[Updated - 17/04/2020] Đông Lai
Lời dẫn:
Dựa vào người thường để kết thúc cuộc bức hại, theo cách hiểu của tôi thì nó giống như học viên thấy một chính trị gia, một vị tổng thống nào đó mà có những quyết sách gây bất lợi cho Trung Cộng, đẩy Trung Cộng nhanh đến bên bờ sụp đổ, dám nói lên lời công bình cho những nạn nhân của Trung Cộng (trong đó có cả học viên Pháp Luân Công), vạch trần những tuyên truyền dối trá của Trung Cộng v..v.
Từ đó, học viên bắt đầu buông lơi việc tu luyện cho tốt, giảng chân tướng chứng thực Đại Pháp, tự mình đóng vai chính trong việc kết thúc cuộc bức hại đang diễn ra tại Trung Quốc (có thể vì cảm thấy mệt, khổ, phải chờ đợi quá lâu v..v nhưng chỉ là không nói ra miệng vì sợ bị chê là tu không tinh tấn) – Họ quay sang nương nhờ, cổ vũ cho người mà họ thấy dám "động" đến Trung Cộng kia. Thành ra, dần dần tuy họ không thừa nhận công khai, nhưng nhìn cái cách mà họ đang làm thì vừa vặn giống như họ ủy thác cho những vị người thường nào đó làm công việc mà đáng lý chính họ phải đảm đương – giảng chân tướng để kết thúc bức hại.
Thực tế thì hiện tượng dựa vào người thường để kết thúc bức hại này, tôi nhớ Sư Phụ đã giảng và cảnh tỉnh rất rõ trong bài « Trong Chính Pháp phải chính niệm, không được có tâm con người » vào năm 2003. Hậu quả của những học viên dùng tâm người thường để mong chờ người trong xã hội kết thúc bức hại này thì Sư Phụ cũng đã giảng rất rõ (đại ý không nguyên văn) là kinh hoàng hối hận, trong dày vò tự trách mình đã quá sai mà tuyệt vọng nhìn sự hùng tráng của các đệ tử chân tu khi viên mãn; đó là nhân quả mà bản thân những học viên đó đã gieo nên.
Nội dung:
Hiện tượng ỷ lại vào giới chính khách hoặc các tổ chức nhân quyền trên thế giới để mong họ cất lên tiếng nói trấn áp Trung Cộng và góp phần kết thúc nhanh cuộc bức hại này, theo tôi tìm hiểu trong cộng đồng học viên và dựa trên những gì trong các bài Kinh văn mà Sư Phụ đã giảng thì thực tế là đã phát sinh từ rất nhiều năm trở về trước.
Vào những năm 2003 thì rộ lên hiện tượng học viên đề xuất lên Liên Hiệp Quốc về vấn đề bức hại của Trung Cộng nhưng bị gạt đi, rồi ngay cả Mỹ đề xuất thì cũng bị phủ quyết. Có nhiều học viên thực sự đã nghĩ rằng "Tại sao Mỹ không tìm cách đánh đổ cái chế độ lưu manh Trung Cộng đó đi?", "Các quốc gia dân chủ khắp thế giới tại sao không lên tiếng, Liên Hiệp Quốc sao không lên tiếng?" v..v
Những hiện tượng như vậy, theo như Sư Phụ giảng rất rõ (đại ý, không nguyên văn) trong bài Kinh văn « Giảng Pháp tại Pháp hội miền trung Mỹ quốc năm 2003 » là thể hiện sự quá lệ thuộc vào người thường của học viên. Sư Phụ cũng giảng (đại ý) rằng: Nếu như cuộc bức hại này để con người kết thúc, thì đệ tử Đại Pháp mất mặt đến nhường nào — chúng ta đã không chứng thực Pháp cũng không từ trong bức hại mà gây dựng uy đức, các đệ tử Đại Pháp đã không đi theo con đường của mình — con đường ấy là để lưu lại cho tương lai. Do vậy cựu thế lực bèn dùi vào kẽ hở. Học viên hy vọng vào người thường, cựu thế lực liền làm cho đề án của người kia bị phủ quyết; vẫn hy vọng vào người thường, chúng liền làm cho đề án của người kia không đề xuất được nữa; vẫn hy vọng vào người thường, chúng liền để cho cái ghế chủ tịch cho một chính quyền bức hại nhân quyền lên ngồi. Qua giáo huấn này học viên cần lý trí hơn nữa; học viên đã nếm trải quá nhiều rồi.
