top of page
  • Ảnh của tác giảEditorial Board

Cảnh báo: Lợi dụng mưa lũ miền Trung để quyên tiền và giảng chân tướng quy mô lớn

Đã cập nhật: 1 thg 11, 2020

[22/10/2020] Ban Biên Tập Website

Thời gian gần đây, trong bối cảnh khi khu vực miền Trung ở Việt Nam liên tiếp hứng chịu bão lũ gây nhiều thiệt hại về người và tài sản thì việc một cá nhân rất phổ thông có ý muốn ủng hộ tiền bạc hỗ trợ người dân miền Trung là điều không có gì là sai trái. Tuy nhiên, đã là học viên Pháp Luân Công, thì việc lợi dụng hoạt động ủng hộ đồng bào bão lụt để đi vào miền Trung giảng chân tướng và rồi còn quyên tiền trong học viên thì theo chúng tôi hiểu, đó là hành vi đi ngược lại với yêu cầu của Sư Phụ. Cụ thể: 1. Đi ngược lại Kinh văn 2018 gửi học viên Việt Nam.


Sư Phụ đã giảng rất rõ trong Kinh văn 2018 gửi học viên Việt Nam (đại ý, không nguyên văn) rằng không được giảng chân tướng quy mô lớn.


Phân phát quà lẫn tờ rơi chân tướng cho rất nhiều người, liệu hành vi này có khác gì lợi dụng phát khẩu trang kèm tờ rơi giảng chân tướng trước đây?


Học viên không tu theo yêu cầu của Sư Phụ, không sử dụng Pháp để cân nhắc, lại bị triệt không cho ý kiến, bị ép phải tuân theo chỉ đạo bên trên? Vậy bên trên đó là ai, họ chẳng lẽ còn cao hơn cả Đại Pháp, học viên buộc phải nghe theo họ mà không được phép ý kiến?

Như vậy, việc không ít học viên hiện nay đang lôi kéo nhau vào khu vực miền Trung để giảng chân tướng, có người thậm chí còn chuẩn bị rất nhiều tài liệu tờ rơi phát miễn phí, làm với một quy mô như vậy rõ ràng là đang đi ngược lại với yêu cầu của Sư Phụ.


Hãy thử nghĩ xem, bây giờ khi người dân đang chịu cảnh mưa lũ, họ nhận được đồ quyên tặng từ học viên mà trong đó có tờ rơi giảng chân tướng, mà đã là tờ rơi giảng chân tướng thì tất yếu sẽ phải có phần giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp phải không? Như vậy thì người ta có dễ nghĩ rằng học viên quảng bá trá hình hay không? Kiểu "nhận đồ cứu trợ của chúng tôi thì cũng nên tham gia Pháp môn của chúng tôi nhé" - Đó có phải là hình thức hạ thấp thanh danh Đại Pháp hay không? Học viên làm như thế thực tế chúng tôi nghĩ càng khiến việc quyên tặng đồ cứu trợ mất đi ý nghĩa riêng vốn có. Thiếu gì hoàn cảnh để chứng thực Pháp một cách công chính đường hoàng mà sao lại chọn cách làm lén lút trá hình như vậy?


Bây giờ giả thiết nếu có người dân có người quen trong chính quyền tại khu vực đó, họ mở quà ra và phát giác có tờ rơi rồi nói về Pháp Luân Công và ĐCSTQ (điều này chắc chắn sẽ xảy ra), họ hoặc người nhà họ mà làm trong chính quyền liệu có báo cho phía an ninh tại đó biết không? Chỉ cần một người báo lên thôi thì chính quyền ắt sẽ cho người đi kiểm tra hoặc cho phát loa cảnh báo tới toàn người dân khu vực đó về hành vi của học viên và cũng sẽ tranh thủ tuyên truyền bài xích về Đại Pháp. Lúc đó, liệu có phải tự nhiên các học viên không chỉ làm mất đi ý nghĩa của việc cứu trợ trong mắt người dân và chính quyền (đã đi cứu trợ rồi mà còn tranh thủ cài thêm tờ rơi quảng bá Đại Pháp được in ấn chưa thông qua sự cấp phép của cơ quan có thẩm quyền - Xem ở mục 2) mà còn gián tiếp khởi tác dụng phụ diện hay không?


