Nhà xuất bản Ích Quần (Yihchyun) bên Đài Loan được sự cho phép của Sư Phụ trong việc xuất bản sách Đại Pháp, họ cũng có đăng ký giấy phép xuất bản đàng hoàng. Ngoài ra thì chưa có một nơi nào được Sư Phụ cho phép cả.
2. Tôi hiểu rằng, học viên ở bất kỳ quốc gia nào, nếu muốn xuất bản sách Đại Pháp thì đầu tiên phải xin phép Sư Phụ, (đó là do Công ước quốc tế Berne quy định và Việt Nam là thành viên), phải được sự đồng ý của Sư Phụ (hoặc đại diện ủy quyền nếu có) bằng văn bản có chữ ký đàng hoàng. Căn cứ vào Điều 22. Đăng ký xuất bản và xác nhận đăng ký xuất bản (Luật Xuất bản 2012) thì trước khi xuất bản tác phẩm, tài liệu hoặc tái bản xuất bản phẩm, nhà xuất bản phải đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông theo mẫu quy định. Nội dung đăng ký xuất bản phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản. Tức là, muốn xuất bản sách Đại Pháp tại Việt Nam thì phải có văn bản đồng ý của Sư Phụ và giấy phép xuất bản. Mọi hành vi không xin phép tác giả hoặc xuất bản khi chưa có giấy phép thì đều là hành vi vi phạm pháp luật.
3. Hiện nay, căn cứ theo Luật Sở hữu trí tuệ, Điều 25 thì chỉ có sử dụng theo hình thức TỰ IN MỘT BẢN để nghiên cứu khoa học, giảng dạy cá nhân thì mới không cần phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao v..v. Ở đây tức là học viên có thể tự tải file sách về máy và in qua máy in cá nhân hoặc mang ra hàng photo để in sử dụng cho mục đích nghiên cứu cá nhân thì mới không cần phải xin phép, cũng không sai luật. Nhưng nếu in số lượng lớn, đem ra lưu hành và bán lấy tiền (kể cả không lấy tiền theo lời giảng của Sư Phụ) thì đều phải xin phép Sư Phụ trước, sau đó phải có giấy phép xuất bản thì mới tiến hành được. Thực tế thì trong Thông cáo của Minh Huệ tiếng Trung cũng đã nói rất rõ điều này.
Do đó, có thể hiểu rằng:
- Tùy tiện không xin phép Sư Phụ mà in ấn sách Đại Pháp (không phải phục vụ đọc cá nhân) thì đều là vi phạm bản quyền. Những lối nói ở Việt Nam không đăng ký bản quyền cho sách Đại Pháp nên học viên có thể tin thoải mái thì đó là SAI, căn cứ theo những gì Sư Phụ giảng, Thông cáo của Minh Huệ và Luật Pháp Việt Nam cũng như Quốc tế, lối nói trên hoàn toàn đi ngược hẳn lại, cũng thể hiện sự thiếu hiểu biết kiến thức xã hội.
- In sách số lượng lớn nhưng lại không có giấy phép xuất bản, không nộp lưu chiểu, không đóng thuế thì đều là vi phạm pháp luật. Cho dù thực sự có được Sư Phụ cấp phép bản quyền tác giả, thì học viên muốn xuất bản thì đều phải thông qua một Nhà Xuất bản trong nước và có giấy phép xuất bản sách Đại Pháp thì mới được tiến hành. Nếu bước này không thực thi được, thì học viên cứ in tuy không vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ, nhưng là vi phạm luật xuất bản.
Thực tế, một bộ phận rất nhiều học viên hiện nay không biết do hiểu biết còn hạn chế hay do duy hộ bản thân mà vẫn bảo vệ triệt để sách lậu - phản đối đến cùng đối với sách bản quyền. Khi được các học viên góp ý thì những lời bao biện chủ yếu vẫn cứ là: nào thì "Sách bản quyền về Việt Nam khó khăn, đắt đỏ, học viên còn khó khăn", "Sách lậu cũng là Pháp của Sư Phụ, rẻ, nhanh, vẫn khởi được tác dụng, chỉ cần không sai là được", "Sư Phụ cho phép"…. Khi những sai trái được phơi bày ra và bị chất vấn, thì bộ phận này lại chuyển sang dùng chiêu bài đó là "Ngộ". "Ngộ của bản thân chỉ được đến vậy thôi!", "Ngộ đến đâu làm đến đó", Hay là "Mỗi người có một thể ngộ!". Họ làm sai, vi phạm pháp luật, thậm chí còn dám bịa đặt lời Sư Phụ, quả là kinh khủng; Ngộ kiểu đó trên thực tế chả phải tà ngộ là gì!! Họ không biết sai mà quy chính lại mà vẫn còn dám xảo biện? Họ đặt lợi ích của chính bản thân họ lên trên cao hơn cả việc gìn giữ sự uy nghiêm của Đại Pháp, của thanh danh Sư Phụ, biết được hành vi gây tổn thất cho tiền bản quyền của Sư Phụ mà vẫn duy hộ thì loại học viên này quả thật là Khi Sư diệt Tổ. Kiểu chứng thực Pháp bất chấp vi phạm pháp luật, bất chấp lời giảng của Sư Phụ này làm tôi nhớ đến một vụ việc mà Minh Huệ tiếng Trung đã phải ra thông cáo do học viên bất chấp thủ đoạn để quảng bá Thần Vận (Shenyun) bên Mỹ (link).
Một số người thậm chí còn đem cái tình thân quyến ra để ra làm "yêu sách" với Đại Pháp, đại ý là họ muốn người nhà họ tu luyện, người thân cô, dì, chú, bác của họ tu luyện, hay ở điểm luyện công có nhiều người vào trong thời gian ngắn thì họ cần phải được Đại Pháp "hiểu và thông cảm", từ đó tạo ra "cửa sau" như kiểu người thường đút lót để cho xong nhanh thủ tục hành chính rườm rà, hay ra bệnh viện đút phong bì cho bác sỹ để người thân mình được nhanh khám bệnh chứ không phải chờ - từ đó cho phép họ đi in hộ tất cả những người đó. Nhưng in ra chỉ để đọc cá nhân nên cứ in ra phục vụ mọi người như vậy đâu còn mang tính cá nhân nữa? Chả phải vi phạm nguyên tắc là gì? Nếu ai cũng nghĩ như họ thì có phải thành loạn không? Lúc đó chả phải hủy luôn cả nguyên tắc Đại Pháp? Tôi nghĩ ai muốn học thì có thể lên mạng tự đọc, nếu không thì có thể tự ra hàng photo hướng dẫn để họ tự in và tự trả phí, nếu nhiều người vào thì cứ kiên trì giải quyết từng người một hoặc nhờ thêm học viên khác phụ giúp hoặc thậm chí nhờ chính những người mình đã hướng dẫn để họ tự biết cách in, giai đoạn đầu thì có thể hơi mất thời gian nhưng về sau nhiều người biết thì sẽ đỡ nhọc sức hơn. Trong thời gian họ chờ đợi đến lượt họ chả phải cũng là thử xem họ có thực sự vào để tu hay chỉ vào để tập cho vui? Có người có thể phải chờ hàng tuần mới có sách đọc, tôi nghĩ như thế họ mới biết trân quý sách Đại Pháp. Theo quan điểm của tôi thì chúng ta nên dụng tâm làm sao để ngày càng làm đúng theo nguyên tắc của Đại Pháp một cách chuẩn xác nhất. Theo tôi đó cũng là thể hiện sự tôn kính cũng như duy hộ tính uy nghiêm của Đại Pháp; Tuyệt đối đừng nên dùng tâm người thường kể lể, kỳ kèo, mặc cả muốn Đại Pháp phải tuân theo ý mình.