Theo quan điểm của cá nhân tôi, trong văn hóa biến dị mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã tạo ra vốn thông thường là chia rẽ các tầng lớp giai cấp, tạo ra các mâu thuẫn lợi ích, kích động hận thù trong quần chúng đối với những ai đi ngược lại lợi ích của Trung Cộng. Bản thân những người bị Trung Cộng bức hại thực tế qua bao năm sinh sống trong cái môi trường văn hóa biến dị đó, cũng rất nhiều khi lại dùng chính thứ văn hóa hận thù do Trung Cộng tạo ra đó mà quay sang thù hằn, oán hận Trung Cộng.
Khi cái tâm thù hận đó được tích tụ qua bao nhiêu năm tháng với những bất công, tổn thất mà bản thân những người đó gặp phải do những chính sách xã hội, nghị quyết, đường lối hành động của Trung Cộng gây ra, thì có thể sẽ tạo thành một dạng tư tưởng vật chất rất mạnh trong tâm thức; Và người ta khi bị nó thao túng, thông thường tôi nghĩ là hành vi phản ánh ra bề mặt có thể rất dữ dội. Sự hận thù đó tích tụ nặng đến mức thậm chí đôi khi chỉ cần lên mạng đọc vài bài báo, nghe đài thôi cũng có thể lắm lúc tức sôi máu, trong đầu nổi lên đủ thứ chửi mắng thậm tệ Trung Cộng khi thấy những sự lấp liếm, giả dối che đậy, đổi trắng thay đen, đối xử bất công với người dân Trung Quốc.
Chẳng phải chính những lúc đó là người ta đang bị cái dạng thức tâm oán hận đó khởi tác dụng thao túng tư tưởng? Sự oán hận này theo tôi hiểu có thể còn được tạo ra bởi những áp bức bất công, cảm thấy không công bằng, thua thiệt lợi ích hơn những người khác, trong khi bản thân đã cống hiến, chịu đựng rất nhiều. Tôi có thể lấy ví dụ: Giống như một số vị cựu chiến binh trước đây vì Trung Cộng mà chiến đấu, hy sinh thân mình trong những cuộc chiến tranh đến mức tích thành thương tật. Bây giờ, đáng lý họ phải được cái Đảng đó cung dưỡng chăm sóc chu đáo vì đã có công với cách mạng thì họ lại bị Trung Cộng ngó lơ và không thực hiện chính sách xã hội cho những người như họ. Thành ra, họ cảm thấy như họ bị Trung Cộng lợi dụng, bị lừa gạt, bị phản bội, cảm thấy rất bất bình trong tâm, oán phẫn khôn nguôi. Như vậy có phải là do tâm tật đố (do bất công) mà ra?
Do vậy, vì lòng thù hận đã che kín tâm thức của họ, nên có thể khi mà họ chỉ cần nhìn thấy ai dám động đến lợi ích của Trung Cộng, dám làm bẽ mặt Trung Cộng trên bình diện thế giới v..v thì họ ắt hẳn sẽ cảm thấy rất vui sướng, hả hê mãn nguyện hay hoan hỷ ngầm trong tâm, có người có thể còn biểu hiện rõ ra hành vi cử chỉ bên ngoài như hò hét, mở tiệc ăn mừng. Họ sẽ tôn những người dám động đến Trung Cộng đó lên thành thần tượng, thành nhân vật vĩ đại, là người hùng, là sứ giả của Trời đến thế thiên hành đạo v..v. Theo tôi thấy thì chẳng phải chính là người ta vốn đang ở trong cái văn hóa đấu tranh "ngươi sống ta chết", "không đội trời chung", "nghịch ta thì sống, chống ta thì chết" vốn rất cực đoan của Trung Cộng mà đi chống Trung Cộng hay sao? Nó có khác gì dùng phương cách của lưu manh để chống lưu manh hay không?
