Học viên lập hạng mục chứng thực Pháp mà ngay từ đầu đã vi phạm pháp luật quốc gia thì cũng sẽ không được dung nạp trong công đức của Đại Pháp
- Editorial Board
- 14 thg 5
- 8 phút đọc
[15/5/2025] Học viên Việt Nam

Trong khoản 2, phụ lục IV của Đại Viên Mãn Pháp, Sư phụ đã giảng rất rõ (đại ý, không nguyên văn):
Hễ là người tu luyện Đại Pháp thì phải nghiêm khắc tuân thủ pháp luật quốc gia của mình; hễ ai vi phạm pháp luật quốc gia thì đều không được dung nạp trong công đức của Đại Pháp, hậu quả đều là do đương sự tự chịu trách nhiệm.
[Hết]
Như vậy, tôi hiểu rằng, khi một học viên vi phạm pháp luật, nếu họ vi phạm do từ đầu thiếu hiểu biết thì còn có thể thông cảm; Nhưng nếu họ ngay từ đầu đã biết hành vi cụ thể nào đó là vi phạm pháp luật quốc gia, mà vẫn cố tình làm thì họ đang tự bôi nhọ và tước bỏ tư cách người tu luyện Đại Pháp - Vì Sư phụ đã giảng rất rõ (đại ý) rằng hễ là người tu Đại Pháp thì phải nghiêm khắc tuân thủ pháp luật quốc gia của mình.
Ở Việt Nam, là một quốc gia theo thể chế Cộng sản xã hội chủ nghĩa, lại ngay sát Trung cộng, nên đương nhiên học viên muốn làm các hạng mục chứng thực Pháp là rất khó, thậm chí nói thẳng ra là không bao giờ được chính quyền đồng ý cấp phép dưới góc độ thủ tục pháp lý. Không giống như ở Mỹ hay Đài Loan thì học viên ở các quốc gia đó họ hoàn toàn có thể đăng ký hoạt động của hạng mục công khai minh bạch đúng pháp luật.
Do đó, nhiều học viên vì chấp trước chưa bỏ, tâm háo danh quá nặng, thích thể hiện bản sự để bằng bạn bằng bè sao cho không thua kém học viên nước ngoài, hoặc vì mục đích kiểm tiền bất chính trong cộng đồng học viên v..v đã bất chấp pháp luật mà mở các hoạt động “chui”, tức là ngang nhiên vi phạm pháp luật mà vẫn hoạt động.
Ví dụ đơn giản nhất là in lậu sách Đại Pháp. Do Việt Nam không bao giờ cấp phép cho học viên xuất bản sách Đại Pháp nên nhiều trường hợp đã lèo lái ngụy tạo, thậm chí bịa cả khẩu dụ của Sư phụ, bịa cả lời của ông chủ tịch Phật Học hội nào đó để lừa bịp học viên nào không có hiểu biết pháp luật, từ đó chấp thuận cho việc mua bán sử dụng sách in lậu.
Gần đây, còn rộ lên một hạng mục gọi là triển lãm phòng tranh, học viên đem các bức tranh chứng thực Pháp do các người tu Đại Pháp khác vẽ ra (bản sao) để trưng bày cho người dân đến xem. Nhưng vấn đề ở đây, là việc tổ chức phòng tranh là làm chui qua mắt chính quyền. Vì nếu đăng ký thủ tục pháp lý công khai để đưa phòng tranh vào hoạt động đúng pháp luật thì không bao giờ chính quyền cho phép – nhất là đến khi thẩm định nội dung các bức tranh chứng thực Pháp mà thấy có liên quan đến Pháp Luân Công.
Vấn đề đáng nói, nhiều kẻ gian lợi dụng tâm thiện và sự nôn nóng muốn chứng thực Pháp nhanh để tích uy đức của học viên, đã mở ra các hạng mục gọi là phòng tranh để quyên góp tài vật từ các học viên có điều kiện kinh tế, sau đó ngấm ngầm đem một phần tiền quyên góp đó tiêu xài riêng cho cuộc sống cá nhân sai mục đích.