Tôi cũng nhớ thời Sư Phụ còn truyền Pháp bên Trung Quốc, hoàn cảnh rất khổ, thậm chí rất nhiều học viên từ các địa phương xa xôi mà điều kiện tài chính eo hẹp đến mức có người thậm chí phải ăn uống rất cực khổ chỉ để dành dụm đủ tiền mua vé vào nghe Sư Phụ giảng Pháp. Có người theo tôi nhớ khi đọc các bài hồi ức về thời kỳ Sư Phụ truyền Pháp tại Trung Quốc đã phải qua một chặng đường rất dài hàng ngàn km khi đến nơi Sư Phụ giảng thì đã tiêu hết lộ phí và không còn tiền mua vé, khi đó ngay cả người bán vé cũng phải cảm động trước cái tâm cầu Pháp không ngại khổ cực vất vả của họ mà sau đó đã tự bỏ tiền túi của mình ra mua vé dùm cho học viên đó. Đem so ra với hoàn cảnh hiện nay thì quả là những người kia phải tự thấy mình còn quá được ưu đãi đó, vậy mà họ không biết hổ thẹn vì đạo đức suy đồi mà còn lớn tiếng kêu khổ? kêu ca về hoàn cảnh, về tuổi tác của họ? để mong truy cầu sự thuận tiện khi bước vào tu luyện chăng?
Tôi có nhớ trong bài Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York [2003], trong mục Hỏi - Đáp khi có một học viên hỏi (tôi nhớ đại ý) về vấn đề các học viên rất coi trọng về “chính niệm” chứ lại xao nhãng “chính hành” và khi trao đổi hầu như không trao đổi về vấn đề chính hành như thế nào – Sư Phụ có giảng (đại ý, không nguyên văn) rằng khi học viên thấy ai khi không có chính hành thì thực ra là chính niệm không đầy đủ; vì tư tưởng chỉ đạo hành động của con người; khi chính niệm của học viên đầy đủ thì khẳng định sẽ đoan chính; nói chính niệm không chính nên hành vi mới không đoan chính.
Tôi có thể ngộ nông cạn rằng, việc bản thân học viên bất chấp lời khuyên can, lấy cái tình kể lể hoàn cảnh rằng “khó khăn”, hay sợ “học viên thiếu sách”, muốn “in hộ các học viên”, muốn “hành Thiện” v..v mà thực hiện hành vi không đoan chính là in lậu vi phạm những gì mà Sư Phụ giảng trong Phụ Lục IV – Đại Viên Mãn Pháp thì cá nhân tôi cho rằng tư tưởng của họ rất có thể là không hề có chính niệm. Thực tế thì thay vì dùng chính niệm để từ đó họ có được những hành vi đoan chính là nghiêm khắc tuân thủ pháp luật và đặt việc tuân thủ nghiêm khắc nguyên tắc Đại Pháp lên trên hết thì họ lại sử dụng những tư tưởng của con người, cái tình, cả nể, nhiệt huyết của người thường để nhìn nhận vấn đề. Điều đó tôi cho rằng rất nguy hiểm bởi chính cái tình, cái tư tưởng của người thường đó sẽ có thể dần dần dẫn dắt họ đến đường tà, cái tâm của họ sẽ có thể bị chính cái tư tưởng bất chính đó điều khiển, đổ liên tục vào đầu họ những suy nghĩ bao biện, kể lể hoàn cảnh như là mong muốn rằng bản thân họ tuy biết làm thế là sai nhưng không phải chịu hậu quả gì.
Các học viên cổ xúy in lậu thường toàn cho rằng cái tâm của họ tốt, rằng "Thần chỉ xét nhân tâm", nhưng tôi e rằng bản thân cái tâm của họ toàn là tư tưởng của người thường, là cái tình vốn phải quy chính theo Pháp mà buông bỏ đi chứ không hề có chính niệm nào trong đó hết. Nếu như họ nói, họ có tâm tốt nhưng hành vi thì không chính thì vẫn được chấp nhận? Tôi thử lấy ví dụ: Một người vào Ngân hàng rút súng đe dọa nhân viên ngân hàng để cướp tiền rồi đem số tiền đó về ủng hộ cho các hạng mục để cứu người, như vậy có được chấp nhận? Lúc đó họ cũng bảo là cái tâm của họ cũng tốt vì muốn cứu người đúng không? Là do hoàn cảnh nhiều học viên khó khăn, không có tiền để in tài liệu giảng chân tướng nên mới bất chấp làm vậy? Kỳ thực tôi nghĩ có thể họ đã nhầm lẫn giữa chính niệm và cái tâm vị tư của họ. Họ thấy cái gì đó tốt thì họ bắt ép mọi thứ phải nghe theo ý họ để họ có thể thực thi cái ý tốt đó. Cái tâm tốt chỉ là tiền đề nhưng nếu không có chính niệm trong đó thì rất có khả năng họ sẽ làm ra những chuyện hại mình hại người.
Nếu chúng ta lên mạng đọc các bản tin về việc chính quyền ập vào các điểm sản xuất sách lậu cũng như những nhận định của các nhà tư vấn luật về in ấn, xuất bản hẳn phải biết rõ những kẻ làm sách lậu trong xã hội vốn được nhìn nhận là kẻ cắp. Họ ăn cắp một loại tài sản cao quý và đáng trân trọng nhất - tri thức. Tôi được biết qua các bài viết phóng sự thì ở nước ngoài gần như chưa thấy ở đâu có sách lậu. Có quần áo, giầy dép làm nhái nhưng chưa thấy ở đâu có sách lậu bày bán. Nhiều quốc gia trên thế giới đã có chính sách tịch thu hàng lậu, hàng nhái và phạt cả những người dùng nó. Chúng ta ắt hẳn có nhiều học viên cũng biết rất rõ, những học viên đọc mua sách lậu, sách giả tức là tiếp tay cho trộm cắp, là dùng hàng trộm cắp. Vô hình trung, các học viên, những người tu luyện Đại Pháp đã tự biến mình thành người tiêu thụ hàng giả, làm mất đi nhân cách đạo đức của chính mình.
Chính quyền ra tay đột kích một tụ điểm sách lậu lớn tại Hà Nội, cho thấy in lậu và dùng hàng lậu đã là vấn nạn của cả xã hội, và rất nhiều người cũng đã đứng lên cất tiếng nói phản đối và bài trừ hành vi in lậu. Người tu Đại Pháp đáng lý còn phải làm tốt điều này thì thực tế còn ngược lại, một bộ phận không nhỏ các học viên không những không thanh tỉnh, không nghiêm túc mà có vẻ còn gian manh hơn, quả thực là còn tệ hơn cả người bình thường trong xã hội. Những học viên đó có lẽ chưa thể được coi là người tu vì không ít người không tu trên thực tế thậm chí còn làm tốt hơn họ, bởi người không tu còn dám thừa nhận in lậu là sai và còn lên tiếng bài xích công khai!
Vào khoảng tháng 3/2018, tôi lại nghe có vụ việc chính quyền Việt Nam đã ập vào 02 điểm in sách lậu mà học viên nói là “lớn nhất toàn quốc” và tịch thu rất nhiều sách Đại Pháp, lẫn trong đó thậm chí còn phải nói thêm là còn rất nhiều chồng sách có tựa đề là Giải thể văn hóa Đảng. Học viên cả nước khi đó trong hệ thống PĐV-LLV được kêu gọi Phát chính niệm thanh trừ can nhiễu (giống như trường hợp Shenyun 2016 kể trên) ồ ạt thông qua các nhóm chat, Group Facebook v..v
Tôi lúc này lại nghĩ có lẽ phải tiếp tục đặt ra câu hỏi:
- Những học viên bị lừa mua sách lậu do thiếu hiểu biết, không để ý, không minh bạch Pháp lý và những học viên góp tiền duy trì việc in sách lậu, Phát chính niệm, thậm chí còn ủng hộ việc in lậu tại Việt Nam liệu có bị Cựu Thần gom chung vào một nhóm phá hoại Pháp hay không? (Tất nhiên vẫn là không quan tâm có bị lừa, hay do không có hiểu biết mà vẫn được Cựu Thần xem là chung một nhóm phá hoại, là ủng hộ hành vi phá hoại).
- Vậy tương lai của những học viên đó sẽ là đi đến đâu?
Nếu học viên nào khi đọc đến đây hiểu ra được thì tôi nghĩ muốn tự cứu thì không những phải phơi bày hành vi sai trái đó ra ánh sáng và cực lực lên tiếng phản đối hành vi in lậu, nói rõ cho các học viên xung quanh mình biết như là một phương thức biểu thị rõ thái độ không ủng hộ hành vi phá hoại Pháp.