Vấn đề đặt ra ở chỗ, ngay chính bản thân những người được cho là "vĩ đại", "người hùng", "sứ giả" gì đó mà nhiều người mang tâm hận Trung Cộng tung hô thì họ cũng chỉ là người thường thôi, họ cũng không hoàn hảo, họ cũng làm nhiều thứ không đúng, họ cũng gây ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều người khác, thậm chí vi phạm pháp luật, ăn chặn tiền từ thiện, nói những lời dâm ô với nữ giới v..v. Thì những ai mang tâm thù hận với Trung Cộng kia cũng nhắm mắt bỏ qua hết, cho là chả có gì đáng để nhắc đến.
Vì sao? Tôi cho rằng vì những người đó không quan tâm đến lợi ích của những người khác, họ hận Trung Cộng đã gây ảnh hưởng đến lợi ích của họ nên họ chỉ quan tâm đến việc người khác thay họ đả kích Trung Cộng để họ thỏa mãn, để họ vơi bớt phần nào nỗi oán hận đã tích tụ quá lâu kia thôi. Rằng vị chính trị gia kia dẫu có làm gì sai trái tôi cũng mặc kệ, miễn là người đó làm những việc có lợi cho tôi, đả phá Trung Cộng cho tôi là được - Vì nếu giờ tôi mà đi phê phán vị đó thì hỏi lấy đâu ra người đối đầu với Trung Cộng cho tôi? Chứng kiến Trung Cộng bị vị đó đả kích, gây bất lợi, bẽ mặt khiến tâm tôi cảm thấy rất khoan khoái, hả hê.
Tôi cho rằng, cái cảm giác "khoan khoái" đó sinh ra trong tư tưởng do tâm thù hận khi thỏa mãn mang lại khiến những người kia như bị mất kiểm soát, mất lý trí mà lờ đi hết thực tại đang diễn ra. Nó không khác gì biểu hiện của một người nghiện khi lên cơn thèm thuốc vậy. Khi lên cơn, họ chỉ quan tâm làm sao cho có thuốc, còn những thứ xảy ra xung quanh - họ không quan tâm, vì tâm họ đã bị cơn thèm thuốc kia kiểm soát gần như hoàn toàn rồi. Thành ra với những ai dám nói xấu người mà họ hâm mộ (vì dám động đến Trung Cộng kia), có lẽ cũng không khác mấy là đang cản trở họ tìm thuốc trong lúc lên cơn nghiện. Những lúc như vậy thì tôi e rằng, chính những người đó sẽ dễ trở thành cái bia để họ trút giận thay cho Trung Cộng.
Tôi thử đưa ra hiện tượng sau đây, cũng là nói về tâm oán hận, mọi người thử xem có giống với hiện tượng nhắm mắt lờ đi lỗi sai của các nhân vật "anh hùng" dám đối đầu với Trung Cộng kia hay không: Thời kỳ Giang Trạch Dân vì ghen tức, vì oán hận do người dân Trung Quốc ủng hộ Pháp Luân Công hơn ĐCSTQ, thậm chí số người tập Pháp Luân Công còn cao hơn cả số Đảng viên ĐCSTQ, nên y mới tìm mọi cách thúc đẩy cuộc bức hại Pháp Luân Công. Vì cái tâm oán hận đó mạnh đến mức bất kỳ quan chức nào dám nghe theo Giang mà bức hại học viên thì mọi lỗi lầm chính trị sẽ được phe cánh của Giang lờ đi hết, họ tham nhũng Giang cũng lờ đi, họ đi chơi gái, bồ bịch ngoại tình các kiểu vốn vi phạm nghiêm trọng điều lệ Đảng thì Giang cũng lờ đi - Miễn là họ dám bức hại học viên Pháp Luân Công theo lời Giang thì đều được miễn mọi tội lỗi, thậm chí còn được tạo cơ hội thăng quan tiến chức. Như vậy, đem so với những gì người thường (thậm chí cả học viên) đang làm với các nhân vật "anh hùng" kia, thì xem có sự khác nhau mấy hay không?