Tại sao các học viên không suy nghĩ lý trí một chút? Nếu thực sự xảy ra như giả thiết đã nêu, liệu có đúng học viên bề mặt là đi cứu trợ, nhưng kỳ thực về bản chất, lại là đi hại người? Người ta nhận được đồ cứu trợ nhưng sau đó lại bị tuyên truyền rồi quay ra bài xích Đại Pháp, vậy hỏi việc học viên cứu trợ liệu có tác dụng gì?


Thậm chí, chúng tôi nghĩ ở đây rõ ràng đang có một nhóm/tổ chức nào đó ở trong bóng tối cố tình đang dẫn dắt học viên đi sai lệch với yêu cầu của Sư Phụ, bề mặt thì chỉ dẫn học viên làm việc thứ 3 nhưng kỳ thực lại là đẩy học viên tự phá hoại chính việc làm thứ 3 đó. Từ bao giờ học viên phải đi nghe chỉ đạo của một ai đó trong việc chứng thực Đại Pháp? Vậy người đó cố tình ngầm dẫn sai lệch học viên thì học viên cũng nghe theo phải không? Đó có còn là "Dĩ Pháp vi Sư" nữa không?


2. Đi ngược lại yêu cầu của Sư Phụ trong Điều 2, Phụ Lục IV – Đại Viên Mãn Pháp.


Sư Phụ có giảng rất rõ tại Điều 2, Phụ Lục IV, Đại Viên Mãn Pháp (đại ý, không nguyên văn) rằng hễ là người tu Pháp Luân Đại Pháp thì phải nghiêm khắc tuân thủ pháp luật quốc gia của mình; Ai vi phạm chính sách pháp luật quốc gia đều không được dung nạp trong công đức của Pháp Luân Công.


Thực tế, theo chúng tôi được biết, bản thân tờ rơi và tài liệu giảng chân tướng của học viên hiện vẫn chưa được phía Nhà nước cấp phép cho lưu hành (lý do vì sao thì học viên có thể tham khảo ở bài viết sau: Link 1 | Link 2). Do đó những tài liệu mà nhiều học viên đang phát ắt cũng không có nguồn gốc xuất xứ vì tất cả đều là tự in. Học viên có thể tham khảo qua chi tiết tại Khoản 1, Khoản 2 – Điều 27, Nghị định 159/2013/NĐ-CP.



Có thể ngoài đời, có học viên sẽ nói là cũng có tồn tại nhiều trường hợp người thường phát tờ rơi không xin phép nhưng chưa bị phía công an truy bắt và thu giữ. Đúng, vì phía chính quyền khó mà có thể cử người suốt ngày ra đường đi truy bắt được, họ không đủ nhân lực túc trực 24/24 khắp nơi và cũng khó bao quát toàn diện được (nhất là khi không ít người đi phát tờ rơi hay chọn thời điểm "khó nhằn" là vào lúc trời tối hay giữa trưa, hoặc đứng tại các ngã tư lúc giờ cao điểm đông kẹt xe để nếu có biến thì họ lẩn ngay vào đám đông trốn đi); Thậm chí, vì phía chính quyền ý thức họ không thể đủ sức kiểm soát một cách tuyệt đối vì số người đi phát tờ rơi thực tế quá đông và quá giảo hoạt trong việc tìm cách né tránh con mắt của công an, có những trường hợp nói thẳng ra miễn là nội dung trong tờ rơi không thuộc diện "nhạy cảm", chỉ thuộc diện quảng cáo sản phẩm dịch vụ (kiểu quảng cáo siêu thị, hàng ăn, điện thoại v..v) thì họ có thể còn mắt nhắm mắt mở mà bỏ qua.


Nhưng hễ đã thuộc diện "cần quan tâm đặc biệt", thì tất nhiên họ sẽ làm rất chặt, thậm chí còn theo dõi rất quyết liệt; Vì dồn sức vào một nhóm đối tượng cụ thể thì tương đối dễ hơn so với kiếm soát toàn bộ các đối tượng đi phát tờ rơi nói chung. Đây vốn là điều chúng tôi nghĩ học viên chúng ta nên lý trí mà nhìn nhận, biết điều gì đang diễn ra xung quanh rồi tự xem xét cái gì nên hay không nên làm. Ở đây là Việt Nam, không phải là ở các nước tự do như Mỹ mà học viên thích làm gì thì làm đâu.