Thời gian vài năm gần đây, tôi còn biết lại rộ lên hiện tượng rao bán hay tặng cho các thể loại tạp chí do Đại Kỷ Nguyên Việt Nam hay Trí Thức VN làm ra. Những loại tạp chí lấy danh nghĩa chứng thực Pháp này tôi chắc là không được chính quyền cấp phép in ấn và xuất bản trong nước (lý do vì sao thì mọi người tự có thể hiểu ra, vì đến sách Đại Pháp họ không cho phép xuất bản thì tài liệu chứng thực Pháp liệu có thể?), nếu mà tùy tiện đem phát hành ra ngoài không khéo còn bị chính quyền tịch thu vì tội phát tán tài liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ như chơi.
Vả lại, nếu những loại tạp chí đó mà cũng là in lậu hoặc chưa có giấy phép xuất bản, phát hành thì tôi nghĩ học viên nào mà trung chuyển, cho tặng, biếu hay đem bán đến các học viên khác hay thậm chí cả những học viên nhận tạp chí đó thì có phải sẽ rất dễ bị cho vào diện ủng hộ hành vi sai trái là in lậu? trốn thuế quốc gia? Học viên biết hành vi đó là tiếp tay cho việc vi phạm pháp luật mà vẫn làm thì có đúng là đi ngược lại lời dạy của Sư Phụ trong Phụ Lục IV của Đại Viên Mãn Pháp hay không?
Tôi nghĩ học viên muốn chứng thực Pháp, muốn người ta nhận ra sự tốt đẹp của Đại Pháp thì có thể chỉ cần đơn giản là qua hành vi tự thân, lề lối ứng xử hàng ngày, kết quả cũng như trách nhiệm trong công việc v..v mà chứng minh chứ không cứ nhất thiết phải ỷ lại hay dựa vào một thứ gì đó “hữu hình”. Một người họ đọc được một cuốn tạp chí liệu họ có nhìn nhận tốt đẹp ngay về Đại Pháp? Nếu giả sử mà được thế thì tôi nghĩ chắc chả cần học viên chứng thực Pháp làm gì, chả cần tu, cứ chỉ cần đơn giản là thuê nguyên một đội PG được huấn luyện cách giới thiệu với nhiều kiểu khác nhau đi xe máy vòng quanh phố phát tạp chí, cứ làm thế có khi còn hiệu quả hơn. Tôi nói thật, nếu cứ suy nghĩ kiểu như vậy, có khi để những nhân viên làm dịch vụ giao tiếp khách hàng có kinh nghiệm họ có thể còn làm tốt hơn cả học viên; Học viên nếu xét về khoản ăn nói, hiểu biết xã hội và kỹ năng giao tiếp qua đó để lại ấn tượng tốt về tính chuyên nghiệp thì so làm sao được với họ.
Số 3
GÓP TIỀN CHO HẠNG MỤC BẤT MINH MÀ KHÔNG BIẾT SỐ TIỀN ĐƯỢC CHI CHO VIỆC GÌ; MUA BÁN TÀI LIỆU/VẬT PHẨM GIẢNG CHÂN TƯỚNG; MUA BÁN NHỮNG THỨ VỐN KHÔNG THUỘC VỀ CHÍNH PHÁP TRONG CỘNG ĐỒNG HỌC VIÊN
Thể theo việc số lượng học viên tăng dần lên qua các năm nhưng lại không hẳn đi đôi với chất lượng, học viên rất nhiều lại chuộng hình thức, thích làm việc thứ 3, thích tu theo nhóm, thích được khen ngợi, thích tích uy Đức, thích nhanh chóng thành Thần v..v Những cái tâm đó tích tụ nhiều dần lên, sơ hở ngày càng lớn thì có vẻ như cũng từ đó xuất hiện nhiều thành phần len lỏi vào học viên để kinh doanh trục lợi.
Để lấy một ví dụ minh họa, thì tôi biết có một ông bác sỹ quân đội tên là Đức Tuấn hiện đang sống tại Sài Gòn, là người có thanh thế khá lớn trong hệ thống PĐV-LLV mà trước đây có quan hệ mật thiết với Phạm Đôn Nhân, từng sang tận nhà Đôn Nhân tại Mỹ dự tiệc thân mật.
Bác sỹ Đức Tuấn, mặc áo vàng luyện công, đầu hói đứng ngoài cùng từ trái sang phải. Là thành phần rất có thanh thế trong hệ thống PĐV-LLV ở Việt Nam.
Ông bác sỹ này cũng tham gia chính trong vụ lừa tiền Shenyun nhưng bị Phạm Đôn Nhân cho "leo cây" vào phút chót. Sau khi bị Đôn hất cẳng, có thể do quá uất ức nên ông bác sỹ này mới tìm mọi cách vạch trần Đôn sau khi vụ việc bán vé khống bị vỡ lở.
Theo như những gì tôi được biết, thì ông bác sỹ này chuyên đi bán thuốc trị bệnh cao huyết áp, thậm chí khi đi giảng chân tướng thì còn nói là nếu không luyện Pháp Luân Công thì có thể mua thuốc của ông này để trị bệnh, cũng rất nhiệt tình đi quảng bá loại thuốc đó trong học viên, mà thuốc này theo tôi thấy thì đâu có thuộc về Chính Pháp, đâu có liên quan gì đến Đại Pháp? Nhận định thế nào về vị này thì tôi xin nhường lại cho độc giả tự suy xét dựa trên những lời giảng của Sư Phụ tôi đã dẫn ra ở phần đầu của nội dung bài viết.
Một ví dụ về góp tiền cho hạng mục bất minh, không biết số tiền quyên góp được sử dụng cụ thể ra sao; đó là hiện ở một số tỉnh ở Việt Nam như Sài Gòn, Hà Nội, Bình Dương, Bắc Giang v..v thời gian vừa qua đang có một số đối tượng lôi kéo học viên tham gia hạng mục trực phần mềm gọi điện thoại giảng chân tướng cho người Trung Quốc và …. Việt Nam. Đại khái là họ giữ bí mật rất kín, và họ thường có vẻ tìm những học viên nào có điều kiện khá giả để mời chào. Học viên tham gia thì ngoài việc phải ứng tiền trước, ngồi trực máy như kiểu ngồi cày game thì phải bỏ một số tiền khá lớn ra để duy trì gói cước chạy phần mềm háng tháng. Theo đó, các học viên được kêu gọi phó xuất tiền hàng tháng cho người đứng đầu để thực hiện hạng mục này, một nhóm quản lý tầm 10 máy, các học viên tham gia không hề biết khoản tiền mình đóng góp được sử dụng cho việc gì, ngay cả việc chuyển khoản cũng phải làm bí mật, không được ghi tên tuổi gì về người chuyển tiền. Chi phí đóng góp theo tôi biết đến thời điểm hiện nay đã là hơn 40 triệu/1 nhóm/tháng. Đến cuối tháng thì sẽ có một học viên trong nhóm tổng kết chi phí thiếu thừa ra sao, chi phí rất nhiều khi được thông báo tăng do giá cước, do phí bảo trì v..v. (Học viên có thể đọc thêm chi tiết tại bài viết sau - Link). Như vậy, học viên tham gia góp tiền vào một hạng mục mà không biết tiền của mình sẽ đi đâu, dùng vào việc gì, ngay cả đến việc tăng chi phí cũng chỉ biết cho có thì liệu có nguy hiểm hay không? Sư Phụ đã giảng rất rõ trong bài kinh văn bên trên mà tôi đã dẫn ra ở phần đầu bài, chả lẽ họ học Pháp mà vẫn không ý thức được gì hay sao?
Một ví dụ về việc kinh doanh vật dụng giảng chân tướng, hồng Pháp; đó là tôi gần đây được biết có học viên phơi bày một thành phần đi bán tranh Thư Pháp viết nội dung liên quan đến Đại Pháp.
Quảng bá Đại Pháp kiêm luôn Phúc Lộc Thọ?
Họ dám lấy việc Sư Phụ gia ân tiêu nghiệp bệnh cho họ để PR cho việc "mưu sinh" bán Thư Pháp? Quả là quá bất kinh!!
