top of page
  • Ảnh của tác giảEditorial Board

Tu luyện trước và sau 20/7/1999 có gì khác biệt?

Đã cập nhật: 5 thg 8, 2019

[15/07/2019] CỔ ĐẠO


Bối cảnh:


Pháp Luân Đại Pháp được phát triển tại Trung Quốc từ năm 1992, bắt đầu trong giai đoạn từ 1996-1998 thì đã xuất hiện nhiều hiện tượng can nhiễu của phía chính quyền ĐCSTQ, tuy nhiên về tình thế chung thì không gây quá nhiều ảnh hưởng mà chỉ dừng lại ở góc độ sách nhiễu, kiểm tra, giám sát là chính. Sau một vài sự kiện như ngày 25/4/1999 thì phải đến ngày 20/7/1999 thì mới thực sự hành vi của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Đại Pháp mới được đẩy lên đến tầm bức hại với quy mô lớn toàn quốc và sau đó lan ra toàn thế giới. Vì cuộc bức hại đã xảy ra với nhiều thủ đoạn chụp mũ, vu khống, điển hình nhất là vụ ĐCSTQ dàn dựng trường hợp tự thiêu tại Quảng trường Thiên An Môn để lấy cớ tiến hành bức hại học viên Pháp Luân Công, ngoài ra còn phải kể đến tần suất dày đặc truyền thông dối trá mạ lị Pháp Luân Đại Pháp khiến không chỉ người dân trong Trung Quốc Đại Lục mà cả người dân tại các quốc gia khác trên thế giới cũng bị tạo ra cái nhìn sai lệch về Pháp Luân Công.


Do đến trước khi Chính Pháp kết thúc, nếu một người mà trong tư tưởng có cái nhìn không tốt đối với Đại Pháp, dẫu cho có là họ bị lừa hay thực sự nghĩ xấu một cách có chủ đích thì rất có khả năng là họ sẽ gặp phải chuyện rắc rối. Bởi Cựu Thế Lực không quan tâm người dân (không tính người tu) có bị lừa hay không, cứ trong đầu có tư tưởng không tốt thì ghi sổ chờ kết toán. Sư Phụ đã giảng học viên chúng ta cần giảng rõ sự thật, tôi thể ngộ nông cạn là để họ - người dân hiểu sai về Đại Pháp, có thể minh bạch ra sự thật, từ đó có cái nhìn khách quan và tích cực về Đại Pháp, từ đó có thể tiến vào giai đoạn mới.


Đã là như vậy, thì vấn đề tu trong thời kỳ Chính Pháp tôi nghĩ là không còn gói gọn trong phạm vi tu của một cá nhân đơn lẻ nữa. Nó đã trở nên phức tạp hơn nhiều, vì nó đã có sự can dự vào của Cựu Thế Lực. Việc cứu người này là rất quan trọng, tôi thể ngộ là nó không chỉ ảnh hưởng đến kết cấu của vũ trụ mới mà còn ảnh hưởng đến cả giai đoạn sau Chính Pháp.


NỘI DUNG:


1. Đặc điểm chung của giai đoạn trước 20/7/1999


Quay trở lại giai đoạn tu luyện trước ngày 20/7/1999. Giai đoạn đó phần lớn là nói về học viên tại Trung Quốc Đại Lục, thời kỳ này không có những việc như là giảng chân tướng, làm những kênh truyền thông, hạng mục v..v, cũng không có việc phải phát chính niệm mà đơn thuần các học viên chỉ cần chú ý đến học Pháp, luyện công và tu tâm tính, ngoài ra thì góp sức hỗ trợ điểm luyện công và hồng Pháp trong phạm vi có thể của bản thân.


Một số học viên họ thậm chí chỉ để tâm đến tu cá nhân, không quan tâm đến các hoạt động Đại Pháp, nói thẳng là họ chỉ quản tu bản thân họ - nếu điều này xảy ra trong giai đoạn trước 20/7/1999, tôi nghĩ có khi lại rất được khuyến khích. Nhưng, có lẽ nó chỉ đúng trong giai đoạn đặc thù đó mà thôi.


Tôi có thể ngộ rằng các học viên tại Trung Quốc sở dĩ được một khoảng thời gian tu luyện cá nhân khoảng 7 năm và thậm chí còn được đích thân Sư Phụ truyền Pháp trực tiếp như vậy, yêu cầu về tu luyện đề cao cũng dễ thở hơn nhiều so với giai đoạn sau 20/7/1999 – đó là vì họ phải xây dựng được một cơ sở vững chắc về tu luyện để có thể thực thi được trách nhiệm cứu người khi cuộc bức hại diễn ra về sau.

Do đó, tôi thể ngộ rằng các học viên bên Trung Quốc họ mới được tạo nhiều điều kiện, ưu đãi hơn so với giai đoạn hiện nay khi tu trước 20/7/1999 như vậy, họ chỉ cần lo tu bản thân cho tốt, và không phải làm các việc đặc thù gì. Họ phải tu bản thân vững chắc thì khi tiến vào tu trong thời Chính Pháp thì mới ít bị Cựu Thế Lực đâm ngang. Nhưng thực tế cho thấy, kể cả có được Sư Phụ tạo điều kiện lớn như thế, rất nhiều học viên tại Trung Quốc lại không biết tận dụng và tranh thủ giai đoạn lịch sử đó. Thế nên khi cuộc đàn áp xảy ra, rất nhiều đã bị bức hại, có người bị dùi vào sơ hở đến mức mất mạng, có người tự mãn cao dẫn đến tự tâm sinh ma và lôi kéo rất nhiều học viên theo họ, có người thậm chí còn quay sang dung dưỡng cho những thành phần phá hoại trong nội bộ - mặc dù trong Pháp trước đó Sư Phụ đã giảng rất rõ cách nhận biết. Ở đây là một số ví dụ (Link) đã và đang xảy ra bên Trung Quốc từ sau ngày 20/7/1999.


2. Đặc điểm chung của giai đoạn sau 20/7/1999


Sau khi cuộc bức hại chính thức bắt đầu, Sư Phụ đã yêu cầu học viên chúng ta phải làm tốt 3 việc, tôi hiểu là: (1) Học Pháp, (2) Phát Chính niệm, (3) Giảng rõ sự thật. Như vậy, so với thời kỳ tu trước 20/7/1999 là đã có sự khác biệt rất lớn. Thay vì chỉ tập trung vào học Pháp tu bản thân cho tốt (tất nhiên tôi thể ngộ là vẫn phải luyện công nữa), học viên cần phải làm thêm 2 việc chính nữa, đó là Phát chính niệm và Giảng rõ sự thật.


Nói về Phát chính niệm, tôi chỉ xin trao đổi sơ qua một chút thể ngộ của tôi về vấn đề này, đó là: Biết về Phát chính niệm chỉ là điều kiện cần, nhưng sử dụng Phát chính niệm ra sao cho đúng, cho chính thì mới là điều kiện đủ. Nếu mới tu chưa lâu và còn chưa hiểu tu luyện là gì mà đã phát thì tôi e là họ không khởi được mấy tác dụng; hoặc tùy tiện áp dụng việc làm này cho những mục đích sai trái hoặc bị lừa sử dụng cho những mục đích sai trái, như là cổ xúy Phát chính niệm cho hành vi vi phạm pháp luật, phá hoại Đại Pháp như in lậu sách Đại Pháp hay bán vé khống Shenyun phi pháp v..v thì hậu quả là rất nguy hiểm, nguy hiểm đến chính sinh mạng của họ. Nó không phải chỉ giống như tu cá nhân vấp ngã rồi lại vựng dậy bò lên đơn thuần đâu.


Lời kêu gọi phát chính niệm hỗ trợ hệ thống in lậu sách Đại Pháp, câu hỏi đặt ra là phát chính niệm cho một hành vi sai trái với Pháp, cụ thể là vi phạm những gì mà Sư Phụ giảng trong Phụ Lục IV của Đại Viên Mãn Pháp thì liệu có khởi được tác dụng?