Khi mà hoạt động của các học viên được phía chính quyền "quan tâm đặc biệt" thì việc theo dõi, giám sát là điều tất yếu sẽ xảy ra. Đến ở điểm luyện công họ còn thống kê được bao nhiêu người, tên tuổi, địa chỉ thì việc học viên tổ chức in ấn tài liệu, sách Đại Pháp ở đâu, số lượng bao nhiêu, những ai tham gia v..v hỏi làm sao mà họ không biết? Đó vốn là nghiệp vụ của họ.


Học viên tưởng là đã bảo mật rất kỹ nhưng thực tế phía chính quyền qua nhiều biện pháp vẫn nắm được hết vì họ cài cắm theo dõi từ rất lâu rồi, chỉ là họ giả vờ như không biết gì chờ học viên chủ quan tưởng rằng những hoạt động đó không bị phát giác. Sau đó ngay khi học viên tiến hành làm thì họ mới ra tay, lúc đó là họ "bắt tận tay, day tận mặt", chứng cứ rõ ràng và học viên không thể chối cãi được.

Việc phía an ninh sớm đã biết việc học viên in ấn trái phép, chỉ cần học viên hễ đem ra lưu hành liền sẽ bị họ thu giữ, bắt tại trận.


Ngoài ra, hiện đã có không ít trường hợp học viên đi phát tài liệu, họ không chỉ bị phía chính quyền phát giác và xử phạt mà ngay sau đó còn bị cho lên báo chí để tuyên truyền - Điều đó chứng tỏ phía chính quyền có thể đã thiết lập hẳn một quy trình hướng dẫn cụ thể đối với các hoạt động của học viên, không còn là trường hợp bắt giữ và tịch thu tài liệu một cách thông thường như trước đây nữa. Giai đoạn hiện nay là họ đang chuyển sang thực thi một cách có chủ đích rõ ràng, hễ phát giác học viên phát tờ rơi thì không chỉ xử phạt mà còn chủ động cho lên báo chí truyền thông.


Nội dung các bài báo đó thì luôn tập trung nói rằng học viên đi phát tài liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, phát hành trái phép và vi phạm pháp luật (Họ tuyệt nhiên tránh đả động đến việc Pháp Luân Công là gì mà chỉ nói phát hành tài liệu tuyên truyền khi chưa được Nhà nước cấp phép - Tức là họ không có nói là cấm nhưng cũng chưa được cấp phép - Hiểu là vẫn đang trong quá trình xem xét, nhưng tất nhiên thì việc cấp phép chúng tôi nghĩ là bất khả thi trong hoàn cảnh hiện nay), tuyên truyền mê tín dị đoan (VD như chữa khỏi Covid - Không khác mấy những nội dung thất thiệt được lan truyền trong xã hội mấy tháng gần đây như "Ăn trứng luộc chữa Covid", "Virus Corona Vũ Hán có thể tự khỏi bằng một bát nước tỏi mới đun sôi") thì hỏi người dân bình thường họ làm sao thấy được người tu Pháp Luân Công là người tốt?


Một người mà vi phạm pháp luật, hai người, ba người, bốn người rồi rất nhiều trường hợp xảy ra như trên thì hỏi người ta sẽ đánh giá ra sao? Vài người làm thì còn thanh minh giải thích được là có học viên này có học viên nọ, nhưng quá nhiều người làm thì giải thích thế nào đây, người dân họ đâu phải trẻ con mà không thấy được vấn đề? Lúc đó họ có dễ đánh giá học viên giống như những nhóm/tổ chức bất hảo, lừa đảo tuyên truyền mê tín dị đoan trong xã hội hay không? Liệu lúc đó hỏi học viên chứng thực được cái gì tốt đẹp? Làm sao để người dân thấy Đại Pháp là tốt đây? Chẳng phải những học viên đó đang đẩy người dân vào hoàn cảnh nguy hiểm vì bài xích Đại Pháp hay sao? Ai sẽ chịu trách nhiệm?


