[26/06/2019] CỔ ĐẠO
Lời dẫn:
Theo tôi nghĩ ngụy biện là hành vi phản ánh ra khi một người tu luyện cố chấp không buông bỏ chấp trước của mình xuống, họ cứ cố thủ cái chấp trước mà dẫn đến hành vi sai trái đó, nhưng họ vì áp lực sợ mất Danh, sợ bị chê cười, sợ sai, sợ hậu quả v..v nên khiến họ bắt đầu nảy sinh trong tâm những ý nghĩ giảo hoạt để bao biện, hợp thức hóa cho những hành vi sai trái đó của họ, từ đó hình thành nên những lối ngụy biện.
Nội dung:
Vì phạm vi bài viết cũng như hiểu biết của tôi cũng có hạn nên tôi chỉ có thể cố gắng ở khả năng nhất định đưa ra những lối ngụy biện chối bỏ trách nhiệm khá điển hình trong cộng đồng học viên tại Việt Nam hiện nay, lẽ tất nhiên, chỉ để tham khảo. Cụ thể:
1. Tương sinh tương khắc
Gần đây trong cộng đồng học viên có một lối nói rằng “tương sinh tương khắc”, ý họ muốn nói rằng hễ khi họ làm một việc tốt gì đó thì liền sẽ có trở ngại tương ứng, có tốt thì có xấu, có chính thì có tà v..v. Nếu chỉ là nói lý thuyết thì tôi nghĩ không có gì đáng bàn đến, nhưng nếu áp vào việc họ làm, thì dường như đó lại là cớ để né tránh hậu quả do hành vi của họ tạo ra hơn là việc họ nắm rõ Pháp lý đó trong quá trình chứng thực Pháp.
Để dẫn ra một ví dụ này, có một trường hợp khá nổi bật mà tôi có được biết đó là vụ việc của Long nghiện (Phạm Bá Long) – hay còn được gọi là Long Giang Hồ (trước từng là giang hồ, sau bước vào cộng đồng tu luyện). Được một người tên là Thái Quang Vinh viết bài lăng xê.
Nguồn: Đại Kỷ Nguyên Việt Nam (DKN.TV)
Long nổi tiếng vì đã vào tu luyện khá lâu nhưng khi khiến cho 2 nữ học viên mang bầu, đã không có trách nhiệm lại còn đem dao dọa giết cả 2 nữ học viên đó. Một người thì mang thai tầm 4 tháng thì bị Long dọa tưới xăng hỏa thiêu, một người thì mang thai 8 tháng bị Long cầm dao dọa giết. Long không những không hề có trách nhiệm với cả 2 nữ học viên trên mà thậm chí còn đi làm đám cưới với một nữ học viên thứ 3 khác sinh năm 1990 tên là Mỹ Hạnh. Khi có một học viên ở điểm luyện công tại Sài Gòn có nhắc và khuyên Long quy chính, thì Long thản nhiên phán một câu “Tương sinh tương khắc”. Long thậm chí còn nói rằng vụ việc 2 mẹ con học viên nữ bị Long dọa tưới xăng hỏa thiêu đó là Ma đến để cản trở Long đắc chính quả, Long cho rằng việc mình tu đến chính quả là một sự việc tốt thì sẽ có trở ngại tương ứng, và Long thấy 2 mẹ con học viên nữ (mang thai 4 tháng) đó chính là Ma đến can nhiễu Long. (Link bài viết tham khảo)