Tôi nhớ về việc Phát chính niệm này đã được Sư Phụ trong bài Giảng Pháp tại Pháp hội Canada năm 2001 (Link) có nói rõ (đại ý, không nguyên văn) rằng nếu học viên dùng để làm việc mà người tu luyện chẳng nên làm, thì không có tác dụng; niệm đầu vừa xuất hiện liền bị báo ứng hoặc bị rớt xuống tầng. Học viên nếu không suy xét kỹ, tùy tiện nghe kêu gọi rồi phát thì rất có thể sẽ tự chuốc lấy họa, bị đánh rớt tầng thứ vì lý do không đâu. Do đó, nhất là học viên mới thì tôi nghĩ trước tiên nên tập trung tu bản thân cho tốt, hiểu tu luyện là gì, tìm hiểu và nắm rõ những yêu cầu trong Pháp mà Sư Phụ giảng, nắm rõ những gì đã và đang diễn ra tại môi trường tu luyện ở Việt Nam đã rồi hẵng tìm hiểu về Phát chính niệm. Làm đúng thì không nói, nhưng làm sai thì khá là nguy hiểm đó.


Vì phát chính niệm cho hành vi sai trái, không chỉ là đơn giản là bị trừng phạt hoặc bị đánh hạ tầng thứ là xong (thế vẫn còn là nhẹ), mà bất kể là có bị lừa hay không thì Cựu Thế Lực vẫn xếp học viên Phát chính niệm hỗ trợ với các thành phần làm sai với yêu cầu của Pháp kia là chung một nhóm, là ủng hộ cho hành vi phá hoại Pháp. Nên khi Cựu Thế Lực tất toán và hạ độc thủ với những kẻ cầm đầu khi hết giá trị lợi dụng, thì học viên tham gia Phát chính niệm ủng hộ cũng khó mà thoát kiếp. Giống như người thường bị ĐCSTQ Trung Quốc lừa dối mà bài xích Đại Pháp thì dù có là bị lừa cũng vẫn bị Cựu Thế Lực xếp chung vào lô bị đào thải, trừ phi họ hiểu chân tướng, minh bạch sự thật và công khai lên tiếng ủng hộ Đại Pháp - với học viên thì phải làm nghiêm chính thanh minh rõ là họ bị lừa và không thực sự hữu ý ủng hộ những hành vi sai trái đó. Đây chính là một trong những điểm khác biệt của thời kỳ sau 20/7/1999 với trước 20/7/1999. Nó vốn phức tạp và nguy hiểm hơn rất nhiều so với thời kỳ tu cá nhân vốn đơn thuần như thời kỳ trước 20/7/1999.


Nói về giảng rõ sự thật – tôi hiểu là phải làm cho một người nhận thấy được Pháp Luân Đại Pháp là tốt, tức là phải giải thích, giải khai, bằng nhiều phương thức khiến cho họ từ hiểu lầm, hiểu sai mà dần dần thấy được bản chất của vấn đề. Nhân tố khiến họ có tư tưởng không hay về Đại Pháp chủ yếu có thể bắt nguồn từ:


1. Tuyên truyền dối trá của ĐCSTQ và các tổ chức liên đới

2. Các hành vi phá hoại trong nội bộ của học viên


Như đã nói ở trên, giảng rõ sự thật thì tôi hiểu là có thể qua rất nhiều phương thức, nhiều kênh chứ không phải cứ mặc định phải cố thủ một phương thức nào đó (như là phát tờ rơi). Việc lựa chọn phương thức cần phải cân nhắc dựa trên:


1. Hoàn cảnh của quốc gia, về thể chế chính trị, văn hóa, pháp luật v..v

2. Năng lực và hoàn cảnh của học viên


Chúng ta cần phải vận dụng trí huệ để giảng rõ sự thật, nên rõ ràng chúng ta phải ý thức và cân nhắc phương thức chứng thực Pháp sao cho phù hợp. Mục đích chính là để chính quyền và người dân hạn chế gặp phải những phiền hà, hiểu lầm khi tiếp xúc với hoạt động chứng thực Pháp, giảng rõ sự thật của học viên. Sở dĩ chúng ta phải làm rất nghiêm túc chuyện này vì chúng ta đến đây là để cứu họ, cần phải nghĩ cách làm sao để tăng tính hiệu quả trong việc lý giải của họ cũng như giảm thiểu tối đa những hiệu ứng sai lệch, nếu không thì còn gọi gì là cứu người? Làm tốt thì không nói, nếu một học viên nào đó mà vì tu không tốt, cực đoan, không lý trí mà làm sai rồi gây hậu quả khiến người dân và chính quyền phản cảm với Đại Pháp thì học viên đó nên tự tập xác định đi là vừa.


Lấy ví dụ: Ngay như khi chúng ta được phân công giảng dạy cho một nhóm người, thì đến người thường họ còn phải đi học nghiệp vụ Sư Phạm, phải qua thẩm định của hội đồng nhà trường và thậm chỉ còn phải dạy thử vài buổi để kiểm tra tính hiệu quả của giảng dạy. Hiện nay, giảng viên còn phải cố gắng vận dụng nhiều cách thức sao cho học viên/học sinh dễ tiếp cận được thông tin từ bài giảng hơn thay vì cách giảng dạy "thầy đọc trò chép" như trước kia. Tức là việc giảng dạy đó là HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG – là căn cứ vào người học, tìm ra đặc điểm, tìm ra sở thích, tìm ra nhu cầu của họ mà từ đó định ra phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp.


Ví dụ về trường hợp cụ thể tại Việt Nam


Lấy ví dụ ở Việt Nam, thì hỏi lựa chọn phương thức nào để chứng thực Pháp và làm rõ sự thật?


Đầu tiên, chúng ta cần phải cân nhắc rõ rằng Việt Nam cũng là một quốc gia Cộng sản, lại ngay sát về địa lý với Trung Cộng, là một nước nhỏ, chịu phụ thuộc vào kinh tế và đương nhiên sẽ chịu nhiều sức ép từ phía Trung Cộng. Cho nên ở Việt Nam nếu chúng ta lựa chọn những phương thức mở cờ gióng trống, làm mạnh như ở các quốc gia Tây Phương hay Đài Loan, Úc, Nhật Bản v..v như phát tờ rơi, Thiên Quốc Nhạc Đoàn v..v thì nó không khác gì “giễu cợt” Trung Cộng. Hỏi Trung Cộng có biết những hoạt động đó của học viên đang diễn ra ở Việt Nam nếu giả sử điều đó xảy ra? Rõ ràng là có, tất nhiên là phần lớn có thể thông qua kênh tình báo, mà việc Trung Cộng cài tình báo (thường biết dưới cái tên tình báo Hoa Nam) vào Việt Nam để theo dõi về kinh tế, chính trị là chuyện đã có từ rất lâu, thậm chí còn trước cả thời kỳ bức hại học viên bên Trung Quốc.


Như vậy, khi cuộc bức hại xảy ra, học viên tại Việt Nam cứ làm mạnh thì có thoát khỏi con mắt của tình báo Trung Cộng? Nói một cách thẳng thắn, tình báo Trung Cộng họ có lẽ phải nắm gần hết các hoạt động của học viên (kể cả việc tổ chức Pháp hội kín) thông qua liên kết với phía an ninh Việt Nam. Điều đó là chuyện rất dễ dàng, chỉ cần làm một công hàm đề nghị thông tin liên kết công an 2 nước dưới những cái tên như là “Nâng cao an ninh quốc gia”, “Phối hợp vì sự nghiệp an ninh hai nước” v..v.