Do đó, xét về bản chất của hành vi dựa vào người thường để kết thúc bức hại trong học viên Pháp Luân Công, thực tế theo quan điểm của tôi - thì cũng từ 2 chữ danh và lợi không buông bỏ được mà ra. Vì tổn thất lợi ích, danh dự mà sinh hận thù với Trung Cộng chứ không phải buông bỏ cái tâm cầu lợi ích, cầu danh trong tu luyện. Tâm hận thù tích tụ nên quay sang ủng hộ những ai dám đối đầu với Trung Cộng chứ không thực sự tu luyện tốt, chứng thực Pháp tốt mà kết thúc cuộc bức hại. Tuy thế nhưng nhiều người có đặc điểm như vậy cũng lẫn vào trong nội bộ học viên Pháp Luân Đại Pháp, họ tuy biểu hiện bề ngoài có vẻ rất tinh tấn, nhưng cái tâm hận thù kia của họ thì có thể gần như không bỏ mà càng ngày càng tích tụ nhiều thêm lên, thành ra họ khoác áo học viên nhưng kỳ thực trông họ không khác mấy với nhân sỹ đấu tranh dân chủ chống Cộng là bao.
Một số trường hợp ngoài việc mang tâm hận thù với Trung Cộng không bỏ được đó ra, thì theo quan điểm của tôi, có thể còn là do thời gian Chính Pháp được kéo dài ra quá lâu, rất dễ khiến họ không còn tin vào lời giảng của Sư Phụ nữa. Họ vì hy vọng Chính Pháp kết thúc nhanh để họ bớt khổ, để họ có thể sống hưởng thụ trong cảnh giới cao nhưng chờ quá lâu mà Chính Pháp vẫn chưa kết thúc, vẫn cứ kéo dài từ năm này qua năm khác nên họ trong thâm tâm có thể đã dần không còn tín Sư tín Pháp mấy nữa (mặc dù họ có thể không nói ra miệng, vẫn tỏ ra tinh tấn như thường). Chẳng phải chính cái tâm chấp trước sợ mệt, sợ khổ, sợ tổn thất lợi ích kia nó đã khiến họ trở nên như vậy? Chẳng phải là họ dùng tư tưởng người thường để đối đãi với tu luyện đúng không?
Sư Phụ đã giảng (đại ý) trong Chuyển Pháp Luân rằng tu luyện là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước. Tôi hiểu rằng việc tu là việc trường kỳ, thậm chí ngay trước khi Chính Pháp kết thúc thì học viên vẫn phải tập trung vào việc tu đó, vậy thì chấp vào thời gian Chính Pháp kết thúc để làm gì? Nó giống như học sinh được thông báo sắp đến kỳ thi Đại học nhưng thay vì lo ôn thi cho tốt, nhiều học sinh cứ mãi để tâm xem đến bao giờ thì kỳ thi bắt đầu. Chẳng phải ngay bản chất trong tâm những học viên đó thì việc tu đã bị xem nhẹ quá rồi hay sao? Chẳng phải họ đang dần tiến đến việc tu hình thức giống như tôn giáo hiện nay đó sao? Họ tưởng làm càng nhiều việc thứ 3 tức là đang tu?