Vậy, nếu đem cái lý "tương sinh tương khắc" đó mà áp vào trường hợp của Long thì sẽ ra sao? Tôi nghĩ nó là quá rõ ràng: Chỉ là cái cớ che đậy của Long mà thôi, Long lập lờ tự biến bản thân thành nạn nhân, là phía Thiện còn hậu quả Long gây ra dù là gì cũng là phía Ác, là Tà để rũ bỏ trách nhiệm mà đáng ra Long phải tự mình gánh chịu. Hỏi một người tu luyện chẳng phải từ người tốt đi lên đó sao, liệu có loại người tốt, hay thiện nào mà đến con của mình cũng không đến nhận mà lại còn bảo đó là Ma đến can nhiễu? Việc làm của Long rõ ràng là Tà vậy mà Long lại bảo mình là Chính và 2 mẹ con học viên kia là Tà? Cũng là lối nói "tương sinh tương khắc" nhưng Long cố gắng đánh tráo chủ thể chính-tà/tốt-xấu, biến nạn nhân thành kẻ xấu, biến kẻ xấu thành nạn nhân. Không ít người thường trong xã hội, làm sai còn dám đường đường chính chính bồi hoàn và chịu trách nhiệm, thể hiện sự chính trực thì không ít học viên trong cộng đồng như Long đến những thứ cơ bản nhất để thể hiện mình là người tốt đó cũng không làm nổi. Liệu họ có còn dám tự nhận mình là học viên? Tôi nghĩ còn xa vời lắm. Nói Long là giang hồ là còn không hẳn đúng, vì giang hồ có luật của giang hồ, tuy họ vì lợi ích mà chém mà giết nhưng họ cũng trọng chữ Tín và Danh Dự.
Theo lời kể của một học viên nữ có mang thai 4 tháng với Phạm Bá Long (bị Long dọa tưới xăng hỏa thiêu) thì Long nói 10 điều thì cả 10 điều đều không đáng tin, đạo đức với Long chỉ là hình thức. Chính Long đã từng công khai nói với Phụ Đạo Viên tên Cường ở công viên Gia Định, Sài Gòn rằng sẽ cưới nữ học viên (mang bầu 4 tháng) kể trên. Nhưng sau đó, Long quay ngoắt 180 độ nói với Phụ Đạo Viên tên Cường và các học viên ở công viên Gia Định rằng nữ học viên đó là Ma, cản trở Long đắc chính quả??! Điều rất trái khoáy trong quá trình đi các nơi chứng thực Pháp, đi tới đâu Long cũng tỏ ra rất tự tin vì đã học thuộc Pháp, nói và chia sẻ như người tu luyện rất tinh tấn, chuyện gì cũng cho rằng Sư phụ đã an bài và điểm hóa. Tôi không biết rõ liệu có đúng vậy không? Nhưng nhìn cái lời nói và hành vi của Long thì tôi nghĩ không chừng đó lại là Cựu Thế Lực an bài hay điểm hóa Long thì đúng hơn.
Nói hơi ngoài lề một chút, riêng ở góc độ này tôi cũng nghĩ học viên rất nên phải cẩn trọng, đặc biệt với những trường hợp nổi tiếng, nói về Pháp rất hay, bên ngoài có vẻ rất tinh tấn, ai cũng tung hô, v..v nhưng rất có thể bên trong lại không nhất định như vậy. Học viên có thể đọc lại bài "Kim Phật" mà có bình chú của Sư Phụ, tôi nghĩ ở Việt Nam hiện nay đã có không ít những ví dụ giống như được miêu tả trong bài Kim Phật đó, mà trong bài viết này thì Phạm Bá Long là một điển hình.
Qua trường hợp của bản thân Phạm Bá Long thì có thể thấy việc sử dụng lối nói “tương sinh tương khắc” đó chính là một trong những cách điển hình nhất để đánh tráo khái niệm, lẫn lộn Tốt-Xấu, Chính-Tà, Thiện-Ác v..v qua đó rũ bỏ trách nhiệm, ngụy biện chối tội; Coi bất cứ thứ gì không tốt với mình, kể cả là hậu quả do chính mình gây ra cũng là phía "phụ diện", phía "Tà" v..v sinh ra do tương sinh tương khắc, còn mình làm điều xấu cũng được coi là "Chính", là "Thiện" v..v.