Thêm nữa, rất nhiều tình báo Hoa Nam sành sỏi tiếng Việt, thậm chí còn đã sinh sống tại Việt Nam mấy chục năm là chuyện bình thường - vì nếu họ không sành mấy thứ đó thì tuyển họ làm tình báo làm gì? Họ không những phải sành tiếng Việt để giao tiếp và thu thập tin tức mà họ còn phải sống không khác gì người bản địa, tên họ cũng chuyển đổi sao cho na ná giống người bản địa, nắm rất rõ văn hóa/phong tục/tập quán người bản địa chứ không phải đơn giản. Họ thậm chí có thể tự cài mình vào cộng đồng học viên để theo dõi, leo lên vị trí cao trong các hạng mục cũng là điều không quá khó khăn. Học viên thậm chí có thể vẫn tưởng rằng họ là người Việt, nhưng có thể sự thật là không hẳn vậy. Họ thậm chí còn có thể âm thầm mua chuộc một số học viên mà biến chất làm công cụ cho họ. Tôi có biết ở Mỹ, khi sinh viên Trung Quốc đi du học, thì thường phải ra trình diện ở Đại Sứ Quán, nếu sinh viên đó là học viên thì có thể sẽ bị mua chuộc làm tình báo với cái giá là sẽ được chi trả toàn bộ tiền học phí trong suốt thời gian du học. (tham khảo bài viết sau)


Ở đây tôi không nói chuyện hoang tưởng, vì bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào tu luyện Đại Pháp, thì tất nhiên cũng sẽ bao gồm cả an ninh Việt Nam và tình báo Hoa Nam; Họ đôi khi không cần trực tiếp tham gia, mà chỉ cần đứng sau chỉ đạo một số học viên vẻ ngoài tinh tấn nhưng thực ra là bên trong đã biến chất làm việc cho họ. Không chỉ ở Việt Nam, mà trên bình diện quốc tế cũng có thể xảy ra. Có một ví dụ khá điển hình về vấn đề này, học viên có thể tham khảo (Link). Những hiện tượng lên danh sách, ghi danh, thu thập thông tin học viên (như thường thấy ở hệ thống Phụ Đạo Viên, Liên Lạc Viên, hay qua các lớp 9 ngày, Tour đi Pháp hội, Unseen v..v) dù với cái lý do nào thì cũng rất có thể chính là phương thức thu thập thông tin học viên bên Việt Nam của đặc vụ/tình báo Hoa Nam (vốn đang nằm vùng trong học viên). Một số học viên ở cấp dưới (như là công tác ngoài điểm luyện công) bị chỉ đạo làm có thể không ý thức ra, vì mục đích thực sự của việc ghi danh chỉ có một số nhân vật ở cấp cao mới biết rõ.


Thứ hai, liệu Trung Cộng có giương mắt để học viên Việt Nam làm mạnh các hoạt động chứng thực Pháp? Đương nhiên là không. Và việc gây sức ép tới chính quyền Việt Nam để có biện pháp với học viên là chuyện không quá khó để nhận ra. Tư tưởng của chính quyền Việt Nam cũng không muốn để học viên Pháp Luân Công phát triển quá mạnh vì nó là thuộc về đặc tính của chế độ. Do đó, học viên muốn đăng ký thành lập những tổ chức Pháp nhân như Phật Học Hội, tổ chức diễu hành như Thiên Quốc Nhạc Đoàn, đăng ký xin giấy phép xuất bản sách Đại Pháp v..v là điều bất khả thi. Giả sử nếu chính quyền Việt Nam mà thực sự cấp phép thì ắt sẽ bị phía Trung Cộng “mời” lãnh đạo sang làm việc. Bản thân Chính quyền Việt Nam cũng không muốn bị sa lầy giống như Trung Cộng vì tự ý thức tiềm lực kinh tế còn đang gặp rất nhiều vấn đề, cũng không thể kiềm tỏa internet được như Trung Cộng nên nếu lựa chọn cách làm là đàn áp như Trung Cộng là tự hại mình. Do đó, lựa chọn cách “đu dây” là hợp lý. Tức là một mặt hạn chế không để Pháp Luân Công phát triển (để còn báo cáo lại với Trung Cộng), một mặt vẫn mắt nhắm mắt mở để các học viên hoạt động (để không bị mang tiếng là đàn áp giống Trung Cộng).

Tuy nhiên, chính quyền tại Việt Nam vẫn có thể ra tay với học viên, nếu bản thân các học viên tạo ra sơ hở để họ có thể ra tay. Đó là gì? Vi phạm pháp luật, tuyên truyền những điều siêu thường, phát tài liệu không có giấy phép, in sách lậu, tuyên truyền chống chính quyền v..v. Họ không cần đàn áp công khai, mà chỉ cần dựa vào những hành vi trên của học viên rồi tuyên truyền là đủ để học viên “ăn hành”. Vì rõ ràng hành vi của học viên như kể trên là không hợp lý, đến ngay chính học viên như tôi cũng không chấp nhận nổi nữa huống là chính quyền và người thường? Khi mà những hành vi đó mà được truyền bá rộng khắp xã hội, thì hỏi còn chứng thực Pháp và giảng rõ sự thật ra sao?



Nguồn bài viết: Link Facebook


Thực ra, Trung Cộng cũng không cần thiết phải ngăn cấm học viên tại Việt Nam phát tờ rơi, thậm chí họ có thể còn cử đặc vụ ở trong cộng đồng kích động học viên phát càng nhiều tờ rơi càng tốt - nhưng tờ rơi đó lại có xu hướng nhắm vào ĐCSVN hoặc thường phát kèm Cửu Bình - Nếu làm ở quốc gia như Mỹ thì có thể không sao, nhưng làm tại Việt Nam thì đó mới là vấn đề, chính là kế "gắp lửa bỏ tay người", "dùng người Việt trị người Việt" - dụ học viên tự bức hại chính mình của đặc vụ Trung Cộng. Học viên mà không lý trí, rồi nghe dụ dỗ kích động mà cũng xông vào làm thì hậu quả là rất nghiêm trọng.





Nếu chúng ta ngay chính, không làm gì sai mà bị quy chụp thì việc giảng rõ sự thật không thành vấn đề. Nhưng nếu chính chúng ta làm sai, gây hiểu lầm với chính quyền, vi phạm pháp luật, làm những việc không nên làm thì lúc đó còn thanh minh gì đây? Đó chính là học viên chúng ta tự khởi tác dụng bức hại chính mình và tổn hại thanh danh Đại Pháp, chính quyền họ đâu có chủ động làm nếu học viên không vi phạm? Sự việc của Phạm Thị Thiên Hà như vừa qua nó mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cộng đồng học viên hiện nay mà thôi, còn nhiều việc trời ơi đất hỡi khác, chỉ là học viên cố giấu kín không để lộ ra nên chúng ta vẫn tưởng trường hợp của Phạm Thị Thiên Hà là hy hữu, thực tế thì nó còn rất nhiều, chỉ là chưa đến mức bị lên báo như Thiên Hà mà thôi.


Tôi chỉ nói điển hình đến một trường hợp là Long Giang hồ, tự xưng là học viên nhưng làm 2 học viên nữ có thai, nhưng không có trách nhiệm nuôi con mà còn dọa tưới xăng thiêu sống một người và cầm dao dọa giết một người. Đã không biết sai mà còn đi làm đám cưới với một nữ học viên khác. Ấy thế mà học viên chúng ta, nhất là bên Đại Kỷ Nguyên và Thái Quang Vinh khi biết về Long như vậy mà vẫn đi viết bài lăng xê Long trên các kênh truyền thông của học viên (ví dụ 01 | ví dụ 02).



Khi sự thật về Long được phơi bày ra thì học viên chúng ta rất nhiều vẫn cố tình lờ đi, bưng bít và còn cho rằng “vì Long cứu được nhiều người nên giờ phơi Long ra thì họ sẽ không được cứu”? Hỏi người ta nhận thức Đại Pháp là Tốt chẳng lẽ chi qua mỗi mình Long? Long có phải đại diện của Đại Pháp đâu mà nói những người Long giảng chân tướng sẽ không được cứu? Nếu giờ mà giả sử Long bị lên báo như Phạm Thị Thiên Hà thì hỏi họ có còn nói như vậy được hay không? Hay là lại theo mô-típ cũ là bảo Long làm sai môn quy nên không thể coi Long là học viên như trường hợp của Thiên Hà? Vậy biết Long làm sai môn quy thế thì sao giờ không phơi Long ra? Có phải chính các học viên đang mâu thuẫn hay không?


