Giảng rõ sự thật | Giảng chân tướng
Căn cứ theo lý giải về "giảng chân tướng" hay "giảng rõ sự thật" (clarifying the truth) được phía bên Ban biên tập Minh Huệ tiếng Trung (đã được dịch ra tiếng Anh) đưa ra tham khảo, chúng tôi xin trích dẫn lại, cụ thể:
Clarifying the Truth: Because of the persecution in China and the unrelenting hate campaign carried out by China's state-controlled media, Falun Gong practitioners have been actively "clarifying the truth" -- explaining to the public the facts about Falun Gong and exposing the persecution. Truth clarification activities include face-to-face conversations with people, posting notices and posters, handing out flyers, and hanging banners. ..... The goal of clarifying the truth is to help people understand Falun Gong, to dispel the lies of the communist regime in China and to raise public support to end the persecution.
“Bởi vì cuộc đàn áp ở Trung Quốc và chiến dịch tuyên truyền thù hận dai dẳng do các cơ quan truyền thông của chính quyền Trung Quốc thực hiện, các học viên Pháp Luân Công đã tích cực “nói rõ sự thật” [hoặc giảng rõ sự thật] – giải thích cho công chúng sự thật về Pháp Luân Công và phơi bày cuộc đàn áp. Những hoạt động nói rõ sự thật bao gồm việc đối thoại/nói chuyện trực tiếp, treo thông báo và áp phich quảng cáo, phát tờ rơi, treo biểu ngữ ... Mục tiêu của việc nói rõ sự thật nhằm giúp mọi người hiểu về Pháp Luân Công, xóa tan những điều bịa đặt của chính quyền Trung Quốc và kêu gọi người dân ủng hộ chấm dứt cuộc đàn áp.”
[Lược dịch căn cứ theo phiên bản tiếng Anh]
Nguồn: Minh Huệ Anh Ngữ | [Bản gốc] Minh Huệ tiếng Trung
Ở đây, chúng tôi hiểu là không bắt buộc người tu Pháp Luân Công muốn giảng rõ sự thật thì cứ phải là bằng cách đi phát tờ rơi [hay thậm chí hoa sen, vật phẩm nào đó]. Tùy mỗi quốc gia với những hoàn cảnh khác nhau mà học viên có thể lựa chọn cách thức phù hợp. Theo chúng tôi được biết, ở bên Tây phương thì cách thức phát tờ rơi, banner là khá phổ biến; Tuy nhiên, nếu các phương thức này không phù hợp với hoàn cảnh ở Việt Nam (vốn phải qua thủ tục cấp phép từ phía chính quyền - Tham khảo một ví dụ [Link]), thì chúng ta có thể lý trí mà chọn phương thức khác như nói chuyện trực tiếp thông qua tiếp xúc hàng ngày với những người chúng ta quen biết sẽ hợp lý hơn vì cách thức này không vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, về việc giảng chân tướng, Sư Phụ cũng căn dặn rõ (đại ý, không nguyên văn) rằng giảng chân tướng nhất định giảng một cách có lý trí, lấy quan niệm lý luận phù hợp với con người mà giảng nói. Nếu nói siêu thường kỳ lạ quá, không theo quan niệm lý luận của con người, không xét đến năng lực tiếp thụ của họ, thì chư vị đang gây tác hại, tác dụng gây ra là phản diện. Nhất định cần thực thi một cách lý trí, tỉnh táo. Khi giảng chân tướng cho người ta cần xét đến trình độ tiếp thụ của họ. (Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta năm 2003)
Chúng tôi nhận thức rằng, bản thân việc nói chuyện trực tiếp chúng tôi nghĩ cũng cần lý trí suy xét cho phù hợp với bối cảnh thực tế, không phải cứ dập khuôn như một cái máy hễ gặp ai cũng đi giới thiệu và lôi kéo người ta vào tu, và cũng không phải lúc nào khi nói chuyện cũng đem chủ đề về Đại Pháp ra nói vì có thể sẽ khiến người ta thấy phiền toái giống như quảng cáo hay dụ dỗ đa cấp vậy (có nhiều trường hợp thậm chí sau đó người ta còn tìm cách tránh né người tu vì sợ phải nghe quảng bá về Đại Pháp).