2. Xã hội kiểu gì cũng sẽ có những người phản đối Đại Pháp nên cứ làm thôi, không phải bận tâm
Sẽ luôn có những người phản đối Đại Pháp, tôi nghĩ điều đó là đúng, nhưng nếu chúng ta làm sai mà khiến người ta phản đối Đại Pháp, rồi quy chung cái hậu quả do chính chúng ta gây ra đó xem như một việc bình thường "sẽ luôn xảy ra" đó thì nó là SAI. Nó giống như một quốc gia luôn có một mức tỷ lệ thất nghiệp nhất định - gọi là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên; Nhưng nếu để mức tỷ lệ đó lên quá cao thì đó là hậu quả do quản lý kinh tế yếu kém của chính quyền đất nước đó gây ra. Không thể xem cái tỷ lệ thất nghiệp cao đó cũng là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên được, đó là cách nói chối bỏ trách nhiệm do quản lý, điều hành đất nước kém mà ra.
Chính cái lối diễn giải sai lệch, ngụy biện đánh đồng "gộp chung" những người phản đối Đại Pháp "tự nhiên" và do chính bản thân học viên do chứng thực Pháp sai lệch gây ra là cùng một dạng để chối bỏ trách nhiệm đó đã khiến nhiều học viên bó tay tiêu cực với chính những hành vi phá hoại công nhiên trong nội bộ vì cho rằng những thứ đó là tự nhiên, thay vì phơi bày chúng ra thì họ lờ đi không quan tâm; rồi thì chứng thực Pháp cực đoan, không lý trí, gây ra hậu quả, khiến người dân phản cảm, không biết đường phản tỉnh mà đi vãn hồi lại tảng lờ đi sự thiếu lý trí của bản thân và quanh co rũ bỏ mọi trách nhiệm theo kiểu nói biến dị “xã hội kiểu gì cũng sẽ có người phản đối Đại Pháp”.
3. Xã hội cũng có người Tốt người Xấu nên sẽ có người nhận ra được chân tướng
Đáng buồn là hiện nay dường như rất nhiều học viên lại “chuộng” cái cách lý giải này. Họ chứng thực Pháp vô tội vạ, không lý trí, gây ra bao nhiêu cái nhìn tiêu cực của người dân và chính quyền về Đại Pháp, thì họ lại cho rằng xã hội ai cũng có người tốt kẻ xấu nên việc có bộ phận không nhỏ người dân/chính quyền nhìn nhận tiêu cực là điều bình thường? Lối nói này cũng là một dạng mị dẫn chối tội rất điển hình.
Xã hội đúng là có người xấu kẻ tốt, nhưng đứng trước Pháp ai ai cũng bình đẳng, Sư Phụ dạy chúng ta đi cứu người có phân biệt người tốt người xấu không? Chẳng phải cũng có rất nhiều người có tiền sử không tốt, hút chích nghiện ngập rồi vào tu Đại Pháp đó sao? Điểm nguy hiểm của lối nói này là họ dồn hết những ai kể cả là người tốt/xấu trong xã hội miễn là phản cảm với Đại Pháp do hành vi cực đoan khi chứng thực Pháp của họ gây ra thì họ quy hết thành "người xấu" trong xã hội. Còn nghe theo, hiểu theo cách của họ thì họ gộp hết thành "người tốt" trong xã hội.
Người tốt/xấu trong xã hội là không phải do dùng tiêu chuẩn Đại Pháp để nhìn nhận mà là dựa theo tiêu chuẩn của chính họ khi chứng thực Pháp (bất cần biết có lý trí hay không) để đo lường, nghe theo cách làm của họ thì họ cho là người tốt, không nghe theo thì là xấu. Họ đánh đồng luôn với người tốt/xấu nói chung ngoài xã hội. Nếu như vậy, cứ làm theo cái cách của Phạm Xuân Giao chắc đa phần người dân và chính quyền Việt Nam rất có thể sẽ thành "người xấu" vì không lý giải được hành vi đả phá chính quyền, giật tượng bất thành của y.