Họ quảng bá ra trong học viên và đánh vào chấp trước muốn làm việc thứ 3, muốn hồng Pháp, cộng đồng tu luyện quả là thị trường kinh doanh tiềm năng với khả năng đem lại doanh thu và lợi nhuận cao.
Theo như học viên phản ánh, họ bán ra khoảng 100.000 đ/một cặp Thư Pháp, quảng bá rầm rộ trong học viên, nói là học viên mua để hồng Pháp nhân dịp Tết. Họ còn nói rằng Sư Phụ gia ân giúp họ tiêu nghiệp bệnh để họ đi mưu sinh bằng cách bán tranh Thư Pháp. Tôi thấy quả thực là quá bất kính với Sư Phụ, quá khinh nhờn Pháp.
Thực tế, hiện nay đang xuất hiện rất nhiều hình thức kinh doanh trục lợi từ học viên Đại Pháp nhưng họ thực hiện một cách tinh vi bằng phương thức lồng nội dung hồng Pháp, giảng chân tướng hay liên quan đến Đại Pháp vào trong đó. Từ những quả bóng bay, bút viết, quần áo, loa đài, thảm ngồi luyện công, lịch treo tường, huy hiệu Pháp Luân, sách Đại Pháp, kinh doanh Tour du lịch để đi dự Pháp hội, Tour đi du lịch để xem Shenyun v..v (xem link bài viết liên quan) đến cả những thứ vốn không liên quan gì đến Đại Pháp như kinh doanh Thư pháp, kinh doanh phong bao lì xì hay mũ của ông già Noel. Đặc biệt, học viên muốn mua là phải bỏ tiền ra, mua càng nhiều thì thậm chí có khi còn được tính rẻ đi. Khi mua xong sẽ lại đem đến các điểm luyện công, học Pháp rồi lại phân phát cho những học viên xung quanh (thường là cho không, tặng không) và được khuyến khích là đem những thứ đó ra để hồng Pháp hay giảng chân tướng.
Có lẽ học viên vốn đã quên mất là Sư Phụ vốn nghiêm cấm thu tiền, gây quỹ (Link); Minh Huệ cũng từng ra thông cáo về vấn đề này (Link). Theo tôi nghĩ, học viên có thể tự bỏ tiền của mình ra để tự in tài liệu hồng Pháp trong khả năng có thể, nhưng nếu làm ra tài liệu đó rồi đem bán lấy tiền trong học viên hay thu tiền gây quỹ để sản xuất hàng loạt tài liệu giảng chân tướng thì đều là sai với nguyên tắc Đại Pháp, bất kể lý do họ đưa ra là gì đi chăng nữa, kể cả là in hộ học viên, hay là nói rằng họ in chất lượng đẹp, học viên tự in chưa chắc đẹp bằng họ v..v. Theo tôi đó chỉ là lơi lẽ bao biện, không khéo mục đích thực sự của họ là để kinh doanh kiếm lời trong học viên không chừng.
Những thứ này làm tôi liên tưởng đến những dạng thức làm loạn khí công như “khí công Thư Pháp” trong bài “Khí công võ thuật” mà Sư Phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân cũng như vấn đề liên quan đến việc hòa thượng kiếm tiền từ khai quang tượng Phật, biến việc khai quang thành hàng hóa thương mại được Sư Phụ giảng trong bài “Khai quang” - Chuyển Pháp Luân.
Trong khi rất nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng quảng cáo thương hiệu qua phong bao lì xì, thì học viên quảng bá theo phương thức này vừa dễ làm người ta đánh đồng Đại Pháp cũng đi mời chào quảng cáo gây phiền hà, vừa làm người ta không coi trọng Đại Pháp mà quăng vứt phong bao lì xì ghi nội dung liên quan đến Đại Pháp, từ đó tạo tội nghiệp.
Giả sử người nào đó dùng phong bao lì xì đó xong, không quan tâm mà vứt bừa bãi rồi để trẻ con lôi ra chơi nghịch, dẫm đạp, xé nát (điều này chắc hẳn học viên nào ở Việt Nam cũng phải ý thức rõ) thì có đúng là rất nhiều người trong gia đình, họ hàng của họ đã không biết mà mắc tội với Đại Pháp hay không? học viên hồng Pháp kiểu đó chả gián tiếp thực hiện hành vi phá hoại thanh danh Đại Pháp hay sao??? bởi có ai đem phong bao đó đem lên trưng bày ở tủ kính đâu? Những vật dụng đó dùng xong là họ vứt đi ngay, như vậy có đúng là học viên tiếp tay cho hành vi chà đạp Đại Pháp? và cũng là đẩy nhiều người vào tình huống nguy hiểm vì bất kính với Đại Pháp hay sao?
Thêm nữa, trong hoàn cảnh mà học viên chứng thực Pháp cực đoan khiến quá nhiều người phản cảm tại Việt Nam, và chính quyền cũng đang cho hoạt động của các học viên vào diện kiểm soát nghiêm ngặt; thì tốt nhất theo tôi nghĩ bây giờ nên quay về phương thức tâm truyền tâm, người truyền người; Tức là tự mình làm gương, thông qua hành vi, lời nói, cư xử trong tu luyện thực chất mà chứng minh sự tốt đẹp của Đại Pháp đến mọi người xung quanh; đó theo tôi mới là cách bền vững nhất, không gây phản cảm, không tốn tiền mà vẫn duy hộ tính tôn nghiêm của Đại Pháp. Nếu cứ đem những thứ "hữu hình" như lịch, bao lì xì, bút viết, tài liệu ra không khéo họ còn nghĩ học viên sao vào tập rồi lấy tiền đâu ra in những thứ đó, chẳng phải có tổ chức? Ngoài ra, việc đem những thứ liên quan đến Đại Pháp tùy tiện lên các vật dụng đời thường theo tôi thấy cũng là một hành vi coi thường và hạ thấp Đại Pháp, học viên ai cũng muốn người khác đắc được thứ tốt nhưng tôi nghĩ việc duy hộ tính uy nghiêm của Đại Pháp phải được đặt lên hàng đầu. Nếu không ý thức việc sử dụng những cách thức đó là sai, mà học viên cứ đi mua rồi đem ra hồng Pháp thì không khác gì như ủng hộ hành vi sai trái, vừa là tiếp tay cho hành vi thu tiền trong học viên, vừa dễ khiến người ta đắc tội với Đại Pháp.
Nói tiếp về vấn đề kinh doanh trục lợi trong học viên, tôi xin đưa thêm một ví dụ khác nữa, tôi có biết ở hải ngoại thông qua một bài viết chia sẻ kinh nghiệm của học viên A (Link) ở Bắc Mỹ rằng một người bạn không phải là học viên của A ở Trung Quốc gọi điện cho A vào ngày hôm kia và nói về OneCoin, một mô hình kim tự tháp bị nghi ngờ là lừa đảo. Anh nói anh biết một học viên Pháp Luân Công, lấy danh nghĩa là giúp đỡ người khác, đã bán hàng nghìn tiền OneCoin (một loại tiền ảo), tương ứng với hơn một trăm ngàn nhân dân tệ (quy đổi ra là khoảng hơn 340 triệu đồng VN), cho các học viên khác. Bạn A nói rằng anh đã thấy nhiều học viên mua bán OneCoin. Anh nói: “Mỗi khi gặp nhau, họ hỏi nhau đã kiếm được bao nhiêu tiền hay gần đây đã bán được bao nhiêu OneCoin. Họ tự xưng là những học viên trung thực và thuyết phục nhiều người mua OneCoin.” Bạn A nói với A rằng anh sẽ nghĩ rằng tất cả học viên đều như thế nếu anh không biết A.
Trong nội dung bài chia sẻ của học viên A, A cũng nói rằng một vài người trong cộng đồng muốn bán đồ cho các học viên, hay thậm chí còn đem theo hàng hóa đến những điểm học Pháp nhóm để bán. Chẳng hạn như một học viên sở hữu một nhà máy sản xuất hương nói với các học viên trong khi học Pháp: “Hãy đến mua hương ở chỗ tôi. Tất cả các bạn sẽ được giảm giá.” Học viên này đã làm việc mà Sư phụ bảo chúng ta phải tránh (đại ý, không nguyên văn) đó là truyền bá những điều không thuộc về Chính Pháp trong các học viên. Học viên A cũng cho rằng những hành vi đó là sai. Thể ngộ của học viên A là, sẽ không là vấn đề gì nếu một học viên bước vào một cửa hàng để mua hương. Nhưng chúng ta không nên nhắm đến các học viên để bán hàng, chứ chưa nói đến việc kiếm lời.