Cũng nên tránh đem những điều siêu thường được Sư Phụ giảng trong Pháp ra tùy tiện nói với người không tu, vì họ không như học viên, có những điều học viên tin nhưng người ta có thể không tin. Học viên học Pháp thấy điều gì đó là đúng nhưng đó là tùy đặc điểm nhận thức của từng người, không thể đem ra dập khuôn hết rằng người khác họ cũng hiểu như học viên. Những phạm trù về Thần, Thiên Mục, Đức, Nghiệp v..v không nên tùy tiện đem ra làm nội dung trong giảng chân tướng, cần tùy từng trường hợp mà xem xét, nếu có người họ có biết và tin những phạm trù kể trên thì mới có thể sử dụng. Nếu cứ tùy tiện nói, tùy tiện áp đặt cách nghĩ của bản thân khi đi giảng rõ sự thật, cho rằng ai cũng hiểu vấn đề đó như mình, thì rất có thể sẽ tạo thành những phiền phức nhất định do người nghe tỏ ra bài xích vì không tin/không lý giải được điều mà học viên đang nói, nói đơn giản là tạo ra tác dụng phụ diện.
Việc giảng rõ sự thật này chúng tôi nghĩ không phải là có thể nóng vội mà muốn nói một chút liền khiến người ta tin ngay Đại Pháp là tốt, mà chính là phải qua một quá trình giao tiếp/tiếp xúc/quan sát với thời gian tương đối nhất định, người ta cần có một quá trình tìm hiểu, theo dõi, nhận thức từ chính biểu hiện/lời nói của học viên mới có thể thấy Đại Pháp đúng là tốt hay không?
Chúng tôi nghĩ, đầu tiên, hãy thử nói chuyện và tự giới thiệu (khi bị hỏi kiểu như bạn có hay tập môn thể thao nào không? v..v) để người ta biết học viên là người tu Đại Pháp (nhưng chỉ tự giới thiệu thôi, nói qua về cảm nhận nhưng không nói nhiều hay có ý lôi kéo người ta tìm hiểu), rồi dần dần qua việc thực tu phản ánh ra ở cách giao tiếp, ứng xử, kết quả công việc v..v làm sao cho họ thấy học viên Pháp Luân Công thực sự là người tốt, có trách nhiệm với gia đình và xã hội - từ đó khiến họ dần có thiện cảm về Đại Pháp, Và chỉ lúc đó, nếu có người cảm nhận thấy tốt mà muốn tìm hiểu, muốn học thì lúc đó học viên hẵng giải thích và hướng dẫn (nhưng cũng đừng tỏ ra nhiệt tình thái quá). Cách làm này sử dụng chính những thứ căn bản dễ hiểu nhất với người không tu mà họ có thể thấy bằng mắt thịt (lối ứng xử, cách sống, cách xử lý mâu thuẫn, tác phong làm việc v..v) để chứng thực Pháp, chúng tôi thấy không cần thiết phải đem những thứ cao siêu ra mà vẫn có thể đạt được hiệu quả.
Sư Phụ có giảng rằng (đại ý, không nguyên văn) bất luận là làm việc gì, như giảng chân tướng, hoặc làm các việc chứng thực Đại Pháp, thì trước tiên cần đặt tu luyện tốt bản thân vào vị trí số một, chư vị thực hiện những việc đó mới càng thần thánh hơn. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2007)
Chúng tôi hiểu rằng, nếu học viên không chú trọng tu tốt bản thân, lại sa vào làm việc giảng rõ sự thật một cách hình thức, lấy số lượng, lấy chỉ tiêu thì đó không khác gì là người thường chứng thực Đại Pháp. Nhiều người làm việc này thậm chí có mục đích hiển thị khoe khoang năng lực của bản thân với học viên khác (ăn nói tốt, hiểu biết rộng, nói nhiều người nghe, phát được nhiều tờ rơi, v..v) là chính (hoặc mang tâm đố kị khi thấy học viên khác làm tốt hơn mình nên cũng muốn làm thật mạnh để không thua kém), ngoài mặt thì nói là giảng chân tướng nhưng trong tâm thì đang ngầm cầu danh cầu lợi cũng như tự mãn về khả năng của bản thân, nếu thực sự ở trong trạng thái đó thì chúng tôi e là việc giảng rõ sự thật khi này sẽ có thể gặp nhiều trở ngại, thậm chí bế tắc (chúng tôi cho rằng một phần chính vì những dạng tâm chấp trước kia chưa buông bỏ đi được). Chúng tôi nghĩ việc giảng rõ sự thật sẽ mang lại hiệu quả tốt khi và chỉ khi bản thân học viên tu luyện tốt, liên tục tống khứ tâm chấp trước (kể cả trước, trong và sau quá trình đang giảng rõ sự thật). Điều này nói lý thuyết thì dễ, nhưng vận dụng được trong thực tế hay không thì chúng tôi thấy không dễ chút nào hết.