Lối nói "người tốt/ người xấu" đó cũng như cách ngụy biện "tương sinh tương khắc" hay "bao giờ cũng sẽ có người phản đối Đại Pháp" kể trên đều là lối nói cốt để chối bỏ trách nhiệm. Điểm chung là họ cố tình lờ đi không xét lại nguyên nhân có phải do chính cách làm thiếu lý trí cực đoan của mình gây ra hay không mà họ cứ đổ hết trách nhiệm lên là do người kia là người không tốt, người xấu trong xã hội hay thuộc bộ phận "tự nhiên" phản đối Đại Pháp.
Tôi nhớ trong Chuyển Pháp Luân - bài "Đề cao tâm tính", Sư Phụ có giảng (đại ý, không nguyên văn) về một trường hợp ở Thái Nguyên, trên đường cái có một chiếc ôtô phóng rất nhanh, chiếc gương chiếu hậu mắc vào y phục của một nữ học viên trên 50 tuổi đang đi cùng chồng qua đường cái đó, chiếc ôtô đã kéo nữ học viên này hơn chục mét làm bà ngã "phịch" xuống đất, người lái xe mở cửa ra và nói rằng bà này đi đường không biết nhìn đường à? Sư Phụ cũng giảng đại ý là người ta hiện nay như vậy đấy, hễ xảy ra vấn đề thì trước tiên đẩy trách nhiệm sang cho người khác, có tại họ hay không thì họ cũng đẩy cho.
Vậy tôi thể ngộ rằng, những học viên nào mà có cái lối nói vô trách nhiệm như bên trên thì kỳ thực họ khác chi cái anh tài xế trong ví dụ bên trên?
4. Người trong xã hội còn phải "Ngộ" mới liễu giải được chân tướng hay sự tốt đẹp của Đại Pháp
Hiện nay, ngoài 3 kiểu ngụy biên bên trên, khôi hài hơn là còn có học viên bắt người ta phải Ngộ? Danh từ "Ngộ" trong Pháp Sư Phụ có giảng là xuất phát từ trong tôn giáo, Ngộ theo tôi hiểu là dành cho người trong giới tu luyện, đâu phải dành cho người thường? Muốn có người không tu nhìn nhận tốt về Đại Pháp thì cứ qua cách hành xử, cách sinh sống hằng ngày của học viên sao cho bản thân trở thành người tốt, người tốt hơn nữa là họ nhận thức ra được chứ cần gì phải Ngộ? Nó đơn giản giống như muốn biết bố mẹ có dạy con tốt hay không thì cứ xem cách hành xử của đứa con trong đời sống hằng ngày, xem nó có lễ phép không? Có nhường nhịn không? Có chăm học không? Có ăn chơi sa đọa không? v..v là biết ngay, mấy thứ đó cần gì Ngộ? Kỳ thực họ nói người thường khi liễu giải chân tướng hay sự tốt đẹp của Đại Pháp mà phải Ngộ thì tôi chỉ e họ học Pháp không kỹ, có khi còn đang lơ mơ chưa hiểu tu luyện là gì.
Thực ra, trong người thường cũng có lối nói "Ngộ", nhưng sau khi học Pháp thì tôi hiểu rằng cái "Ngộ" đó là cái kiểu đoán trước ý lãnh đạo, khôn khéo làm sao để vừa lòng thượng cấp, qua đó đạt được lợi ích - nói thẳng ra là một dạng "khôn vặt", "ích kỷ". Nếu học viên bảo người thường khi liễu giải chân tướng phải Ngộ, vậy thì hỏi Ngộ theo cách người thường hay của người tu luyện? Bảo họ Ngộ theo cách người tu luyện thì họ Ngộ sao nổi, vì họ có phải người tu đâu? Còn bảo họ Ngộ theo cách người thường thì chẳng phải cứ cái gì mà họ thấy động chạm lợi ích, dính đến chính quyền, bị đàn áp thì họ chạy ngay. Vậy hỏi Ngộ cái gì đây?