Quay trở lại vấn đề về cách thức chứng thực Pháp nào là phù hợp ở Việt Nam, thì rõ ràng làm sao để không gây chú ý, âm thầm lặng lẽ mà làm thì là hợp lý nhất. Vừa không khiến chính quyền buộc phải ra tay, vừa khiến học viên có hoàn cảnh ổn định mà tu luyện và chứng thực Pháp. Theo quan điểm của tôi, cách tốt nhất đó chính là TÂM TRUYỀN TÂM, NGƯỜI TRUYỀN NGƯỜI. Vì có nhiều cách để giảng rõ sự thật, và truyền miệng cũng là một cách như vậy (chứ không nhất thiết phải phát tờ rơi - cách làm này nhiều khi không hợp với hoàn cảnh ở Việt Nam), nó vừa không gây chú ý, không vi phạm pháp luật cũng không tốn tài nguyên gì của học viên. Mà ở Việt Nam, nếu học viên tu tốt, mà khiến người xung quanh nhìn nhận tốt về Đại Pháp qua các cách hành xử đời thường thì hiệu quả trong xã hội còn lớn nữa, ví như khi người thân chúng ta đi đâu gặp bạn bè họ nói rằng chúng ta nhờ tu Đại Pháp mà trở thành người tốt, cải thiện sức khỏe v..v thì chẳng phải là đã và đang khiến nhiều người hơn biết được Đại Pháp là tốt? Cách thức quảng bá truyền miệng đó vừa không tốn tiền quảng cáo, vừa không gây phản cảm, gây chú ý của chính quyền mà lại dễ đi vào lòng người.


Học viên không cần phải nói quá nhiều về Đại Pháp tốt ra sao, bị bức hại như thế nào, hay dùng mọi cách giật gân để lôi kéo người ta vào tu luyện. Người xung quanh đơn giản chỉ cần biết học viên tu Đại Pháp, và tự đề cao cá nhân trong thực tu, khi người xung quanh dần nhìn nhận thấy học viên đổi thay tốt lên từ việc tu luyện, người ta tự khắc nhìn nhận Đại Pháp là tốt, việc giảng chân tướng sau đó rất dễ, có thể dẫn vài ví dụ về Biển Đông, về kiểm duyệt thông tin của Trung Cộng v..v là người Việt nói chung có thể dễ dàng nhìn ra bản chất lưu manh của Trung Cộng. Đây có lẽ là cách thức ổn định nhất, chậm và chắc nhất tại hoàn cảnh nước ta.


Làm như thế này thì đặc vụ Trung Cộng có muốn phá cũng rất khó vì không thể túm kẻ "không có tóc". Chúng muốn điều khiển được học viên thì phải tổ chức một cơ cấu hữu hình để nắm và kiểm soát thông tin về từng học viên cả nước, tất nhiên chúng vẫn có thể sử dụng các lý do như là "phối hợp chỉnh thể" để ngụy trang. Chúng muốn phá được môi trường tại Việt Nam thì chúng phải khiến cộng đồng học viên "mọc tóc" bằng cách kích động/nhồi sọ học viên thông qua các kênh thông tin mà chúng dựng ra từ trước để rồi tạo ra những hoạt động mở cờ gióng trống, hữu hình, gây chú ý thì mới dễ bề khiến chính quyền tại Việt Nam bắt thóp túm tóc. Điển hình nhất gần đây là việc chính quyền bắt giữ 2 tụ điểm in lậu sách Đại Pháp ở Sài Gòn, thông tin đã được phía chính quyền cho lên báo. Tôi chỉ đưa ra câu hỏi: Người kích phát học viên in lậu có hệ thống đến mức chính quyền có cớ để ra tay đó có phải học viên? Tất nhiên cũng không phải sức một người mà làm được đâu. Họ còn dám bịa đặt lời Sư Phụ cho phép in lậu thì khẳng định là có vấn đề đấy.




Các hạng mục khác như Thiên Quốc Nhạc Đoàn, Shen Yun, Truyền thông Đại Kỷ Nguyên, Tân Đường Nhân v..v thì rốt cuộc cũng chẳng phải mục đích cuối cùng là để khiến người dân nghĩ tốt về Đại Pháp, qua đó cũng nhận rõ sự lừa dối từ phía ĐCSTQ? Vậy cách thức Tâm truyền tâm, người truyền người đó tuy âm thầm không phô trương, không làm mạnh hay hào nhoáng ở bề mặt nhưng nó chẳng phải cũng khởi tác dụng tương tự? Thậm chí chính phương thức đơn giản này vốn đã khiến cho khoảng 100 triệu người bên Trung Quốc bước vào tu luyện Đại Pháp chỉ trong vòng có 7 năm từ 1992-1999 đó thôi.


Sở dĩ cách thức Tâm truyền tâm, người truyền người được tôi lựa chọn là bởi nó phù hợp với hoàn cảnh đặc thù ở Việt Nam, cách làm này vừa khiến học viên ổn định hoàn cảnh tu luyện ngay tại nơi mình sinh sống. Học viên vẫn đi học, đi làm bình thường, kiên trì mưa dầm thấm lâu khởi tác dụng tốt đẹp với chính những người thân quanh mình và mặt khác, nó cũng không có sơ hở để đặc vụ Trung Cộng hay chính quyền có cớ để dùi vào. Vì học viên không có tổ chức, không có hoạt động hữu hình, không có lập hội gì mà là từng cá nhân tại hoàn cảnh sinh sống của chính mình mà tự lý trí trong chứng thực Pháp, nghiêm khắc tuân thủ pháp luật v..v theo tôi thấy đây chẳng phải là đi theo con đường Đại Đạo Vô Hình là gì?


3. Về một số sự khác biệt của giai đoạn Chính Pháp với giai đoạn trước 20/7/1999


Điểm khó khăn trong giai đoạn tu luyện sau 20/7/1999 đó là chúng ta không chỉ phải đối mặt với cuộc bức hại bên ngoài từ ĐCSTQ mà còn phải giải quyết các trường hợp được an bài vào phá hoại trong nội bộ với số lượng rất nhiều; Giai đoạn trước 20/7/1999 thì ĐCSTQ chưa bức hại, phá hoại trong nội bộ thì cũng chưa nhiều. Muốn biết trong nội bộ có người vào phá hoại hay không thì cần xem họ có làm đúng lời Sư Phụ giảng hay không?


Xét chung ở cả 2 giai đoạn - Ít nhất, họ phải tuân thủ đúng những gì Sư Phụ đã giảng trong Phụ Lục IV của Đại Viên Mãn Pháp, đại ý là phải nghiêm khắc tuân thủ chính sách pháp luật quốc gia và không được tham gia đấu tranh chính trị.


Nếu xét riêng ở giai đoạn sau 20/7/1999 thì còn là về vấn đề tài chính, Sư Phụ có giảng rõ đại ý là phải minh bạch ngay từ khi bắt đầu làm hạng mục nếu không thì đừng làm - vì tôi thể ngộ rằng chỉ cần chi sai một đồng, sử dụng không đúng mục đích dù chỉ một đồng thôi cũng rất nguy hiểm vì Cựu Thế Lực sẽ dùi vào cái cớ là học viên dùng tài nguyên Đại Pháp vào tư lợi cá nhân, là người tu Đại Pháp thì vốn đã phải xem nhẹ tư lợi cá nhân mà vẫn phạm thì là tội rất nặng, học viên sẽ bị Cựu Thế Lực bức hại dưới nhiều dạng thức như làm ăn thua lỗ, nghiệp bệnh v..v.


Ngoài ra, không được quyên tiền gây quỹ trong học viên dưới bất kể hình thức nào. Thậm chí chính Ban Biên Tập Minh Huệ tiếng Trung (do Sư Phụ quản) còn khuyến khích học viên vạch mặt các thành phần dám thu tiền trong học viên này ra ánh sáng. Do đó, tôi hiểu rằng việc nhiều học viên tại Việt Nam dám đứng ra phơi bày cái sai trong cộng đồng là hành vi đúng đắn. (Thực tế là, ở Việt Nam thì hành vi thu tiền bất chính này hiện nay xuất hiện không ít - Ví dụ: Link)


Nguồn: Minh Huệ Net (tiếng Trung, bản tiếng Việt là do Minh Huệ Việt Ngữ dịch lại)


Một ví dụ điển hình về hành vi quyên tiền để cho học viên khác đi giảng chân tướng, vốn là hoàn toàn sai với yêu cầu của Minh Huệ tiếng Trung (do Sư Phụ quản)

Nói sơ qua về cách thức cử người đi vân du tứ xứ các nơi để giảng chân tướng của Đại Kỷ Nguyên Việt Nam (do Vũ Đức Trung điều hành), cách làm này rất giống theo định hướng của Phạm Xuân Giao trước đây vốn đã bị Phật Học Hội chỉ đích danh là phá hoại.