3. Đi ngược lại yêu cầu của Sư Phụ trong vấn đề quyên tiền gây quỹ.


Trong bài giảng “Về vấn đề thu tiền gây quỹ”, Sư Phụ đã giảng rất rõ (đại ý) hành vi thu tiền trong học viên là không được làm.


Ngoài ra phía Ban biên tập Minh Huệ tiếng Trung cũng đã ra cảnh báo không ít lần về phương diện này. [Tham khảo: (Link 1) | (Link 2) | (Link 3)]



Như vậy, hành vi của một số học viên đang tìm cách lấy danh nghĩa giảng chân tướng cho đồng bào bão lụt miền Trung mà kêu gọi thu tiền trong cộng đồng người tu Pháp Luân Công theo chúng tôi thấy rõ ràng là đi ngược lại với yêu cầu của Sư Phụ.


Ngoài ra, cũng có một số học viên không kêu gọi quyên tiền để giảng chân tướng, nhưng họ quyên tiền trong học viên để ủng hộ đồng bào bão lụt. Nếu là cá nhân họ tự xuất tài chính ra ủng hộ dưới danh nghĩa một công dân hết sức phổ thông thì không nói, đó là cá nhân họ tự muốn thế và không có liên hệ gì đến Pháp Luân Đại Pháp và các học viên khác. Nhưng hễ kêu gọi quyên góp tiền dưới danh nghĩa học viên Pháp Luân Công thì chúng tôi nghĩ vốn là không đúng.


Trước đây hồi những năm 1998-1999 đã có không ít học viên quyên tiền trong cộng đồng người tu Đại Pháp bên Trung Quốc để xây chùa. Sư Phụ đã giảng rất rõ hành vi này là can nhiễu học viên ("Gửi trạm phụ đạo Đại Pháp tỉnh Sơn Đông" - Tinh Tấn Yếu Chỉ), hỏi việc quyên tiền trong học viên để ủng hộ đồng bào bão lụt này với xây chùa liệu có khác chi? Hoạt động này hỏi có liên quan gì đến việc học viên tu luyện Đại Pháp không? Có liên quan gì đến giảng chân tướng cứu người không? Đã không liên quan sao còn lấy danh nghĩa học viên ra để kêu gọi gây quỹ?


Nếu cứ thế này thì chắc sau nhiều học viên có thể còn quyên tiền với nhiều lý do khác như để trợ giúp người già neo đơn, trợ giúp người mắc bệnh HIV/AIDS, trợ giúp người có công, trợ giúp người có hoàn cảnh khó khăn v..v. Chúng tôi nghĩ đây là vấn đề tu luyện Đại Pháp một cách nghiêm túc, cộng đồng tu luyện Đại Pháp rõ ràng không phải là một tổ chức chuyên làm các việc từ thiện xã hội. Cái tình của người thường không bỏ mà cứ mãi lẫn lộn không phân biệt rõ với tu luyện Đại Pháp, đối đãi không nghiêm túc với tu luyện Đại Pháp thì chúng tôi nghĩ là rất nguy hiểm.



Ở góc độ khác, bản thân những học viên chủ động gửi tiền cho những vị tự xưng là người tu Đại Pháp này liệu có thực sự biết họ có đúng là người tu hay không? Vì chúng tôi nghĩ việc tự nhận mình là học viên là điều ai trong xã hội cũng làm được. Thậm chí, đã có không ít ví dụ những người tự xưng là học viên, rất nổi tiếng trong cộng đồng người tu Đại Pháp, nhưng hành vi thì còn không bằng người thường (Ví dụ trong bài viết sau - Link). Do đó, rõ ràng không phải cứ ai đó nói là họ là học viên thì mặc định họ là người tốt; Không phải cứ là học viên thì điều gì họ nói cũng có thể tùy tiện tin theo, ở bên Mỹ thậm chí đã có trường hợp đặc vụ Trung Cộng còn giả làm học viên và leo cao lên đến những vị trí chủ chốt trong hạng mục lớn (Tham khảo).