Có học viên cho rằng việc người thường không lý giải được việc họ làm, phản cảm bài xích đó là vì người ta không Ngộ được? Theo tôi nó chỉ là cái lý bại hoại theo lối “đổ nước bẩn sang cho người khác” mà thôi, người trong xã hội khi nghe chân tướng có phải ai cũng là người tu đâu mà bắt họ Ngộ? Ngộ tức là bắt họ phải đề cao tư tưởng lên cảnh giới cao là gì? Nói như vậy thì chẳng bằng họ bắt tất cả những người họ đi giảng chân tướng phải bước hết vào tu luyện hay sao? Họ không những lý giải Pháp rất sai lệch mà gần như không hề nghĩ gì cho người khác mà toàn áp đặt cái lối nghĩ chủ quan của cá nhân họ, họ bắt người khác phải nghe theo họ, phải hiểu họ, họ là tuyệt nhiên đúng, không có gì phải bàn cãi.
Nói ở một góc độ khác, những ai nói người thường khi liễu giải chân tướng phải Ngộ đó chẳng phải họ hoặc là (1) đang tu luyện quá ư sai lệch nên mới khiến người xung quanh khó lý giải hoặc là (2) đang giảng cao là gì? Nếu là do tu luyện sai lệch thì lỗi hoàn toàn do học viên chứ còn đổ cho ai? Nếu trong trường hợp họ mà giảng cao, người ta không lý giải được lời nói của họ, việc làm của họ nên họ mới yêu cầu người ta phải Ngộ thì tôi nghĩ đó chính là phá hoại Pháp, tựa giống như có trường hợp tôi nhớ (đại ý, không nguyên văn) trong Pháp Sư Phụ đã giảng là có người trong tay cầm cuốn Chuyển Pháp Luân đi ngoài đường lớn vừa đi vừa hô có Sư Phụ bảo hộ thì không sợ xe hơi đâm vậy.
Nếu theo lối nghĩ của họ thì cần gì Sư Phụ phải yêu cầu (đại ý) học viên phải dùng trí huệ khi chứng thực Pháp, rằng không được giảng cao? Họ chẳng phải cố tình lờ đi cái việc họ phải lý trí, sử dụng trí huệ để chứng thực Pháp mà gặp vấn đề họ đổ hết lên đầu người khác? Thế thì cần gì họ phải tu? Hỏi họ tu để làm gì? Kể cả có đúng với Pháp nhưng khi đem ra hồng Pháp cũng phải suy xét cho lý trí xem người ta có lý giải được hay không, có khởi tác dụng phụ diện không? Tôi nhớ Phạm Xuân Giao còn lồng cả Cửu Bình vào tờ rơi, nói nào là đại đào thải sắp đến rồi Cứu thế chủ v..v. Những thứ đó, nếu xét về Pháp thì không có gì đáng bàn, nhưng đem ra mà hồng Pháp tại Việt Nam, một quốc gia Cộng sản lại nằm ngay sát Trung Cộng, lại là nước mà đa phần người dân theo chủ nghĩa vô thần thì cực kỳ nguy hiểm.
Nếu theo cách nói của họ, việc Phạm Xuân Giao đi phát tờ rơi cực đoan, đi đả phá chính quyền Việt Nam đó chắc cũng yêu cầu người dân và chính quyền Việt Nam phải ngộ? Ngộ được cái gì đây? Chính quyền và người dân Việt Nam chắc phải đề cao tâm tính lên tầng thứ nào đó thì mới Ngộ được chăng? Thế thì bao học viên sử dụng lối hành xử đời thường, qua lời nói công việc tốt trong đời thường mà chứng thực vẻ đẹp của Đại Pháp là tốt mà tạo được thiện cảm của người thân xung quanh mình đó thì sao? Sao không sử dụng những thứ bình dị đời thường và dễ đi vào lòng người, không gây hiểu lầm đó mà cứ thích lôi những thứ huyền bí, cực đoan, hay "cao tầng, cao siêu" đó ra?