Phật Học Hội đã từng chỉ đích danh hành vi lôi kéo học viên từ bỏ công tác, ly khai gia đình đi các nơi chứng thực Pháp, rồi ăn ở là dựa vào chi trì của học viên (quyên góp tiền giống cái cách Thái Quang Vinh gom tiền cho Long giang hồ và rất giống với định hướng của Đại Kỷ Nguyên Việt Nam)

Câu hỏi đặt ra là: Liệu mầm mống giống như Phạm Xuân Giao mà rất có thể là đặc vụ trước đây chưa bị vạch mặt ra hồi 2013 liệu có đang ẩn núp sâu trong hàng ngũ học viên, nhất là ở trong hạng mục Đại Kỷ Nguyên Việt Nam?


Chưa biết nguyên nhân có thực sự là như vậy hay không, nhưng ít nhất có một sự kiện mà tôi nghĩ học viên chúng ta nên tự mình suy xét lại: chính CEO Đại Kỷ Nguyên Việt Nam là Vũ Đức Trung trong đợt Pháp hội tháng 5/2019 vừa rồi tổ chức tại Mỹ tuy có đến dự nhưng lại .. bị chặn không cho vào cửa.



Vũ Đức Trung là chủ trang Đại Kỷ Nguyên Việt Nam, nên khá nổi tiếng trong cộng đồng học viên bên Mỹ, mà lại bị chặn không cho vào Pháp hội, thì tôi nghĩ nhân vật này có lẽ thực sự đã mắc phải tội trạng nào đó mà không thể dung thứ. (Link)


Theo tôi được biết, Đại Kỷ Nguyên Việt Nam hiện đang mắc rất nhiều tội gây bại hoại thanh danh Đại Pháp: như ăn cắp bản quyền, đăng tin sai sự thật, kinh doanh tạp chí trong học viên, thậm chí còn dám tự tiền lấy tiền từ cổ phần trong hạng mục mà vốn thuộc quyền quản lý của Tập đoàn Epochtimes bên Mỹ đem ra đầu tư vào hoạt động riêng mà không xin phép - đó chẳng phải là sử dụng tài nguyên Đại Pháp sai mục đích là gì?


Trích một phần nội dung Thông báo của Tập đoàn Epochtimes về vấn đề sai phạm của Đại Kỷ Nguyên Việt Nam, nói rõ về vấn đề không minh bạch tài chính và nạn ăn cắp bản quyền vô tội vạ khiến cho chính Tập đoàn EpochTimes cũng bị dính kiện tụng.


Một trong số rất nhiều ví dụ điển hình về hành vi ăn cắp bản quyền của Đại Kỷ Nguyên Việt Nam, không biết CEO của trang truyền thông cỡ lớn này có biết 2 chữ "tự trọng" và "liêm sỉ" không khi thấy tên hạng mục bị người thường nêu đích danh là ăn cắp như vậy? Sư Phụ đâu có dạy chúng ta đi ăn cắp?


Các khoản thu chi của Đại Kỷ Nguyên Việt Nam rất mập mờ và không có hạch toán với bên Ban Kế toán của Tập Đoàn Epochtimes trong suốt 3 năm liên tục từ 2015-2018, có trời mới biết họ còn dùng tiền tùy tiện vào những việc cá nhân nào khác.


Như vậy, hạng mục mà không minh bạch tài chính ngay từ đầu thì theo đúng lời Sư Phụ đã giảng tôi nhớ đại ý: đừng làm. Vậy mà Đại Kỷ Nguyên Việt Nam vẫn cứ trơ trơ ra hoạt động suốt từng ấy năm, nó chẳng phải là một dạng thức phá hoại Pháp từ trong nội bộ là gì? Phạm Xuân Giao cũng vậy, cũng là phá hoại nhưng cũng vẫn bề ngoài nói tốt cho Đại Pháp vậy. Do đó, học viên cộng tác với nó, share bài của nó, like bài của nó, ủng hộ nó liệu có bị Cựu Thế Lực gom vào sổ chờ hạ độc thủ hay không? Cựu Thế Lực không quan tâm học viên trước đó có làm bao nhiêu công trạng vì Đại Pháp, tu tốt ra sao, tầng thứ tu luyện cao thế nào hay có bị lừa về vụ Đại Kỷ Nguyên Việt Nam mà lỡ tay ủng hộ hay không? Cứ chỉ cần một nút like, share hoặc trong tâm ủng hộ thôi thì rất có thể bao nhiêu công sức tu luyện từ hàng mấy năm của học viên rất có thể sẽ bị tiêu hủy trong phút chốc. Nó có nguy hiểm không? Vấn đề này liệu có thể đem tu luyện cá nhân ra để giải quyết, để lý giải?


Ngoài ra, đối với những thành phần lừa đảo học viên thì trong bài “Một Đòn Nặng” – Tinh Tấn Yếu Chỉ, Sư Phụ đã giảng rất rõ đại ý là có thể đối đãi bằng cách báo cảnh sát. Tôi thể ngộ việc báo cảnh sát đó chẳng phải cũng ngang như phải phơi bày những thành phần đó ra ánh sáng, kể cả khi chúng khoác áo ngụy trang thành học viên? Sư Phụ đã giảng rõ (không nguyên văn) là chúng ta có thể phơi bày chúng ra, ấy thế mà học viên khi bị những thành phần ngụy trang đó giảo hoạt ngụy biện rằng phơi bày chúng ra tức là bêu xấu Đại Pháp (như cái cách mà admin trang Minh Huệ Việt Ngữ hiện nay đang làm, tảng lờ hết các hoạt động phá hoại tại Việt Nam, ai phơi bày chỉ ra thì chụp mũ là bêu xấu Đại Pháp, trong khi Ban Biên Tập Minh Huệ tiếng Trung thì lại khuyến khích phơi bày) thì học viên cũng tin? Rồi còn quay ra chỉ trích những học viên đã phơi bày chúng ra là chia rẽ, phá hoại, nói xấu? Thật đúng là hết thuốc chữa.


Có học viên mới vào tu luyện chưa lâu, thấy hiện cảnh phức tạp trong nội bộ cộng đồng học viên Đại Pháp hiện nay tại Việt Nam. Họ bèn lấy cái lý tu cá nhân như là “hết thảy những gì thấy trong khi tu luyện đều là ma huyễn”, “chỉ nên quản tu cá nhân” v..v. Tôi nghĩ họ là hiểu không đúng không chỉ ở góc độ tu cá nhân mà còn lẫn cả ở góc độ Chính Pháp. Tôi nhớ rằng vấn đề “hết thảy những gì thấy trong khi tu luyện đều là ma huyễn” đó là câu nói xuất phát từ bên Phật giáo mà Sư Phụ có giảng trong bài "Tự tâm sinh Ma". Tôi thể ngộ đó là nói về trường hợp những người đã khai thiên mục "nhìn thấy" cảnh tượng ở không gian khác và dễ nhìn thấy huyễn tượng do chấp trước tạo ra, chứ còn "nhìn thấy" bằng mắt thịt này thì Ma huyễn ở đâu?


Chính vì bên Phật giáo thời kỳ đó Sư Phụ có giảng đại ý là Phật Thích Ca không có giảng ra Pháp để giúp đệ tử của họ thoát khỏi những điều đó nên mới coi hết thảy những gì họ thấy là huyễn tượng. Nhưng đây là tu Đại Pháp, Sư Phụ đã chỉ ra căn nguyên dẫn đến việc học viên vướng vào hiện tượng “tùy tâm nhi hóa” và dẫn đến “tự tâm sinh ma” trong Pháp ra sao, vậy mà học viên vẫn lấy những điều thuộc về bên Phật giáo đó để làm chỉ đạo thì hỏi họ đang tu theo Pháp hay tu theo bên Phật giáo? Tôi nghĩ họ hoặc học Pháp không kỹ, hoặc cố tình đoạn chương thủ nghĩa để né tránh đối diện với những cái sai trong cộng đồng nên mới dẫn đến những cách lý giải rất trái khoáy như vậy.