Nói đến Onecoin đang thịnh hành trong học viên tại Trung Quốc thì có lẽ phải nhắc đến đồng Flashcoin hiện đang được Võ Hoàng Vinh đem ra kinh doanh trong học viên tại Việt Nam (Xem bài viết: Link).
Võ Hoàng Vinh (hay còn gọi là Vinh Vo) - Việt kiều sống tại Mỹ, đồng sáng lập ra tiền ảo Flashcoin giống như Onecoin
Mà Võ Hoàng Vinh thì hiện đang quản lý trang Minh Huệ Việt Ngữ, Chánh Kiến Net (www.chanhkien.org) và trang Pháp Luân (www.phapluan.org). Chắc nói đến đây thì tôi nghĩ độc giả có thể sẽ phải có sự suy ngẫm nhất định. Đến những hạng mục thượng tầng như vậy mà còn tồn tại những hành vi bất chính, thì quả là quá bi thảm cho môi trường tu luyện tại Việt Nam, rất khó để tìm ra được một nơi thanh tịnh trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam.
Như vậy, dựa trên bài giảng của Sư Phụ như được đưa ra ở phần đầu nội dung bài viết, tôi có thể ngộ nông cạn rằng việc kinh doanh bất cứ một sản phẩm nào, loại hình nào mà không thuộc về Chính Pháp được đem ra truyền bá trong học viên thì rõ ràng là phá hoại Pháp, bất kể người đó tu lâu hay có thanh thế ra sao thì người đó không thể được coi là học viên. Tôi nghĩ rằng học viên không ý thức mà lại mua những sản phẩm đó hay ủng hộ cho việc kinh doanh sản phẩm đó thì thực chất chả phải là gián tiếp tiếp tay cho hành vi phá hoại Pháp? Tôi dù không muốn nhưng lại vẫn phải đặt ra câu hỏi: Họ có bị Cựu Thần gom chung vào một lô phá hoại Pháp hay không?
Số 4
SAI PHẠM NGHIÊM TRỌNG VỀ TÀI CHÍNH VÀ NHỮNG SAI PHẠM KHÁC CỦA TRANG "KHỎI BỆNH THẦN KỲ", ĐẠI KỶ NGUYÊN VIỆT NAM
Trước khi nói đến 2 trang này thì tôi xin bàn luận đến một vấn đề, đó là việc học viên nhờ một vài phương thức giới thiệu mà biết đến Pháp, cụ thể:
Giả sử, tôi được một học viên phân phát sách lậu đem sách đó đi hồng Pháp, và tôi từ đó biết được Đại Pháp và vào tu luyện. Vậy thì có phải tôi sẽ cho rằng sách lậu đó là nên tồn tại vì tôi chính là qua nó mà biết đến Pháp? Tôi nghĩ rõ ràng là không phải. Bởi tôi biết rõ trong Phụ Lục IV của Đại Viên Mãn Pháp, Sư Phụ có nói rõ rằng (đại ý, không nguyên văn) là hễ là học viên Pháp Luân Đại Pháp thì phải nghiêm khắc tuân thủ pháp luật quốc gia của mình, hễ ai có hành vi vi phạm chính sách pháp luật quốc gia, thì đều là điều không được dung nạp trong công đức của Pháp Luân Đại Pháp.
Tôi có thể ngộ nông cạn rằng, việc in lậu vốn là vi phạm pháp luật rõ ràng thì bất cần biết hành vi này có giúp học viên biết được đến Pháp hay không thì cũng không được dung nạp trong công đức của Pháp Luân Đại Pháp. Nguy hiểm hơn, nếu cho phép hành vi này tiếp tục tồn tại thì nhiều kẻ gian đội lốt học viên sẽ nhân cơ hội đó kiếm chác thêm được nhiều tiền hơn, trốn thuế quốc gia, ăn chặn tiền bản quyền của Sư Phụ.
Liệu một học viên đặt việc bản thân biết đến Pháp cao hơn hay đặt sự uy nghiêm của Đại Pháp, thanh danh và lợi ích của Sư Phụ lên cao hơn? Đó chả phải cách nghĩ “có lợi cho tôi thì tôi cho nó là tốt, không có lợi thì tôi cho là không tốt”, “cứ giúp tôi biết đến Pháp thì nên tồn tại dù đúng dù sai” vốn đã biến dị nơi xã hội đó sao? Tôi có biết rằng, ở Đài Loan thì Pháp Luân Đại Pháp phát triển nhanh chóng kể từ khi được giới thiệu đến công chúng vào năm 1995; Đặc biệt là số học viên gia tăng ngày một nhanh từ khi Pháp Luân Công bắt đầu bị đàn áp ở Trung Quốc từ 20/07/1999; Vậy thì nếu theo cái logic trên thì không lẽ việc bức hại đó cũng nên tiếp tục vì chả phải nó đã giúp nhiều người ở Đài Loan biết nhiều hơn đến Đại Pháp?
Do đó theo tôi, Tốt – Xấu cần phải dựa trên Pháp mà xét, ở đây tôi nghĩ học viên cần xem kỹ lại Phụ lục IV của Đại Viên Mãn Pháp – theo tôi đó là những yêu cầu rất căn bản mà Sư Phụ đặt ra cho học viên.
Như vậy, muốn biết hoạt động nào của học viên nên tiếp tục hay không thì tôi nghĩ cần phải xem xét tối thiểu ở 2 điểm sau:
Họ có vi phạm pháp luật, hay cổ xúy cho hành vi vi phạm pháp luật hay không?
Họ có tuân theo đúng những gì Sư Phụ đã giảng là vấn đề tài chính phải nghiêm khắc ra sao? những việc không được phép làm như cấm thu tiền gây quỹ, phải nghiêm khắc tuân thủ pháp luật quốc gia của mình v..v hay không?
Nếu họ không đạt được, thì tôi nghĩ họ không nên tiếp tục hoạt động đó, thậm chí họ còn phải công khai tự nhận lỗi sai và đi vãn hồi những hậu quả mà họ đã gây ra vì làm trái lời Sư Phụ, khởi tác dụng phá hoại Pháp. Học viên nào còn ủng hộ họ thì thực tế là lý giải Pháp chưa đúng, vẫn dùng tư tưởng của người thường, dùng cái tình vốn lấy lợi ích bản thân làm trung tâm đi kèm với sự cả nể đem so với sự từ bi và uy nghiêm của Đại Pháp. Nếu những hoạt động sai phạm đó mà vẫn được tiếp tục thì tôi e rằng không chỉ người trực tiếp thực thi hành vi sai trái mà người ủng hộ cũng sẽ bị Cựu Thế Lực gom chung vào một nhóm phá hoại Pháp như nhau.
Bây giờ, tôi xin phép đi đến vấn đề chính là 2 trang được nêu tên bên trên:
Sau khi trang Đại Kỷ Nguyên Việt Nam (DKN) bị tổng bộ Epochtimes cắt đứt liên hệ (Link chứng minh), thì từ đó trở đi DKN đã không còn thuộc về Epochtimes nữa.
Trang chủ của Epochtimes đã xóa tên Việt Nam ra khỏi danh sách các thành viên trực thuộc vào khoảng tháng 9/2018, cũng từ đó hiểu rằng DKN không còn thuộc Epochtimes nữa
Nhưng lạ thay đến thời điểm tôi viết bài viết này DKN lại vẫn sử dụng thương hiệu Đại Kỷ Nguyên từ đó đến nay mà không bỏ đi, các Fanpage họ lập cũng vậy. Rõ ràng đây là hành vi sai trái, coi thường nguyên tắc Đại Pháp, coi thường tổng bộ Epochtimes, coi thường pháp luật.