Họ đã không lý trí trong chứng thực Pháp, biết lựa chọn phương thức sao cho phù hợp với khả năng lý giải của người trong xã hội, không để gây tâm lý phản diện cho người dân và chính quyền; Đằng này họ cứ chủ quan theo cái lối nghĩ cực đoan của họ áp đặt người ta phải hiểu cách làm của họ, rồi còn phải Ngộ? Đây là vị tư hay vị tha? Ép người thường khi liễu giải chân tướng phải ngộ chả phải vị tư, vị bản ngã là gì? Làm gì có cái nào là vị Tha, nghĩ cho người khác ở đây? Dùng trí huệ để cứu người cũng chả có nữa, quả là không còn gì để nói.
5. Cho rằng phải đem những thứ cao tầng, cao siêu, thần kỳ, huyền bí ra để hồng dương Đại Pháp thì mới có sức thu hút người ta vào tu
Có học viên còn cho rằng nên sử dụng những bài chia sẻ mang tính giật gân, mang tính huyền bí thì mới có sức thu hút người ta vào tu luyện, và rằng các tôn giáo khác trước đây cũng từng như vậy. Nhưng tôi chỉ đặt câu hỏi là: Có phải ai cũng có thể bước vào tu luyện? Vậy những người không bước vào tu luyện thì chẳng lẽ họ sẽ không còn cơ hội được cứu? Tôi nghĩ chúng ta không thể chỉ nhắm vào việc khiến một nhóm người có thể bước vào tu luyện mà lơ đi sự ảnh hưởng tiêu cực tiềm tàng đến nhóm người không thể bước vào tu luyện trong giai đoạn hiện nay. Cách làm của chúng ta có thể khiến một số rất ít người có căn cơ tốt bước vào tu luyện nhưng lại khiến rất nhiều người không lý giải được lại quay sang nghi ngờ, bài xích thì có ổn, cái được có bõ cho cái mất không?
Chúng ta không phải là đang đi tìm người tu luyện mà đang đi cứu người có phải không? Trong quá trình cứu người đó nếu ai có duyên thì có thể vào tu? Tôi nghĩ nếu ai thực sự có duyên thì sẽ được Sư Phụ an bài theo những dạng thức khác nhau vào đắc Pháp chứ không phải định cứng lại theo lối chia sẻ những bài mang tính huyền bí, giật gân đó.
Vì vậy, tôi cho rằng mục tiêu của chúng ta khi chứng thực Pháp nên phải làm sao để ít nhất là không khiến cho người thường trong xã hội, với tư duy và lối suy nghĩ của người thường (chứ không phải là học viên chúng ta, bài đăng lên nếu là học viên có thể like hay share nhưng với người thường chưa tu luyện thì không chắc chắn như vậy) có thể dễ khởi sinh tâm lý phụ diện như là nghi ngờ, phê phán, bài xích v..v.
Nếu chúng ta sử dụng những lối viết kể về sự thay đổi trong đời sống thường nhật, trở thành người tốt biết quan tâm đến người khác, làm tốt công việc tại sở làm, sống chan hòa hay vượt qua các mâu thuẫn phát sinh giữa người với người ra sao thì hỏi mấy ai có thể bài xích? mấy ai có thể nghi ngờ? Những thứ đó nó rất bình dị, phù hợp với tư tưởng lý giải của họ, khiến họ dễ liễu giải học viên và Đại Pháp hơn, ít nhất họ cũng thấy là Đại Pháp giúp con người ta trở thành người tốt. Tôi thể ngộ rằng chỉ cần nhận thức tốt về Đại Pháp thì họ mới có cái nền tảng để nhận thức sâu hơn về cuộc bức hại, nếu không thì rất khó.