Nếu nói theo cái cách lý giải đó của họ, vậy thì cái gì mới là chân tượng? Họ cho là đều là huyễn tượng thì khi khảo nghiệm đến họ liệu cho tự cho đó là huyễn tượng hay không? Khi thanh danh Đại Pháp bị làm tổn hại, học viên phải lên tiếng thì họ liệu cũng lại lấy cái lý do đó là huyễn tượng và không quản chăng? Vậy cuộc bức hại 20/7/1999 liệu cũng là huyễn tượng? Đó chẳng phải lý giải tầm bậy hay sao?


Còn nói về việc "chỉ quản tu cá nhân", thì đã có ví dụ Sư Phụ giảng rõ đại ý là gặp những việc phóng hỏa giết người thì vẫn phải quản, nếu không thì còn gọi gì là người tốt? Việc phóng hỏa giết người chẳng phải là liên quan đến an nguy của sinh mệnh người ta? Sư Phụ giảng rõ đại ý là chúng ta vẫn phải quản, mặc dù có thể không nhất thiết an bài để chúng ta gặp phải tình huống đó.


Vậy, nói ở một góc độ khác, những trường hợp hiểu sai về Đại Pháp mà gặp nguy hiểm trong tương lai đó, liệu có khác gì những trường hợp phóng hỏa giết người? Vậy có phải quản hay không? Học viên tu không tốt hoặc bị dẫn dụ tu sai lệch dẫn đến mức có thể bị Cựu Thế Lực bức hại đến mất mạng liệu có phải quản hay không? Nhiều thành phần vào khoác áo học viên, phá hoại thanh danh Đại Pháp, gây hiểu nhầm cho chính quyền và người dân liệu có phải quản hay không? Tôi chưa hề nói gì đến tình huống trong Chính Pháp, mà chỉ từ Chuyển Pháp Luân rồi tự suy luận ra đã thấy quá rõ là phải quan tâm rồi.


Thực ra, nếu chỉ gói gọn trong tu cá nhân, được/mất cá nhân giống như giai đoạn trước 20/7/1999 thì sẽ chẳng ai quản làm gì, bất quá chỉ góp ý nghe thì nghe không nghe thì thôi. Nhưng, đến giai đoạn sau 20/7/1999, khi mà sự tu luyện của học viên nó đã gắn chặt với việc họ chứng thực Pháp ra sao trong thời kỳ Chính Pháp, họ mà tu không tốt thì rất dễ khi chứng thực Pháp sẽ khiến nhiều người hiểu sai về Đại Pháp, hoặc ngay việc tu cá nhân của họ mà không tốt cũng dễ khiến người xung quanh họ không lý giải được mà có thể sinh ra bài xích Đại Pháp - Lúc đó, vấn đề nó đã không còn chỉ là gói gọn trong phạm vi của việc tu bản thân họ nữa, nó đã liên quan đến AN NGUY của rất nhiều sinh mệnh xung quanh họ. Nếu làm không tốt, tu không tốt thì sẽ khiến rất rất nhiều sinh mệnh sẽ bị ĐÀO THẢI. Có người cho là học viên bởi móc, chia rẽ - tôi nghĩ đó thực ra là vì họ vẫn còn lẫn lộn giữa tu cá nhân, chưa hiểu được vấn đề đã thuộc về phạm vi Chính Pháp, có sự can dự của Cựu Thế Lực, chỉ cần làm sai một chút là có thể bị bức hại đến mất mạng. Họ có thể không ý thức rõ mức độ nguy hiểm hoặc do học Pháp không sâu nên mới lý giải như vậy.


Nếu học viên vì tu không tốt mà khiến nhiều người hiểu lầm, hiểu sai về Đại Pháp thì trách nhiệm ai sẽ chịu nếu những người đó bị đào thải trong tương lai? Học viên tự mình có gánh nổi không? Ở đây không thể nào dùng những loại ngụy biện chối tội đổ thừa trách nhiệm cho người thường được đâu, đại loại học viên làm cực đoan rồi cho rằng đấy là do người thường tự họ không hiểu chân tướng, tôi nghĩ không có cái thể loại chối tội đó đâu. Bởi nếu làm dập khuôn, cực đoan thế thì cần gì họ tu? Hỏi thế nào là vì người khác? Họ ép người thường phải nghe họ nói theo cách họ cho là hợp với họ, người ta không nghe thì liền cho rằng đấy là do người thường không hiểu chân tướng chứ không phải là tự do cách làm của bản thân không phù hợp? Hỏi có loại học viên nào vô trách nhiệm như vậy hay không?

Nhiều học viên nào nói ra những câu kiểu như vậy tôi nghĩ có thể là vì họ lấy cơ điểm giai đoạn trước 20/7/1999 ra để nhìn nhận vấn đề của giai đoạn sau 20/7/1999, hoặc đơn giản là họ chưa thực sự hiểu tu luyện là gì? Họ vào tu luyện nhưng vẫn mong có nơi thoải mái để tu, không phải va chạm, học viên sẽ cùng cười cười nói nói với nhau và cùng tăng công và vào một ngày đẹp trời sẽ viên mãn có phải không? Nhưng Cựu Thế Lực sẽ không để yên cho họ đâu. Mặt khác, họ vẫn phải tu bỏ chấp trước, nên ắt sẽ cần phải qua khảo nghiệm tâm tính mà Pháp thân Sư Phụ an bài cho họ để tống khứ tâm chấp trước ra đúng không? Khảo nghiệm có thể là qua mâu thuẫn với học viên, qua ma sát với người thường trong xã hội, thế thì mới có hoàn cảnh để đề cao, nếu không thì họ tu gì đây? Nằm ghế sofa thưởng trà, tán gẫu với học viên và xem phim Bom Tấn, ra đọc sách và luyện vài bài công Pháp là sẽ viên mãn? Tu luyện như vậy mà họ trở thành Thần vĩ đại trong tương lai được thì tôi chỉ e Cựu Thế Lực còn nóng mắt và tìm cách bức hại họ hơn nữa.


Khi họ mắt thấy tình hình rối ren thì họ đáng lý phải tự mình có trách nhiệm tìm hiểu cho sâu, cho kỹ để nắm được vấn đề rồi tìm cách giải quyết vì những sự việc đó liên quan đến Đại Pháp, đến cứu người, dẫu không phải là vấn đề ở địa phương họ thì họ khi tiếp xúc được sự việc đó thì cũng cần tìm hiểu kỹ để chú ý nếu sau này hiện tượng đó có thể sẽ xảy ra ở địa phương mình. Đằng đây khi mới tiếp xúc những hoạt động phá hoại Đại Pháp hoặc thấy nhiều học viên tranh luận dữ dội một chút thì họ tảng lờ và né tránh, nói là cảm thấy mệt mỏi, rồi chỉ trích các học viên phơi bày cái sai, cái ung nhọt trong cộng đồng rồi tìm đến những nơi học viên toàn khen tụng nhau, hô hào khích lệ nhau, tốt khoe xấu che. Họ vào tu chỉ để viên mãn bản thân họ, vào tu chỉ để tìm nơi thoải mái tránh né sự dơ bẩn của xã hội hay sao? Họ không dám đối diện với mâu thuẫn để đề cao tâm tính, đối diện với những ẩn khuất trong môi trường tu luyện, hễ thấy chút rắc rối thì liền né tránh, đó chẳng phải là tâm sợ phiền phức, vị tư chỉ lo cho lợi ích của bản thân?