Thực ra, xét ở khía cạnh ngược lại, bản thân cuộc bức hại này càng về cuối thì việc xuất hiện thêm nhiều người thường, bao gồm cả các chính trị gia, tổng thống, các tổ chức nhân quyền v..v dám lên tiếng phản đối Trung Cộng, nếu xét riêng ở góc độ tu luyện – Đó chẳng phải là khảo nghiệm xem học viên có bỏ đi được tâm thù hận với Trung Cộng từ trước đến nay đi phải không? Xem có hả hê không? Có chấp trước vào thời gian Chính Pháp kết thúc hay không? Hay thấy Trung Cộng bị nhiều nước đả kích liền cho rằng nay mai kết thúc đến nơi rồi, liền quay sang buông lơi tu luyện?
Nguồn: BBC
Nếu học viên không thù hận Trung Cộng, ý thức rõ Trung Cộng rốt ráo cũng chỉ là con cờ của Cựu Thế Lực tạo ra để khảo nghiệm tâm tính học viên, nếu không có Trung Cộng thì sẽ có một Đảng phái khác ra làm những chuyện như vậy; Học viên cũng không chấp vào thời gian, cứ tiếp tục tu luyện cho tốt, làm tốt những việc bản thân nên làm, không quá quan tâm đến người thường phản đối bức hại ra sao (thực tế chẳng phải họ nhận ra vấn đề cũng chính vì được học viên qua nhiều năm nỗ lực giảng chân tướng hay sao?). Người thường họ là đang tự lựa chọn tương lai của chính họ, còn học viên thì vẫn cứ tiến hành 3 việc bình thường, dù có họ hỗ trợ hay không – Đó theo tôi nghĩ mới chính là học viên Đại Pháp chứng thực Pháp và gây dựng uy đức.
Còn nếu hễ chỉ vừa thấy có ai đó, quốc gia nào đó, chính trị gia nào đó, tổ chức nào đó dám nói lời công chính cho Đại Pháp mà học viên tâm đã động lên, cảm thấy hoan hỷ, cảm thấy chấn động, vậy câu hỏi đặt ra ở đây: Học viên hay người thường đóng vai chính trong việc kết thúc bức hại? Người thường có quyền biểu hiện quan điểm của họ, nhưng chẳng lẽ họ nói tốt cho Đại Pháp chút là học viên hoan hỷ lên kích động không thôi? Như thế chẳng quá ra người thường chứng thực Đại Pháp còn tốt hơn học viên làm bao năm qua hay sao? Như thế có phải là một sự sỉ nhục hay không? Nếu không vì uy lực của Đại Pháp, không vì bao nỗ lực giảng chân tướng của nhiều học viên không màng sinh tử từ thời điểm cuộc bức hại xảy ra đến nay thì liệu những người thường kia họ có cơ sở để nhận ra sự thật rồi từ đó mới dám nói lời công chính hay không? Vậy ai mới là đóng vai chính ở đây?
Chẳng phải học viên chúng ta mới là đang đóng vai chính trong cuộc bức hại này? Rõ ràng chúng ta phải nhận thức rõ vai trò đó. Người thường dẫu có ủng hộ hay không thì chúng ta vẫn kiên định làm tốt những việc chúng ta phải làm, họ nói tốt hay không nói gì ủng hộ chúng ta thì cũng không quan tâm và cũng không cần quá để ý đến họ, chúng ta có thể biểu hiện sự cảm kích nhưng không tỏ ra phụ thuộc gì vào họ. Tôi nghĩ đó mới là thái độ nên có của học viên Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp.
Hậu quả của việc ỷ lại vào người thường để kết thúc bức hại
Nói xa hơn về việc ỷ lại người thường trong việc kết thúc bức hại, nó mang một rủi ro và nguy hiểm không hề nhỏ trong hoạt động giảng chân tướng cứu người. Thực chất theo hiểu biết của tôi, nó rất có thể là một cái bẫy được Cựu thế lực giăng ra để dụ học viên tự hại mình hại người.
Thứ nhất: Đẩy một bộ phận không nhỏ người thường vào thế đối nghịch với Đại Pháp.