Cũng theo khái niệm trên của Ban biên tập Minh Huệ tiếng Trung, chúng tôi hiểu rằng bản thân việc "giảng rõ sự thật/giảng chân tướng" không phải là việc tuyên truyền kích động hận thù hay can thiệp chính trị, giựt sập chế độ Đảng cộng sản Trung Quốc. Việc nói rõ sự thật theo nhận thức của chúng tôi bao hàm nhiếu nội dung nhưng mục đích chủ yếu là giúp mọi người hiểu rõ Pháp Luân Công không phải như những điều chính quyền Trung Quốc tuyên truyền bịa đặt, Pháp Luân Công là rất tốt, giúp ích mọi mặt cho xã hội, cuộc đàn áp là phi nhân đạo và cần phải chấm dứt.
Tuy nhiên, có rất nhiều nhóm/tổ chức chính trị, hoặc là đặc vụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc lại hay trà trộn vào cộng đồng học viên Pháp Luân Công, lợi dụng việc giảng rõ sự thật rồi tìm cách lèo lái sang thành các hoạt động chính trị cực đoan (Chống Cộng sản). Ở Việt Nam, chúng tôi qua quá trình quan sát và tìm hiểu, thấy rằng họ thường áp dụng phương pháp là đem những nội dung kích động thù hận giữa học viên Pháp Luân Công và chính quyền Trung Quốc rồi đi sâu vào đả phá chế độ Cộng sản Trung Quốc và thậm chí còn lan sang cả chính quyền ở Việt Nam; Có khi họ còn giả làm học viên đi giảng rõ sự thật một cách quá khích rồi để cho công an đánh sau đó quay video họ bị đánh đăng lên tạo mâu thuẫn giữa học viên và chính quyền Việt Nam. Mục đích của họ là muốn biến hoạt động giảng rõ sự thật thành dạng thức như "chống phá chế độ", "làm chính trị", "chống Cộng sản" trong con mắt chính quyền và người dân ở Việt Nam, từ đó khiến chính quyền và người dân Việt Nam bài xích và gia tăng can nhiễu đến các hoạt động giảng rõ sự thật của học viên.
Sư Phụ cũng từng giảng rất rõ (đại ý, không nguyên văn) rằng không được lấy việc giải thể Trung Cộng thành mục đích. (Giảng Pháp tại hội thảo luận Đài truyền hình Tân Đường Nhân [2009])
Mục đích của việc giảng rõ sự thật chúng tôi nhận thức được chủ yếu là vạch trần dối trá trong tuyên truyền bài xích Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc, khiến người dân nhìn ra được lời dối trá của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hiểu được Pháp Luân Công là tốt - Chứ không phải là đi chống Cộng sản, làm cách mạng, đả đảo giựt sập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ngoài ra, việc giảng rõ sự thật này, chúng tôi nghĩ học viên cũng cần tránh nảy sinh tâm lý ỷ lại vào người trong xã hội, tức là mong muốn người trong xã hội, các cấp chính quyền sẽ nói tốt cho chúng ta, sẽ phản đối cuộc bức hại cho chúng ta. Hiện nay hiện tượng này đã và đang nổi lên rất nhiều trong cộng đồng học viên Pháp Luân Công, có thể lấy ví dụ điển hình là tại Việt Nam và Mỹ. (Tham khảo)
Trên đây là một số quan điểm và nhận thức cá nhân của chúng tôi về vấn đề giảng rõ sự thật. Lẽ dĩ nhiên, chúng tôi ý thức được hiểu biết của bản thân vẫn còn rất nông cạn, mà nội hàm của Đại Pháp là vô biên; Do vậy, học viên chỉ nên coi để tham khảo.