Nếu lý trí, ít nhất chúng ta cũng có thể giảm thiểu đến mức tối đa sự hiểu sai của người dân và chính quyền trong xã hội về Đại Pháp. Có thể cách thức đó không dễ khiến người ta chú ý mạnh như các bài huyền bí giật gân, khỏi bệnh thần kỳ, nhìn thấy Phật Ma, cõi không gian khác v..v - Nhưng nó an toàn cho chính bản thân họ (vì không dễ nảy sinh nghi ngờ và tâm lý phụ diện khác) và cả cho thanh danh Đại Pháp cũng như đem lại sự ổn định cho chính môi trường tu luyện của học viên về lâu về dài. Tôi nghĩ chúng ta là chứng thực Đại Pháp chứ không phải chứng thực bản thân cái cách chứng thực Pháp của chúng ta, không phải chúng ta làm để cầu danh cầu lợi, cầu nhiều người vào quan tâm hay nói xa hơn là cầu uy Đức, cầu công quả. Liệu chăng nhiều trường hợp cứ thích sử dụng những bài viết huyền bí đem ra chứng thực Pháp để mong muốn nhiều người quan tâm đó có đang bị cái tâm danh lợi, tâm hoan hỷ, tâm khoe khoang điều khiển giật dây từ sâu trong tâm hay không? Các học viên tự có thể có những suy xét cho riêng mình.
Tôi nghĩ chính vì học viên đã quá lạm dụng những thứ siêu thường, lạm dụng những thứ vượt quá khả năng lý giải của người trong xã hội, tuy rằng trong ngắn hạn cũng có người có thể vì thế mà bước vào tu luyện nhưng cái nguy hiểm của nó về sau có thể là rất lớn. Bây giờ rất nhiều báo đài trong nước phản đối và bài xích mạnh mẽ những thứ siêu thường mà học viên quảng bá đó và cho rằng học viên tuyên truyền mê tín dị đoan như là Khỏi bệnh Thần kỳ, Khỏi bệnh Nan y, nhìn thấy Tiên Phật, nhìn thấy Phụ thể, thấy Pháp Luân, Hoa Ưu Đàm v..v khiến cho rất nhiều người trong xã hội vì thế mà có cái nhìn không mấy thiện cảm về học viên và Đại Pháp.
Học viên có thể cho rằng những thứ siêu thường đó là sự thật nhưng nơi chúng ta đang tu luyện và chứng thực Pháp là xã hội người thường, chúng ta phải cố gắng làm sao phù hợp với cái lý nơi người thường, tôi nhớ Sư Phụ chả phải đã giảng rõ (đại ý) rằng cần tu luyện sao cho phù hợp tối đa với hình thức xã hội người thường? Sư Phụ cũng giảng rất rõ đó không phải chỉ là một câu nói đơn giản, đó là Pháp! (Giảng Pháp tại Australia 1999) chúng ta cứ mãi lạm dụng những thứ "cao siêu" đó để chứng thực Pháp chả phải đang khởi tác dụng phá hoại trạng thái của xã hội người thường, đó là làm điều xấu hay tốt đây? Đó có phải là đi ngược lại với Pháp mà Sư Phụ giảng? Có những thứ không phải thuộc về những gì Sư Phụ giảng trong Pháp mà thuộc về tôn giáo khác như Hoa Ưu Đàm cũng được học viên đem ra sử dụng công khai rộng rãi trên mạng Internet một cách tùy tiện (đáng lý nó chỉ nên chia sẻ nội bộ).
Sự thần kỳ, thần tích tôi thể ngộ rằng sẽ xuất hiện trong cộng đồng người tu, nhưng việc sử dụng nó ra sao cho phù hợp với hoàn cảnh để khi chứng thực Pháp không dễ gây tâm lý phụ diện hay ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội trong dài hạn mới là điều chúng ta phải lý trí, vận dụng trí huệ mà làm.
6. Thần chỉ xét Nhân tâm, nên miễn là muốn tốt cho Đại Pháp thì vi phạm pháp luật cũng chấp nhận được
Comments