Sư Phụ trong bài giảng tại Washington DC 2018 đã nói rất rõ, (đại ý, không nguyên văn) là: Chúng ta không tham gia bất kỳ chính trị gì của người thường, nhưng chúng ta tuyệt đối không được nói dối. Những kênh thông tin của học viên làm thì không phao tin đồn, lăng xê ai lên, nói tốt cho ai, chỉ đưa tin chính xác.
Cũng trong bài Kinh văn trên, Sư Phụ cũng nhấn mạnh (đại ý, không nguyên văn): Chúng ta không tham dự chính trị, đảng phái nào thì cũng đều cứu. Chúng ta không có quan điểm chính trị và sự việc giữa các đảng phái với nhau thì học viên nhất quyết không được tham dự vào.
Dựa trên lời giảng của Sư Phụ, cá nhân tôi hiểu biết nông cạn rằng, ở những quốc gia dân chủ tự do, thì tất yếu là sẽ tồn tại không ít Đảng phái chính trị. Vì họ cũng là người thường, cũng cần được cứu nên rõ ràng chúng ta không thể công khai ủng hộ người này hay phản đối người kia mà chúng ta đứng trung lập, người của Đảng phái nào cũng đều cứu có phải không?
Ấy thế mà điều kỳ lạ ở đây, là rất nhiều hạng mục truyền thông của học viên hiện nay nổi tiếng tại Việt Nam như Đại Kỷ Nguyên, NTDVN, Trithucvn, Tinh Hoa, T23 News v..v đều có xu hướng làm ngược lại yêu cầu của Sư Phụ.
Nguồn: NTDVN
Ví như ở Mỹ có 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa, nếu chúng ta ủng hộ Tổng thống Mỹ đương nhiệm là ông Donald Trump - người thuộc Đảng Cộng hòa, mà nếu hành vi của ông ta khiến Đảng đối lập (Đảng Dân chủ) hết sức bất bình. Học viên làm trong các kênh truyền thông cố tình công khai hoặc không nói ra miệng nhưng cách làm thì lại quá lộ liễu rằng là đang ủng hộ ông này thông qua các bài viết có tính định hướng, tạo thuyết âm mưu v..v thì rất dễ sẽ đẩy những người không ủng hộ ông Tổng thống đó vào thế đối lập. Họ (những người thuộc Đảng đối lập với vị Tổng thống kia) có thể sẽ vì thế mà đánh giá không tốt về học viên và cả Đại Pháp. Như thế thì hỏi những người đó có được cứu nữa hay không?
Nguồn: Facebook Group
Nghiêm trọng hơn, nếu vị Tổng thống kia mà rớt đài, thì sự hận thù của bộ phận người mà trước đây không ủng hộ vị Tổng thống đó sẽ quay ngược lại nhắm thẳng vào các kênh truyền thông của học viên, lúc đó thì hỏi chúng ta cứu người làm sao đây?
Thứ hai: Dễ bị chụp mũ là "làm chính trị", "chống Cộng" chứ không phải là giảng chân tướng về cuộc bức hại tại Trung Quốc đơn thuần.
Việc học viên tham gia quá sâu vào ủng hộ ai đó trên chính trường (do người đó dám đối đầu Trung Cộng) sẽ rất dễ bị người thường, thậm chí những ai bài xích Đại Pháp chụp cái mũ "làm chính trị", "chống Cộng". Mà như thế thì chẳng phải chúng ta tự tạo thêm khó nạn trong hoạt động giảng chân tướng đó sao? Người thường có thể sẽ nói rằng học viên Pháp Luân Công bề ngoài rao giảng Chân Thiện Nhẫn nhưng kỳ thực là đang dụ dỗ lôi kéo làm chính trị phải không?
Nguồn: BBC
Thứ ba: Tạo ra sơ hở bị Cựu thế lực dùi, thành ra tự phá chính mình.