Đừng nhìn vào sự việc bề mặt tưởng rằng dẫu có đưa tiền cho người trong hạng mục chi sai một chút cũng không vấn đề gì, thực tế hậu quả rất nghiêm trọng.
Hạng mục ngay từ đầu đi vào hoạt động là đã cố tình vi phạm pháp luật, thì dù có làm nhiều mấy đi nữa cũng không có uy đức, điều này Sư phụ đã giảng rất rõ trong Đại viên mãn Pháp.
Vì hạng mục vi phạm pháp luật, học viên quyên tiền để hạng mục được vận hành thì cũng tương đương với tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật, như thế bản thân học viên quyên tiền hay ủng hộ hạng mục kia tiếp tục hoạt động cũng đang tự tước bỏ tư cách học viên Đại Pháp của mình do tiếp tay cho hành vi loạn Pháp mà không hề hay biết.
Học viên hễ mắc tội loạn Pháp hay đồng lõa với kẻ loạn Pháp thì chắc chắn sẽ bị Cựu thế lực cho vào tầm ngắm, vì họ đã tạo ra sơ hở quá rõ ràng để Cựu thế lực lấy lý do bức hại.
Nếu người trong hạng mục vốn từ đầu vi phạm pháp luật, lại quản lý chế độ kế toán không nghiêm túc, lại giống như người thường đi tham nhũng, biển thủ công quỹ, đem một phần tiền quyên góp tiêu xài riêng thì chính là bôi nhọ Đại Pháp, tội này thực sự rất nặng, và những người quyên góp tiền cũng sẽ bị Cựu thế lực coi chung là tòng phạm.
Lý do:
1. Trong KV 2015 ở Pháp hội New York, trong câu hỏi của một học viên đến từ Cáp Nhĩ Tân có nội dung cụ thể là:
Đệ tử: Ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, mấy năm trước phát sinh những việc như thu tiền, diễn giảng loạn Pháp, v.v., hơn nữa sau này vẫn luôn tồn tại. Rất nhiều học viên tham gia mà đến tận bây giờ vẫn không tỉnh ngộ ra, vẫn chưa hề vãn hồi tổn thất, mà có một số biểu hiện dường như tinh tấn lắm, trên thực tế là né tránh và che giấu. Chúng con nên làm thế nào?
Sư phụ giảng đại ý, không nguyên văn là: Có những người lẫn vào, có những người dùi vào sơ hở trong Đại Pháp. Có là không tinh tấn tu luyện thành ra như thế, có là có động cơ khác, là đang lợi dụng sự lương thiện của đệ tử Đại Pháp mà dùi vào. Do đó về những việc thế này, nhất định phải hết sức chú ý. Học viên tán đồng trợ giúp ai đó, trợ cấp tiền bạc cho ai đó, nhất định phải biết họ làm gì, một cách hết sức rõ ràng, nếu không không thể làm thế. Học viên tuy là đưa tiền cho họ, cũng bằng như ủng hộ họ làm như vậy, học viên cũng là sai, do đó cựu thế lực sẽ không coi học viên là như kẻ bị lừa dối, chúng nhìn nhận rằng học viên là cùng một nhóm, là ủng hộ họ, cho nên phải hết sức chú ý những việc thế này.
Sư Phụ cũng giảng đại ý là có người nghĩ: ‘Mình về tư tưởng không có nghĩ thế, mình là đệ tử Đại Pháp, lẽ nào ủng hộ họ chứ?’ Biểu hiện ra của người ta và kết quả của sự việc thì mới là biểu hiện chân thực của sinh mệnh, chư Thần là nhìn như vậy. Không phải những gì mà sinh mệnh mở miệng ra nói là khác với những gì thực hiện, sinh mệnh cao tầng nhìn xét vấn đề như vậy đó. Có những người chính là từ tiên thiên đã khiến họ sẽ hạ xuống làm như vậy. Từ miệng họ nói là tốt đấy, kết quả họ làm là phản lại, rất nhiều người từ tiên thiên đã định ra hạ xuống thì biểu hiện như thế.