Cũng có người cho rằng đừng quản chuyện các học viên khác, ý của họ là học viên làm sai cũng đừng quản, là vì nếu họ làm sai thì đã có Sư Phụ nhắc, và nếu họ làm sai thật thì họ sẽ tự gặp chuyện. Tôi nghĩ rằng những người này họ nên quay về học Pháp cho kỹ lại, tại sao tôi nói vậy:


  • Học viên nếu làm sai mà chỉ là lỗi sai trong tu luyện thông thường như thời kỳ trước 20/7/1999 thì nhắc họ nghe hay không thì tùy. Nhưng đến giai đoạn sau 20/7/1999, lỗi sai đó rất dễ tiềm ẩn khả năng gây ảnh hưởng đến cái nhìn của người thường trong xã hội về Đại Pháp, gây ảnh hưởng đến việc tu của học viên khác mà có thể khiến họ vô tình khởi tác dụng phá hoại Đại Pháp thì họ có phải đang gặp nguy hiểm đến sinh mệnh? Gặp chuyện như thế liệu có không quản có được không? Gặp phóng hỏa giết người thì quản, còn học viên làm sai với Pháp và có thể bị đào thải vì mắc tội phá hoại Pháp thì không quản, không góp ý, cứ mặc kệ thì là loại học viên gì? Chỉ lo tu cái thân mình, vẫn cái tâm vị tư vị ngã không bỏ đi được phải không?


  • Họ làm sai, ắt tất nhiên tôi thể ngộ Pháp thân của Sư Phụ là sẽ nhắc, nhưng có chắc là họ sẽ nhận ra đâu là điểm hóa của Sư Phụ? Chẳng phải rất có thể học viên mà đang làm họ bực mình vì động đến "chuyện của họ" đó liệu chăng chính là điểm hóa của Sư Phụ dành cho họ? Họ đã không nghiêm túc suy xét, tiếp thu lại còn bảo học viên đừng quản chuyện của họ là sao?


  • Họ làm sai, họ sẽ gặp chuyện, nhưng chuyện đó rất có thể sẽ phải trả bằng chính sinh mệnh của họ. Điều đó có nguy hiểm không? Liệu là người tu trong cùng Pháp môn, chúng ta có bàng quan được không? Mà họ làm sai đâu chỉ có dừng lại ở phạm vi bản thân họ, họ ắt là kéo theo rất nhiều học viên vô tình hoặc hữu ý mà làm theo họ, rồi cả những người trong xã hội mà vì cách làm của họ sinh ra phản cảm với Đại Pháp, những người đó thì tính sao đây? Đã biết Cựu Thế Lực sẽ chẳng muốn cho ai tu thành, mà học viên làm ra những chuyện như vậy, thì đương nhiên sẽ bị Cựu Thế Lực gom sổ chờ ngày kết toán thôi. Người thường gặp nguy hiểm chúng ta còn phải xông pha ra cứu, vậy học viên gặp nguy hiểm thì liệu có bàng quan được hay không? Học viên bị lừa tham gia hoạt động phá hoại thì cũng được Cựu Thế Lực xem như tương đồng với trường hợp người thường bị ĐCSTQ lừa dối mà phản đối Đại Pháp thôi, kết cục cũng như nhau.


Chả thế mà tại sao, Minh Huệ tiếng Trung và Phật Học Hội đã phải chỉ đích danh những thành phần phá hoại trong nội bộ đó ra để học viên biết đường mà tránh, qua đó vãn hồi tổn thất, điển hình như vụ Phạm Xuân Giao, hay các thành phần lừa đảo học viên chơi tiền ảo như Võ Hoàng Vinh (admin trang Minh Huệ Việt Ngữ - mặc dù không chỉ đích danh y trong thông báo). Hành vi của họ chẳng phải tuân theo đúng những gì Sư Phụ đã giảng hay sao? Tôi thấy họ chính là đang làm tròn trách nhiệm mà một học viên trong thời kỳ Chính Pháp nên phải làm, đang trồng cây Uy Đức của chính họ.


Có người nói, họ không quan tâm vì họ không đủ thông tin, không đủ tầm hay đại khái là họ không có khả năng. Chuyện đó là bình thường nhưng họ cần phải tự mình nâng cao khả năng đó lên, không đủ thông tin thì phải tự đi bỏ công bỏ sức mà tìm hiểu, không đủ tầm thì phải tự nâng tầm lên, thiếu cái gì thì cố mà bù cái đó chứ không phải nói là mình thế này thế kia để cố gắng lảng tránh đi cái việc mà đáng lý họ phải làm. Bàng quan với những trường hợp phá hoại trong nội bộ, với những cái sai có hệ thống trong nội bộ thì cũng không khác gì bàng quan với hành vi giết người phóng hỏa vậy, bàng quan khi chứng kiến thanh danh Đại Pháp, học viên bị tổn hại vậy. Bàng quan với hành vi sai trái thì cũng ngang với tiếp tay vậy, hỏi họ liệu có bị Cựu Thế Lực gom sổ? Họ không dám nêu lên chính kiến thì tức là họ ủng hộ cho cái sai tiếp tục tồn tại phải không? Thà họ chưa phân biệt rõ đúng/sai thì họ nỗ lực đi xác minh cho ra thì còn chấp nhận được, đằng đây họ lấy cớ rồi né tránh. Nếu họ vẫn bảo họ không quan tâm thì cá nhân tôi nghĩ những người đó chưa thực sự đủ tư cách được xem là học viên, vì thực tế họ đâu có tuân theo đúng lời giảng của Sư Phụ? Đấy là tôi áp dụng đúng cái cách họ đối đãi với trường hợp của Phạm Thị Thiên Hà chứ không phải nói đao to búa lớn gì đâu.


Nói ở một góc độ khác, nếu những người nói không quan tâm kia mà thực sự không quan tâm, chưa xét đến việc họ có xứng là học viên hay không, mà chỉ đơn giản là họ rất có thể sẽ bị những thành phần khoác áo học viên hoặc được an bài vào phá hoại dẫn dụ cho vào bẫy mà chính họ cũng không ý thức ra được. Lý do là họ mắc bẫy do không nắm đủ thông tin vì… trước đó không chịu quan tâm. Thành phần mà được Cựu Thế Lực an bài cài vào phá hoại thì đương nhiên sẽ được tạo ra một lớp ngụy trang rất tốt, thậm chí giai đoạn đầu mới tu luyện còn tu rất tinh tấn, rất giỏi, chia sẻ Pháp rất hay, làm được nhiều việc, khai Thiên Mục thấy cái lọ xọ cái chai v..v để khiến nhiều học viên vì vậy mà tin, mà nghe theo họ, cho đến khi những người được an bài đó có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng rồi mới cho họ quay ngoắt 180 độ trở thành phá hoại, lúc đó hỏi học viên có kịp trở tay? Chả phải những trường hợp mà Sư Phụ giảng về Tự tâm sinh Ma trong Chuyển Pháp Luân đó cũng từng là những cá nhân tu rất tốt, rất được lúc đầu rồi sau đó mới quay ra “giở quẻ”?


Có hẳn những trường hợp khá nổi tiếng như Đinh Hường ở Nha Trang, khai thiên mục và còn dám khẳng định thấy học viên nọ dính phụ thể, Sư Phụ đã giảng rất rõ trong bài "Lại luận về tiêu chuẩn đo lường" - Tinh Tấn Yếu Chỉ, đại ý là ai mà nói học viên khác có Phụ thể thì chính bản thân họ là có vấn đề.

Trong cái môi trường tu luyện quá đỗi phức tạp và lắm cạm bẫy như hiện nay ở Việt Nam, họ nếu không quan tâm, chỉ lo tu cá nhân như thời kỳ trước 20/7/1999, không cảnh giác thì tôi e là không sớm thì muộn kiểu gì họ cũng dính, không dính vỏ dưa thì sẽ dính vỏ dừa - trừ phi họ độc tu không dính dáng gì đến bất kỳ hoạt động nào. Nói không ngoa vụ bán vé khống Shenyun năm 2016 tại Việt Nam vừa rồi gần như tất cả học viên đều dính hết, đều tiếp tay cho hành vi mua bán vé trái phép khi hợp đồng biểu diễn với nhà hát chưa ký, giấy phép thì bị hủy từ trước đó 01 tháng mà đến vài tháng sau đó vẫn cố tình bán vé và bắt học viên phải Phát chính niệm? Đó chẳng phải bị lừa tiếp tay cho hành vi phá hoại Đại Pháp, cho hành vi vi phạm pháp luật làm trái lời dạy của Sư Phụ? Liệu có bị Cựu Thế Lực gom sổ hay không? Tiền mua vé thì đều chuyển thẳng tới tài khoản của kẻ lừa đảo là Phạm Đôn Nhân, tiền hoàn trả thì đa phần là do tự học viên đi bán vé phải bán nhà, thế chấp trài sản hoặc bỏ tiền túi ra để trả, thế có phải là cả người mua và người bán vé vừa bị bức hại tài chính, vừa tiếp tay cho kẻ xấu có thêm nguồn lực tài chính để tiếp tục lừa đảo học viên sau này hay không? Liệu chỉ trả tiền cho người mua vé là Cựu Thế Lực sẽ để yên, tôi nghĩ họ nhầm to rồi.