Nếu học viên mang cái tâm ỷ lại quá lớn vào một ai đó, một ông chính trị gia, một ông Tổng thống nào đó, thì rất có thể, trong tương lai gần bản thân ông Tổng thống đó sẽ rất dễ gặp chuyện, gặp phiền phức (do Cựu thế lực an bài vì lý do quá nhiều học viên mang cái tâm ỷ lại đó) - như là bị luận tội, điều tra v..v. Rồi thì thậm chí còn khiến ông này làm ra nhiều chuyện không hay, khiến xã hội phẫn nộ, khiến thế giới bất bình (như vụ việc đối phó với dịch bệnh chậm trễ nhưng lại không dám nhận trách nhiệm - Link tham khảo). Như thế thì những người hận thù, bài xích ông này sẽ lan ra không chỉ trong quốc gia đó mà có thể còn trên toàn thế giới.
Nguồn: Facebook Group
Nguồn: Facebook Group
Học viên ủng hộ công khai lộ liễu ông này thì ngoài những người thích ông ta ra thì có thể không sao, nhưng rất dễ có thể sẽ lại khiến rất nhiều người trên thế giới vì bài xích, thù hận ông đó mà quay ra nghĩ tiêu cực cho chính học viên và Đại Pháp là đang tìm cách tuyên truyền hậu thuẫn cho ông đó, rồi cho rằng giữa ông này và học viên Pháp Luân Công có lợi ích chính trị, có mối quan hệ chính trị - Hỏi lúc đó bao công sức giảng chân tướng của nhiều học viên từ trước tới nay liệu có bị ảnh hưởng?
Lúc đó, người thường chẳng những sẽ:
(1) Buộc phải nhìn nhận lại học viên Pháp Luân Công có đúng chỉ đơn thuần là đang giảng sự thật về cuộc bức hại hay ẩn giấu đằng sau là có mục đích chính trị?
(2) Bắt đầu tin vào những gì Trung Cộng tuyên truyền hằng bao năm nay - Rằng phải chăng cũng vì học viên cố tình làm chính trị nên mới bị Trung Cộng bức hại, đàn áp? Rồi sẽ nghĩ rằng ắt phải có lửa thì mới có khói v..v
Tôi thấy rằng chẳng phải quá rõ ràng thực tế là lợi bất cập hại đó sao? Có đúng là rơi vào bẫy của Cựu thế lực hay không?
Kết luận:
Vấn nạn ỷ lại vào người thường để kết thúc bức hại theo những gì tôi thấy trong vài năm trở lại đây đã trở thành căn bệnh mãn tính trong không chỉ một bộ phận lớn học viên ở Việt Nam mà còn ở trên cả bình diện thế giới, đặc biệt là ở Mỹ. Căn bệnh này thậm chí tồn tại trong cả những hạng mục truyền thông lớn (Epoch Times - Đại Kỷ Nguyên) vốn đã có nhiều đóng góp trong việc phản bức hại thời kỳ đầu sau 20/7/1999. Hành vi ỷ lại vào người thường đó của không ít học viên đã và đang gây ra ảnh hưởng rất tiêu cực cho thanh danh Đại Pháp và cả những người dân vì việc học viên ỷ lại đó mà quay ra bài xích Đại Pháp.
Nguồn: NBC News
Nguồn: Facebook Group
Nguồn: Facebook Group
Nguồn: Luật Khoa Tạp Chí
Nguồn: Facebook Group
Hậu quả của nó đã di căn đến mức mà chỉ nói riêng ở Việt Nam - dường như rất nhiều học viên trong nước theo tôi quan sát thì đang dần biến thành các chiến sỹ cách mạng, những nhà đấu tranh dân chủ, những nhà chính trị chống Cộng cực đoan đầy thù hằn - hơn là học viên Đại Pháp tu theo Chân Thiện Nhẫn để chứng thực Pháp. Điều phức tạp là rất nhiều kênh truyền thông của học viên tại Việt Nam cũng dính lỗi sai nghiêm trọng như vậy (VD: NTD Việt Nam - Hay Tân Đường Nhân Việt Nam).