Hơn nữa, bản thân học viên gửi tiền nhưng có biết rõ những người kia dùng tiền vào việc gì hay không? Có giám sát chặt chẽ việc thu chi hay không? Lấy gì để đảm bảo họ không chi sai mục đích? Ở ngoài xã hội có người cầm tiền từ thiện còn cố tình làm giả sao kê, giả sổ sách kế toán để lừa đảo thì làm sao biết được những học viên kia sẽ làm gì với số tiền được quyên góp đó? Hay là chỉ nghe họ nói, hứa hẹn, thề thốt là tin theo luôn? Giả sử như nếu họ đem số tiền thu được sử dụng một phần cho chi tiêu mua sắm cá nhân, một phần cho hạng mục thì lúc đó tính sao? (Tham khảo một ví dụ nơi người thường - Link) Lúc đó học viên quyên góp tiền liệu có được tính là gián tiếp ủng hộ cho hành vi sai trái với Pháp đó hay không?


LỜI KẾT:


Trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi nghĩ học viên hoàn toàn có thể tự mình thông qua việc tự thân tu luyện cho tốt, chứng thực vẻ đẹp của Đại Pháp cho những người xung quanh qua lời ăn, tiếng nói, hành vi, cách cư xử, kết quả công việc, kết quả học tập v..v tại chính địa phương của mình, không cần phải đôn đáo đi các nơi làm gì. Cách làm này hoàn toàn không cần phải phát tờ rơi (vốn dễ gặp rắc rối với phía chính quyền). Học viên chỉ cần tự giới thiệu bằng miệng mình là người tu và tự chứng thực Đại Pháp là tốt thông qua việc đề cao tâm tính ngày qua ngày; Không cần làm những việc lôi kéo người ta vào tập, tự để bản thân hữu xạ tự nhiên hương thì chúng tôi nghĩ dần dần người xung quanh học viên sẽ tự cảm nhận được điều tốt đẹp của Đại Pháp.


Họ sẽ thấy rõ học viên đang cải thiện trở nên tốt hơn, có trách nhiệm hơn nhờ thông qua việc tu luyện Đại Pháp, rồi từ đó mới nhận thức ra được Đại Pháp là tốt, sau đó mới có thể có cái nhìn khách quan hơn về cuộc bức hại tại Trung Quốc. Điều này chúng tôi nghĩ tất yếu học viên cần phải kiên trì tu luyện thực chất, đề cao tâm tính liên tục và cần có thời gian để người xung quanh nhận thức ra được thì mới đạt được mục đích chứng thực Pháp, nhưng nó bền vững và an toàn trong bối cảnh hiện nay tại Việt Nam. Học viên tùy theo năng lực làm được đến đâu thì khả dĩ đến đó, ban đầu làm tốt trong gia đình, rồi đến bạn bè, rồi đến họ hàng đồng nghiệp, cứ thế âm thầm mà lan rộng ra - Không giống với cách phát tờ rơi vốn qua vài câu nói mà muốn họ sẽ có cái nhìn tốt về Đại Pháp ngay là bất khả thi.


Tự lấy mình làm gương”, “Lấy hành động thay cho lời nói” đó mới là điều chúng tôi cho rằng là bền vững, an toàn và thực chất. Chúng tôi nghĩ chỉ có đi theo hướng như vậy, kiên trì thường hằng mới có thể dần vãn hồi bớt lại được cái nhìn thiếu thiện cảm hiện nay của người dân và chính quyền tại Việt Nam.


Cuối cùng, chúng tôi xin nhấn mạnh lại một lần nữa: Chúng tôi không ủng hộ và cực lực lên án những hoạt động đi ngược lại với yêu cầu của Sư Phụ kể trên. Hành vi của những học viên mà không lý trí rất có thể sẽ càng gây thêm tổn thất cho thanh danh Đại Pháp nói chung và làm phức tạp thêm tình hình môi trường tu luyện tại Việt Nam nói riêng. Nếu cứ mãi khiến cho người dân và chính quyền có cái nhìn không hay về người tu Đại Pháp thì hỏi còn giảng chân tướng và cứu người làm sao được? Thân là học viên mà cứ mãi không nghe theo lời Sư Phụ, cứ mãi tùy tiện thích gì làm nấy thì rất là không ổn, nói thẳng ra là việc tu luyện của tự thân họ đang có quá nhiều vấn đề.


Trân trọng./.

Ban Biên Tập Website

bottom of page