Sư Phụ cũng giảng đại ý rằng khi Đại Pháp hồng truyền, tất cả sinh mệnh đều vì Đại Pháp mà đến, nhưng mà, không nhất định đến để đắc Pháp, rất nhiều đến để khởi tác dụng phụ [diện].
[hết]
____________________
2. Trong Kinh văn Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014, Sư phụ có giảng (đại ý, không nguyên văn) rằng:
Nếu chư vị định lập một công ty, muốn làm một hạng mục, thì dù đó là hạng mục đệ tử Đại Pháp đi nữa, thì chư vị đều phải trước tiên kiện toàn chế độ tài chính kế toán rồi hãy làm! Nếu không thì đừng làm! Chư vị cần phải quản lý nghiêm khắc! Vấn đề Sư phụ giảng ra này, là đã ắt phải như thế rồi. Tôi không biết cựu thế lực kia tới lúc nào sẽ làm hại chư vị, nhưng tôi muốn bảo rằng nhất định phải thực thi cho tốt.
[hết]
______________________
Do vậy, tôi hiểu rằng một khi dính đến hạng mục bất kỳ, học viên cần phải xem xét rõ và cụ thể các vấn đề sau:
Hạng mục đó có tuân thủ đúng pháp luật hay không? Có điểm nào vi phạm pháp luật trong quá trình vận hành hay không? Nếu vi phạm thì cần quy chính ngay, nhưng nếu vi phạm rồi mà vẫn cố tình làm tiếp thì đó chính là loạn Pháp có chủ đích, và họ đã tự tước bỏ tư cách học viên Đại Pháp.
Dẫu có là nói mở hạng mục ra vì mục đích tốt đẹp đến mấy, mà ngay từ đầu đi không chính, vi phạm pháp luật, lách luật, làm chui thì không thể tham gia. Hễ tham gia thì liền bị Cựu thế lực tính là tòng phạm phá hoại Pháp.
Hạng mục nếu tuân thủ đúng pháp luật thì có quản lý nghiêm chế độ kế toán tài chính hay không? Tức là các khoản thu chi phải minh bạch, rõ ràng, không khuất tất, chi tiêu phải chính đáng có hóa đơn kê khai đúng luật, chứ không chi sai mục đích, kể cả đúng hóa đơn chứng từ nhưng ngay từ đầu là để hợp pháp hóa cho khoản chi sai thì cũng vẫn là sai theo nguyên tắc Đại Pháp và dưới con mắt của Thần. Vì hễ chi sai một đồng thôi cũng sẽ thành cái cớ của Cựu thế lực gia tăng bức hại.
Học viên quyên tiền cho hạng mục có nắm rõ việc thu chi hay vận hành tài chính trong hạng mục đó không hay chỉ nghe nói bằng miệng? Nếu không nắm rõ họ sử dụng tiền quyên góp ra sao thì rất rủi ro, vì khi người cầm tiền quyên góp mà chi sai mục đích, bản thân người quyên tiền cũng bị vạ lây, bị Cựu thế lực xem thành tòng phạm để bức hại.
Hạng mục có tuân thủ các yêu cầu liên quan của Sư phụ hay không? Ví dụ như không cử hành các hoạt động giảng chân tướng quy mô lớn (Kinh văn 2018 Sư phụ gửi học viên Việt Nam), không đầu tư chứng khoán hay đa cấp v..v. Kể cả nếu hạng mục đăng ký đúng luật mà vi phạm nguyên tắc Sư phụ yêu cầu học viên không được làm thì cũng vẫn là sai.
Tôi nghĩ rằng, học viên chúng ta khi tham gia các hoạt động chứng thực Pháp thì cần suy xét cẩn trọng các vấn đề gặp phải dựa trên Pháp, không nên vì cái tình cả nể sợ mất lòng hay dĩ hòa vi quý mà xem nhẹ hay lờ đi những nguyên tắc cũng như lời cảnh báo mà Sư phụ đã giảng trong Pháp, nếu không chính là học viên đang tự kéo nhau xuống hố rồi chết lúc nào không biết.
Nhận thức cá nhân.