Nguồn: Facebook Group
Nguồn: Facebook
Nguồn: Facebook
Nguồn: Facebook
Nguồn: Facebook
*Lưu ý: Nick Facebook "Start Start" = "Thảo Lê"
Họ càng như thế thì tôi chỉ e họ sẽ càng ngày càng xa rời Pháp, không nghe theo Sư Phụ, rồi thì sẽ càng cực đoan, khiến tình hình tại Việt Nam thêm phức tạp hơn nữa, khó khăn cho việc chứng thực Pháp hơn nữa. Rồi thì không khéo sẽ hủy gần hết các sinh mệnh đáng ra nên được cứu tại Việt Nam và ngay cả ở Mỹ. Tội trạng đó hẳn là không phải nhẹ đâu. Tôi không có ý dọa nạt ai, vì những việc này vốn là đã được Sư Phụ giáo huấn không ít lần rồi mà vẫn còn cố tình làm sai gây hậu quả nghiêm trọng như vậy, thì cũng phải đối diện với sự thật thôi chứ không còn cách nào.
Bài học giáo huấn đã quá nhiều, cảnh báo và hậu quả nhãn tiền cũng đã phát sinh không ít, vấn đề cuối cùng cũng vẫn chỉ là : Tu theo Đại Pháp hay không?
Những gì mà tôi chia sẻ và trao đổi trong bài viết chỉ là nhận thức cá nhân, thể ngộ và quan điểm tất nhiên là còn nông cạn và hữu hạn. Do nội hàm của Đại Pháp là vô biên nên nếu có gì chưa đúng trong nội dung bài viết, rất mong được các học viên góp ý chỉ ra.
P/s: Học viên có thể tham khảo thêm bài viết sau (Click)
* Ngoài ra, với các kênh truyền thông học viên làm mà tới giờ vẫn chưa chịu phản tỉnh, vẫn cứ thích tham gia chính trị giữa các Đảng phái, ca tụng quá đà về ông Donald Trump như NTDVN (Ntdvn.com), Trithucvn, Tinhhoa, T23 News, Decode Times v..v thì cá nhân tôi có quan điểm rất rõ ràng: KHÔNG ĐỌC, KHÔNG SHARE, KHÔNG ỦNG HỘ các Trang truyền thông đó. Vì họ cố tình đi ngược lại yêu cầu của Sư Phụ. Dù đã nhận được nhiều lời nhắc nhở, nhưng họ vẫn cứ cố tình lờ đi; Do đó, tôi cũng không thể tiếp tục xem họ là học viên được nữa. Còn với quý độc giả là học viên, lựa chọn ra sao thì là tùy vào quyết định của bản thân quý độc giả.
* Lời của Ban Biên Tập Website:
Chúng tôi cũng lên án việc các kênh truyền thông của học viên, đặc biệt là ET đang ủng hộ chính trị cho ông Donald Trump. Điều này rõ ràng đã đi ngược với yêu cầu của Sư Phụ trong hoạt động của các kênh truyền thông do học viên tạo ra, gây hại đến việc giảng rõ sự thật cho những người không thích ông Trump, đẩy họ vào thế nguy hiểm. Ngoài ra, mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thanh danh của Sư Phụ và Đại Pháp sau những vụ việc ET gây ra là đã có thể hình dung được.
Hy vọng các học viên nhận thức được cái gì đúng và sai với yêu cầu của Sư Phụ, không tham gia vào các hoạt động ủng hộ chính trị mà ET cũng như các kênh truyền thông khác của học viên tại Việt Nam đang làm như Trithucvn, Tinhhoa, NTDVN v..v. Nếu không, chúng tôi e rằng rất có thể Cựu thế lực sẽ xếp chung nhóm học viên trong việc ủng hộ một hành vi đi ngược với yêu cầu của Sư Phụ.
Comments