Đến tận ngày 18/01/2019, cả trang báo và Fanpage của DKN vẫn để logo của Epochtimes
Hành vi của DKN dưới trướng của CEO Trung Vũ (vốn chung chạ ngoại tình có con riêng dù đã tu luyện khoảng 10 năm) đã có những sai phạm nghiêm trọng. Điển hình nhất là vụ dám tự tiện trích 30% cổ phần của DKN đem ra xài riêng cho các hoạt động khác mà không hề hỏi ý kiến tổng bộ Epochtimes (trong khi DKN vẫn đang nằm trong phạm vi quản lý tài chính của Tổng bộ). Như thế không khác gì dùng tài nguyên Đại Pháp vào chi tiêu cá nhân, chi và dùng tiền sai mục đích. Đã vậy suốt 3 năm DKN không hề hợp tác với Ban Kế toán của Epochtimes nên rất có thể số tiền thất thoát còn lớn hơn nữa, chỉ là chưa bị phơi bày ra mà thôi.
Tôi nhớ trong bài Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014 (Link) Sư Phụ có giảng (đại ý, không nguyên văn) rằng nếu học viên định thành lập một công ty hay muốn làm một hạng mục, thì dù học viên có cảm thấy rằng đó là hạng mục đệ tử Đại Pháp đi nữa, thì học viên cũng đều phải trước tiên kiện toàn chế độ tài chính kế toán rồi hãy làm! Nếu không thì đừng làm! Học viên cần phải có chế độ quản lý nghiêm khắc! Vấn đề Sư phụ giảng ra này, chính là đã ắt phải như thế rồi. Sư Phụ cũng giảng (đại ý, không nguyên văn) rằng Sư Phụ không biết Cựu Thế Lực kia tới lúc nào sẽ gia tăng làm hại học viên, nhưng Sư Phụ muốn bảo cho các học viên, rằng nhất định phải thực thi cho tốt.
Như vậy, tôi có thể ngộ nông cạn rằng nếu vấn đề tài chính mà đã sai trái thì bản thân hạng mục hay công ty gì gì đó, kể cả có là của đệ tử Đại Pháp thì cũng đã nên phải hủy bỏ đi rồi. Ấy là còn chưa kể làm sai mà không công khai nhận lỗi, không đi vãn hồi hậu quả thì còn sẽ bị Cựu Thần gia tăng làm hại. DKN vi phạm nghiêm trọng, không nghe theo lời Sư Phụ giảng thì hậu quả tôi e là xong rồi.
Ngoài ra, DKN còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến không chỉ thanh danh của tổng bộ Epochtimes và xa hơn là thanh danh của Đại Pháp thông qua những phốt đi ăn cắp sản phẩm trí tuệ của người dân trong xã hội và bị họ bêu tên đích danh công khai, khi sự việc vỡ lở thì họ - những thành viên trong DKN không hề có một lời xin lỗi hay vãn hồi hậu quả gì hết.
Khi biết được những sai phạm nghiêm trọng đó, ấy vậy mà vẫn có hơn 400 học viên ký tên ủng hộ Trung Vũ tiếp tục là CEO và còn đe dọa bỏ DKN chuyển sang làm cho hạng mục truyền thông Beauty of Life (BL) do Trung Vũ dùng tiền cổ phần trích từ DKN chuyển sang đầu tư (mà vốn số tiền đó thu được là từ việc sử dụng bản quyền thương hiệu Đại Kỷ Nguyên của The Epoch Times (Tổng bộ) - tức là phải do tổng bộ sở hữu). Hơn thế, rất nhiều học viên tuy biết nhưng cũng tỏ ra bàng quan và nói… không quan tâm vì không đủ TẦM.
TheBL.com (The Beauty of Life), trang tin mới mà Trung Vũ dám tự tiền trích tiền từ cổ phần DKN (vốn do tổng bộ Epochtimes sở hữu mà không xin phép) bỏ ra thành lập, trục lợi từ tài nguyên Đại Pháp.
Một vấn đề đáng quan ngại nữa đó là tình trạng tu luyện của những học viên chứng thực Pháp mảng truyền thông làm việc trong DKN. Đã có nhiều nguồn tin nội bộ tiết lộ tệ quan hệ nam nữ bất chính, thậm chí bản thân học viên tự chủ động đi ngoại tình, nhiều học viên nam đi tán tỉnh những học viên nữ mới có nhan sắc, nhiều trường hợp thậm chí đã khiến một học viên nữ có chồng suýt phải tự tử v..v. Tuy chưa phải là bức tranh toàn cảnh những gì đã và đang diễn ra trong nội bộ DKN nhưng cũng phải nghiêm khắc mà nhìn nhận rằng bản thân hạng mục này và chính những học viên đang làm trong đó thực sự đang đi sai lệch quá lớn đối với Đại Pháp, khởi quá nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến thanh danh Đại Pháp, cái nhìn của người dân xã hội và với chính việc tu luyện của mỗi học viên trong DKN.
Một hạng mục toàn các học viên mà gây ra quá nhiều sai phạm, đi ăn cắp sản phẩm của người khác gây rất nhiều thiệt hại dẫn đến tổn quá nhiều Đức và tích thêm quá nhiều Nghiệp lực, dám lấy tài nguyên Đại Pháp sử dụng sai nguyên tắc, không biết sai mà sửa hay vãn hồi mà vẫn tiếp tục làm thì tôi nghĩ đây chả phải là phá hoại Pháp là gì? Vì họ biết sai với Pháp, biết đã gây hậu quả mà lờ đi thì có phải là học viên không?
Như vậy, các học viên nào biết sai mà vẫn ủng hộ Trung Vũ tại vị trên chiếc ghế CEO, vẫn tiếp tục nhắm mắt share bài, like bài thì có phải là gián tiếp ủng hộ hành vi sai trái loạn Pháp của DKN? Học viên biết DKN làm sai mà không dám bình luận, không dám lên tiếng có phải cũng sẽ được coi là tòng phạm?
Tôi lại phải đặt lại thêm một câu hỏi:
- Liệu những học viên thuộc diện kể trên có bị Cựu Thần gom vào một nhóm cổ xúy việc tiếp tục thực hiện những hành vi phá hoại Pháp?
- Có những học viên biết nhưng không đứng ra phản đối, bảo không quan tâm v..v thì có phải cũng bị xem là ủng hộ, là tiếp tay? Vậy tương lai của những học viên đó sẽ ra sao đây?
Bây giờ, tôi sẽ nói tới trang Fanpage "Khỏi Bệnh Thần Kỳ":
Dựa theo những gì đã được phân tích bên trên, bây giờ tôi nghĩ bản thân không cần nói nhiều, chỉ cần biết rõ xem Trang Fanpage rất nổi tiếng này có làm gì sai với Pháp hay không? Sau khi thu thập thông tin đầy đủ, tôi xin được liệt kê ra như sau (Bằng chứng là ảnh đi kèm phía dưới):
Admin của Trang này biết và thậm chí còn cổ xúy việc in sách lậu, học viên góp ý nhưng không nghe, lại còn tìm nhiều cách bao biện rằng kiểu như là họ sợ nếu không có việc in lậu của họ thì học viên không tìm được chỗ nào có chất lượng, giá rẻ, in hàng photo chưa chắc tốt bằng họ (tôi cảm giác như đang nghe một hãng kinh doanh trình bày như sợ mất thị trường, mất khách hàng vậy, đó chẳng phải chính là ngụy biện?) - nếu nói như họ chả phải họ tự cho rằng họ cao hơn cả Đại Pháp, cao hơn cả an bài của Sư Phụ, đến mức từ đó cho rằng an bài đưa người có duyên đến Đại Pháp là phải thông qua họ chứ không phải qua Pháp Thân của Sư Phụ hay sao? rằng Sư Phụ an bài học viên có sách là cứ phải thông qua nguồn sách lậu mà họ biết hay sao? Họ tuy không trực tiếp phân phát sách cho học viên nhưng lại hướng dẫn học viên tìm đến điểm cung cấp sách lậu là các PĐV – LLV tại địa phương của họ. Nó gần giống như một kênh Marketing sách lậu vậy
Admin của Trang này nhận quyên tiền gây quỹ để chạy quảng cáo, tuy là nói để hồng Pháp nhưng vấn đề là Sư Phụ trong Pháp đã giảng rõ là cấm thu tiền gây quỹ từ học viên (Link) và Minh Huệ tiếng Trung (Minh Huệ Việt Ngữ chỉ dịch lại) cũng đã cảnh báo từ rất lâu (Link) rằng không được thu tiền trong học viên, kể cả vì mục đích giảng chân tượng; Theo đó, các đệ tử Đại Pháp giảng chân tượng hoặc có các hoạt động hồng Pháp, đều do cá nhân đệ tử Đại Pháp chắt chiu dè sẻn để tự chi trả trong phạm vi có thể của mình, giờ đây ai mà làm thế cũng tương đương với cố ý phá hoại Pháp. Như vậy là họ đã vi phạm nghiệm trọng lời dạy của Sư Phụ và cảnh báo của Minh Huệ tiếng Trung
Do bản thân trang Fanpage này đã không làm đúng yêu cầu về vấn đề không được thu tiền gây quỹ mà Sư Phụ đã giảng nên việc hạng mục này tiếp tục tồn tại không khác gì như là nói rằng hành vi đi ngược lại với lời giảng của Sư Phụ là được chấp nhận, dung dưỡng cho hoạt động phá hoại Pháp.