Nói ra như vậy để thấy cái sự khác biệt giữa thời kỳ tu cá nhân và trong giai đoạn Chính Pháp hiện nay là rất lớn. Không quan tâm thì cũng ngang như tự phó mặc số phận của mình cho may rủi vậy. Họ nếu không học Pháp cho kỹ, cho sâu, không nghe các học viên cảnh báo rồi thì cứ thế bị các thành phần phá hoại dùng các lời lẽ ngụy biện, thậm chí còn dám bịa đặt mạo nhận lời của Sư Phụ để dẫn dụ lừa đảo, thì cuối cùng kết cục của họ sẽ ra sao? Học viên mới vào tu chưa lâu rất dễ sẽ dính bẫy, Cựu Thế Lực không quan tâm họ có là học viên mới mà nương tay đâu.


Có câu nói “Lời thật thì thường khó nghe”, “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”, “Trung ngôn nghịch nhĩ”. Con người chúng ta khi chưa tu thành thì vẫn sẽ chuộng lời khen, lời tung hô, lời nịnh nọt, lời dễ nghe do tâm hư vinh lèo lái. Khi các học viên mà chỉ ra cái sai cho chúng ta, chỉ ra điểm chưa đúng thì chúng ta phải cảm ơn họ vì nếu không thì liệu chúng ta có cơ hội nhận ra mà kịp thời sửa chữa, vãn hồi? Lời lẽ của họ có thể nghiêm trọng, có thể hơi nặng nhưng chúng ta là người tu - “đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu” – chúng ta còn khó chịu là sao? Tại sao khi tiếp nhận lời phê bình, lời chê trách lại phản ứng, rồi lại kêu rằng học viên khác không từ bi, soi mói, nói xấu? Cái khó chịu trong tâm đó chẳng phải chấp trước cần bỏ hay sao? Tại sao không tranh thủ đề cao mà lại còn yêu cầu người góp ý cho chúng ta phải từ bi? Liệu trong lúc Cựu Thế Lực an bài kẻ ác bức hại học viên thì học viên lấy từ bi đối đãi hay yêu cầu kẻ ác phải từ bi đối đãi?


Từ khi nào học viên lại tự “thường nhân hóa” bản thân như vậy? Đó là tu chăng? Tất nhiên, người góp ý cũng có chấp trước cần bỏ, nhưng đó là việc tu của họ, khi gặp vấn đề thì chẳng phải chúng ta cần tự hướng vào trong tu bản thân mình? Nếu họ góp ý không thực sự khách quan thì cũng chẳng phải chúng ta cần lợi dụng hoàn cảnh đó để bỏ đi tâm hư vinh, tâm tật đố do cảm thấy ủy khuất, bất công tạo nên? Chúng ta khi tu luyện có lúc bị người thường làm phương hại, bị giành giật lợi ích, bị hàm oan mà còn không oán không hận, vậy sao khi chỉ gặp vài lời góp ý mà thực sự là rất cần thiết chúng ta lại phản ứng lại? Lại còn coi việc góp ý, phê bình là nói xấu? Vậy Nhẫn ở đâu? Chẳng lẽ chúng ta mong muốn họ phải thay đổi trước thì chúng ta mới chịu đề cao lên? Thế thì có phải tu có điều kiện không? Họ đề cao rồi mà chúng ta vẫn còn ở đó mà hờn dỗi, oán hận thì chẳng phải chúng ta tu luyện thụt lùi hay sao? Liệu chăng khi gặp mâu thuẫn nơi xã hội người thường thì chúng ta phải chờ người thường xin lỗi chúng ta thì chúng ta mới chịu bỏ tâm chấp trước? Hay chúng ta phải hướng nội vô điều kiện?


Nếu học viên hiện nay mà tiếp tục với cái kiểu tu có điều kiện như vậy, quan điểm của tôi thì họ nên tập xác định dần cho tương lai của mình đi là vừa. Vào tu luyện Đại Pháp, làm rất nhiều, nói rất hay, toàn khen nhau nhưng hơi gặp mâu thuẫn chút, gặp lời phê bình góp ý chút là giãy nảy lên không chịu cải biến cái tâm của mình – Thì họ vẫn chỉ là người thường làm việc Đại Pháp mà thôi. Nếu họ làm sai gây ảnh hưởng thì đừng mong cầu nhận uy Đức hay Phúc báo gì từ Đại Pháp, nghiệp lực do hành vi cực đoan không lý trí vì không chịu nghe góp ý gây ra có lẽ bản thân họ cũng chẳng thể nào mà trả nổi đâu. Nói là người thường làm việc Đại Pháp, mong cầu Phúc Báo, họ nghĩ là Cựu Thế Lực để yên cho họ làm hay sao? Đã không thực tu theo Đại Pháp thì Cựu Thế Lực giăng bẫy nào rồi cũng sẽ dính, vì họ đâu có phân biệt được cái gì là đúng, cái gì là sai với Pháp do họ đâu có tu theo Pháp? Người tu chân chính còn phải toát mồ hôi quy chính bản thân liên tục, mà còn vấp lên vấp xuống khi ra thực tiễn, người thường không tu hỏi sẽ ra sao? Đây không phải là dạng thức đi hội chùa làm Công Đức như cái cách mà người thường hiện nay vẫn đang làm đâu, nó không phải là chuyện đơn giản như vậy.


KẾT LUẬN:


Như tôi đã cố gắng trình bày quan điểm của bản thân về sự khác biệt giữa 2 giai đoạn trước và sau dựa trên mốc 20/7/1999, thì có thể thấy sự khác biệt là rất lớn. Giai đoạn đầu thì một cá nhân có thể chỉ cần tập trung tu bản thân, không cần quan tâm gì nhiều đến chuyện xung quanh; Nhưng đến giai đoạn sau thì đã không còn có thể chỉ xoay quanh phạm vi tu cá nhân nữa mà đã phải gắn việc tu bản thân đó với chứng thực Pháp cứu người, tu bản thân không tốt hoặc bị lừa tiếp tay cho những thành phần được an bài vào phá hoại trong nội bộ thì kết cục là rất nguy hiểm, cách nhìn nhận vấn đề nó phải xét rộng ra nhiều rồi. Nếu chỉ xét dưới góc độ tu cá nhân, được/mất Đức-Nghiệp thì rất nhiều vấn đề không thể giải quyết nổi.


Tôi nghĩ không phải là vì họ là học viên mới mà có thể hưởng ưu đãi hay đặc thù gì đó. Đây có lẽ là cái giá họ phải trả để được bên trên cho phép bước vào tu luyện trong giai đoạn cuối này. Ai bước vào tu trong giai đoạn này đều phải đối mặt với rất nhiều khảo nghiệm, cạm bẫy, tốt-xấu đan xen; Có vượt qua được thì chư Thần bên trên mới phục mà công nhận họ là Đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp (thực ra ở đây tôi chỉ dám nói đến là học viên thôi, chưa dám nói đến đệ tử). Dù sao thì, hoàn cảnh càng hỗn loạn, phức tạp, cạm bẫy nhiều thì mới càng có thêm cơ hội để đề cao phải không?


Trên đây là một số quan điểm từ góc nhìn của bản thân, cũng là từ thể ngộ còn nông cạn tại tầng sở tại, rất mong nhận được góp ý để tôi có thể tiếp tục hoàn thiện.

bottom of page