Riêng về phương diện quảng bá Đại Pháp với cái tiêu đề trang là “Khỏi bệnh thần kỳ” thì theo cá nhân tôi hiểu đã là quá sai rồi. Vì họ làm vậy sẽ vô tình làm nhiều người cho rằng vào tập Pháp Luân Công để trị bệnh, nhưng vì họ tuy chỉ vào học Pháp luyện công nhưng tâm chữa bệnh lại không nhất định buông bỏ, rồi lại nghe người xung quanh bảo “không uống thuốc” hay lấy vài ví dụ học viên “khỏi bệnh nan y” ra để khuyến khích thì không khéo tử vong như chơi, lúc đó tội vạ sẽ đổ đầu ai? Nếu nhỡ có người vì không hiểu mà phỉ báng Đại Pháp, mạ lỵ Sư Phụ thì học viên có gánh nổi hậu quả không?
Những học viên nào cho rằng bản thân mình thông qua trang Fanpage này mà biết được Đại Pháp, từ đó cổ xúy ủng hộ trang này nên tồn tại thì tôi nghĩ chính là không hiểu rõ Pháp lý mà Sư Phụ giảng, gián tiếp ủng hộ cho hành vi sai trái, phá hoại Pháp (bởi chính admin trang đó trong thời gian trước đây cũng ủng hộ và tiếp tay cho hành vi phá hoại Pháp là in sách lậu chứ không nói đâu xa). Bản thân những người làm trong Fanpage đó cũng có vẻ như không biết sai mà sửa, không dám công khai nhận ra sai lầm của mình để vãn hồi. Nếu cứ tiếp tục, những người biết đến Pháp tuy có thể tăng lên, nhưng chẳng phải họ cũng đồng thời tạo ra những người có thể gây hại cho thanh danh Đại Pháp sau này vì nhiễm vào cái cách hồng Pháp sai trái là quảng cáo "trị bệnh thần kỳ"?
Liệu chăng, thông qua trang Khỏi bệnh thần kỳ kia, họ cho rằng họ biết được đến Đại Pháp là nhờ trang đó, thế là sau đó có phải rất nhiều học viên cũng vô thức do không hiểu Đại Pháp thì họ sẽ cũng lấy phương thức quảng cáo sai lệch với Pháp đó ra để hồng Pháp? Càng nhiều người làm vậy thì liệu có gây ra hậu quả gì cho môi trường tu luyện chung hay không? Bản thân các học viên, tôi nghĩ là nên suy xét lại cho kỹ xem.
Tôi muốn tiếp tục đặt câu hỏi như 03 phần trước. Nhưng riêng về vấn đề “Khỏi bệnh thần kỳ” này, tôi nghĩ giờ nên để độc giả tự mình đặt có lẽ sẽ khách quan hơn.
Thực ra trong bài viết này, vì không muốn quá dài nên tôi chưa thể đi sâu thêm một vài ví dụ nữa, như là hiện tượng quảng bá ảnh chụp học viên có một số đốm trắng tròn và quy thành Pháp Luân, học viên hồ hởi đem ra để chứng thực Pháp v..v. Thực chất nó cũng đồng dạng thức như “Khỏi bệnh thần kỳ”, tuy nói là để hồng Pháp nhưng kỳ thực là phá hoại Pháp. (ảnh ví dụ bên dưới)
Ở đây, nếu là nội bộ các học viên với nhau thì chúng tôi nghĩ học viên có thể chia sẻ ra, cũng có thể giúp nâng cao tín tâm. Nhưng, những điều này nếu đem ra xã hội thì rất nhiều khi người ta sẽ không thể tin được, bởi hiện đã xuất hiện quá nhiều những thứ khiến người ta không dễ mà tin vào các hiện tượng siêu thường như photoshop, hiệu ứng ảnh, hay quá nhiều những thứ hiện tượng mà con người chưa liễu giải hết được. Nếu cứ đem ra mà quảng bá, rất có thể sẽ có nhiều người vì không tin mà cho rằng học viên truyền bá mê tín rồi còn quy kết học viên toàn những thành phần hâm dở, hoang tưởng, ngáo đá do nhìn thấy ảo giác v..v.
Nếu họ qua đó phỉ báng Đại Pháp, mạ lỵ Sư Phụ thì có đúng học viên nào quảng bá những thứ này ra là đã gây hậu quả nghiêm trọng hay không? Tôi nghĩ trong chứng thực Pháp cần phải lý trí, tùy việc, tùy tình huống, tùy hoàn cảnh, thậm chí còn phải cân nhắc khả năng lý giải của người trong xã hội thì mới có thể quyết định xem có nên sử dụng phương thức đó hay không? Không cân nhắc, suy xét kỹ, mà mang theo tâm hoan hỷ muốn khoe khoang hiển thị thì rất nguy hiểm. Đối với người cùng tu luyện thì không sao, nhưng đem ra người thường thì phải cân nhắc khả năng lý giải của người ta, học viên cứ tùy tiện đem ra rồi ép họ tin, họ không tin rồi quay ra phỉ báng Đại Pháp thì chả phải học viên hủy hoại cơ hội được cứu của họ?
Tôi nghĩ phàm là một người có học thức, có hiểu biết xã hội và suy nghĩ chín chắn thì sẽ rất hiếm khi có hành vi như vậy. Có thể họ biết nhưng họ thường cất trong tâm không nói ra, hoặc bất quá họ chỉ nói cho một số ít người biết mà thôi, bởi không phải việc gì cũng nên nói ra oang oang cho thiên hạ biết. Người tu, nhất là người trẻ, thường với tâm sốc nổi, thích thể hiện, thích tranh đua, thích tạo ra sự khác biệt để mọi người phải chú ý, khen ngợi mình thì tôi chỉ e họ với những tâm đó mà không bỏ đi thì sớm muộn cũng sẽ tự tạo chướng ngại cho chính bản thân họ.
Để chốt lại, câu hỏi của tôi vẫn như những phần trước: Liệu ai quảng bá những thứ này, đi kèm với cả những học viên nào like/share hoặc không like không share nhưng trong tâm vẫn ủng hộ thì có bị gom vào cùng một nhóm phá hoại Pháp hay không?
Kết luận:
Thông qua phân tích 04 vụ việc nổi cộm điển hình trên trong cộng đồng học viên Pháp Luân Công tại Việt Nam, để biết được rằng đã có quá nhiều học viên trên cả nước vốn đang bị lừa và tự đi hại lẫn nhau do không lý trí, không có chính kiến lý giải sâu về Pháp mà toàn nghe theo đám đông, thậm chí đang ủng hộ cho hành vi phá hoại Pháp mà không tự biết vì sự thật bị che giấu quá kỹ.
Tôi nghĩ rằng rất có thể bên trên thì đang tiếp tục ghi sổ, lên danh sách gom thêm học viên vào diện ủng hộ cho hoạt động phá hoại và ngồi chờ ngày “tất toán” để đào thải họ. Còn học viên vốn đã bị lên danh sách thì không hiểu vì sao cứ u u mê mê, không nhận ra vấn đề thậm chí còn cố gắng quên đi sự việc, hễ ai mà nói đến thì ngay lập tức bịt mắt bịt tai không nghe, còn cho rằng họ soi mói, tạo thị phi, bêu xấu mà không hiểu rằng chính bản thân họ đang gặp nguy hiểm cùng cực ra sao? Tôi trộm nghĩ cơ hội cho họ để tỉnh lại và lên tiếng thanh minh có lẽ không còn nhiều nữa đâu.
Sự thực là môi trường tu luyện tại Việt Nam quá nghiệt ngã. Học viên vốn phải hết sức thanh tỉnh, tu tốt mà không thường hằng đối chiếu với Pháp; Thiếu hiểu biết hoặc chủ quan, cả nể không chịu đi tìm hiểu kỹ những sự thật đằng sau những dấu hiệu bất chính mà bản thân cảm thấy của các hoạt động chứng thực Pháp vì cứ nghĩ học viên nào cũng tốt, họ chả dám làm những điều sai trái đó đâu v..v thì vẫn có thể vấp ngã như thường huống chi là người tu lúc có lúc không. Có những lúc vấp ngã còn đứng dậy rồi tiếp tục tu được, nhưng có những vấp ngã thì không nhất định như vậy. Từ khi những sự việc kể trên xảy ra thì cũng đã vài năm trôi qua nhưng trong cộng đồng học viên vẫn có vẻ như chưa rút ra được bài học nào, thậm chí có khi còn cho rằng bản thân mình sẽ không gặp vấn đề gì, vẫn đang tu tốt đúng không?
Trong bối cảnh mà Sư Phụ phải gửi riêng một bài cho học viên Việt Nam, tôi nghĩ các học viên nên tranh thủ giai đoạn này mà trầm tĩnh nghiêm túc suy xét lại những gì đã xảy ra trong vài năm trở lại đây. Thời gian có lẽ cũng không còn nhiều nữa. Tôi chỉ không rõ số lượng học viên Việt Nam trong vài năm gần đây tuy gia tăng rất nhiều, nhưng cuối cùng trụ lại thì được bao nhiêu người? Ở đây còn chưa bàn đến việc "viên mãn" hay "đắc chính quả" vì tôi cảm thấy nó còn quá là xa vời. (tất nhiên tôi không có ý nói tuyệt đổi bởi có thể vẫn còn những vị tu rất tốt, tôi chỉ đơn thuần là nói chút cảm nhận của cá nhân mình về tình hình chung hiện nay).
Cũng để nói thêm, một số học viên cho rằng lôi những chuyện dường như thuộc về nội bộ học viên này ra thì chả phải giống như bêu xấu? Xin thưa rằng, họ có thể đã nhầm lẫn nghiêm trọng rồi. Lý do vì sao lại nói vậy? Vì những sự việc được nêu ra trên đây thực tế đều bị che giấu rất kỹ, có những học viên biết nhưng không nói hoặc toàn tảng lờ đi khi được học viên khác hỏi vì họ cho rằng nói là tạo thị phi; thậm chí chính bản thân các học viên đang gây họa mà vẫn tưởng rằng mình đang làm đúng do cứ nghĩ làm theo đám đông là không sai. Nhưng, nếu sự việc chỉ dừng ở mức tu cá nhân, vấp ngã rồi dựng dậy tu tiếp thì tôi nghĩ chả ai rảnh mà đi phơi bày những sai trái này làm gì, lo tu bản thân cho nhẹ nợ. Chính vì những sai trái này lại can hệ trực tiếp đến việc học viên có nguy cơ bị bên trên gom chung vào một lô phá hoại do không biết sự thật hay bị lừa mà vô tình tham gia ủng hộ tiền, ủng hộ tinh thần cho những hoạt động sai trái với Đại Pháp nhưng bị che đậy rất kỹ đó. Ngoài ra, nó còn làm cho rất nhiều người trong xã hội vì sự tu luyện không tốt của học viên mà có nguy cơ bị hủy, lý do là vì họ sinh ra tâm không tốt với Đại Pháp do phản cảm với hành vi của học viên.
Thực tế những vấn đề sai phạm không chỉ giới hạn trong 04 trường hợp được nêu trên, nhưng tôi không thể nào mà chỉ ra rõ hết tất cả các dạng thức phá hoại khác vì thực tế là những hoạt động này có quá nhiều và giới hạn bài viết không cho phép. Học viên nếu chỉ trông mong ai đó tìm hiểu hộ, rồi phơi bày ra mới chịu tỉnh thì chỉ e lúc đó đã bị dính bẫy từ lâu rồi; không khéo lúc đó còn vì sợ sai do bản thân dính tràm quá sâu thậm chí quay ra bao biện, duy hộ cho cái sai như một số trường hợp học viên cổ xúy cho sách in lậu bên trên vậy. Tôi nghĩ, phơi bày ra những vấn đề nổi cộm chủ yếu đó để học viên hình thành được nhận thức, khả năng tư duy để trong thực tế căn cứ theo Pháp mà suy xét cho kỹ xem liệu những hoạt động, những hành vi đó có đúng với Pháp hay không chứ không phải cứ nhìn vẻ bề ngoài đẹp đẽ, hoặc đông người nói là tốt thì mình cho là tốt. Nếu học viên không tu thực chất, mà cứ thích làm những việc hình thức, thích nghe lời khen, thích truy cầu công đức, thích chạy theo đám đông v..v thì tôi cũng không chắc họ có thể thoát được kiếp nạn, quả thực rất khó nói.
Nếu mà học viên không nhìn nhận kỹ lại, không cẩn trọng hoặc trước đây đã lỡ tham gia tiếp tay, ủng hộ những hành vi sai trái nhưng lại không thanh minh rõ bản thân bây giờ không ủng hộ những hoạt động đó nữa với biểu hiện công khai qua lời nói hay hành vi thì tôi không dám chắc về tương lai của những học viên đó sẽ đi đến đâu. Ở đây là vấn đề nguy hiểm đến sinh mệnh, chứ không phải vấn đề tu cá nhân nữa. Trong hoàn cảnh thông tin bị bưng bít một cách có chủ ý, cứ cái gì tốt thì mới lôi ra nói, cái gì xấu hoặc thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng thì lại toàn bị che đi, nói giảm nói tránh, thậm chí nhiều học viên chủ chốt còn dọa những ai dám nói ra như là sẽ bị quả báo, tạo nghiệp v..v; Học viên nếu mà không được nhắc, cảnh báo sớm để đi vãn hồi trước khi Chính Pháp còn chưa kết thúc thì có thể cứ thế mà đâm đầu vào nguy hiểm trong khi vẫn tưởng là mình đang tu rất tốt.
Tôi rốt ráo cũng chỉ khuyến thiện và đưa ra cảnh báo, còn học viên nghe hay không thì tất nhiên không thể cưỡng cầu. Trong khoảng thời gian gần đây theo tôi được biết đang có hiện tượng khá nhiều học viên lâu năm liên tiếp "ra đi", dường như học viên vẫn chưa chịu tìm hiểu kỹ để nhìn ra vấn đề ẩn đằng sau mà vẫn cứ tự an ủi, huyễn hoặc bản thân rằng những người đó đã về Trời; nhưng có thật là về Trời hay không thì lại chẳng ai dám khẳng định. Ở người thường có câu nói: "Chưa thấy quan tài chưa rơi lệ", tôi dù không muốn dùng nhưng có lẽ vẫn phải đem ra áp vào thực trạng bi đát lúc này.
Cuối cùng, những gì tôi phân tích và trình bày ở bên trên là chỉ là thể ngộ từ tầng thứ sở tại còn hạn chế và còn nông cạn; Vì nội hàm của Đại Pháp là vô biên, nên tất yếu là sẽ khó tránh khỏi sai sót. Nếu có gì chưa đúng hoặc cần bổ sung/thay đổi, rất mong nhận được sự góp ý của độc giả.
* Ghi chú: Trong một số ảnh chụp, quý độc giả sẽ thấy tôi bôi màu một số đoạn, đó là vì những chỗ đó là được ghi tắt tên Pháp môn, nên vì sự tôn kính với Sư Phụ và Đại Pháp nên tôi xin phép phải bôi đen. Xin cảm ơn.