top of page
Ảnh của tác giảEditorial Board

Về hành vi truyền tải thông tin sai sự thật của Fanpage học viên Pháp Luân Công tại Đà Nẵng

Đã cập nhật: 23 thg 5, 2021

[22/05/2021] Ban Biên Tập Website

Trong thời gian gần đây, cộng đồng học viên Pháp Luân Công tại Việt Nam có xuất hiện sự lan truyền thông tin của Fanpage "Học viên Pháp Luân Công tại Đà Nẵng" liên quan đến việc nhiều người dân ở Ấn Độ đem vứt bỏ tượng Thần vì mất lòng tin trong đợt dịch Covid hiện đang diễn ra. Thông tin này hiện nay theo chúng tôi thấy thì đang được nhiều học viên đồng tình và chia sẻ tràn lan trên mạng xã hội.


Có hơn trăm lượt like và hàng chục lượt chia sẻ rộng khắp bài viết có nội dung sai lệch này của nhóm học viên Pháp Luân Công tại Đà Nẵng.

Nguồn: Facebook


Nguồn: Facebook Group


Khi kiểm chứng lại thông tin này, chúng tôi thấy thực tế đây là hoạt động “Thả tượng Thần trôi sông” [Immersion of Idols] đi cùng với nhiều lẵng hoa trên các dòng sông ở Ấn Độ (VD: sông Hằng [Ganga Rivers], sông Sabarmati v..v) trong một số lễ hội hằng năm của những người theo Ấn Độ Giáo (Hindu). Do những bức tượng thần này được làm bằng các hợp chất không phân hủy, đi kèm với những lớp sơn dễ gây ô nhiễm môi trường nên hiện phương thức thả tượng trôi sông này đang bị chính quyền tại Ấn Độ ngăn cấm. Nhiều người dân tại một số địa phương ở Ấn Độ hiện giờ chuyển từ thả tượng trôi sông dần sang hình thức khác là: đặt tượng ở dải đất hai bên bờ sông.


Có những hình ảnh mà thực chất thời gian được đăng tải là vào năm 2019, nhưng bây giờ lại được một số nhóm người bất hảo lợi dụng đem ra phát tán tin giả rằng đó là hình ảnh người dân Ấn Độ vứt bỏ tượng Thần vì mất lòng tin.


Nguồn: Báo Indiatimes


Bên trên là bức ảnh mà người dân ở thành phố Ahmebabad tại Ấn Độ quyết định không thả tượng Thần trôi sông trên dòng sông Sabarmati nữa để tránh ô nhiễm môi trường. Thay vào đó, nghi lễ thả tượng trôi sông sẽ được thay bằng việc đặt tượng ở hai bên dải đất (Banks) dọc bờ sông. Đây cũng đều là tin tức từ hồi năm 2019.

Nguồn: Twitter


Thực tế, nguồn bài đăng gốc bên nước ngoài trên Facebook về việc người dân Ấn Độ vứt bỏ tượng Thần vi không được bảo vệ trong đợt dịch Covid hiện đang diễn ra - đã được một tờ báo bên Ấn Độ là The Logical Indian phân tích đưa ra bằng chứng chỉ rõ là tin giả sai sự thật.


Nguồn: Afamily


Chúng tôi, những học viên tu luyện Pháp Luân Công, cực lực phản đối hành vi đăng tin sai sự thật này của Fanpage Học viên Pháp Luân Công tại Đà Nẵng. Đây không phải là điều mà một người tu theo Chân – Thiện – Nhẫn nên làm. Theo chúng tôi được biết, dù đã có học viên chỉ ra điểm sai lệch trong nội dung bài đăng, nhưng đến thời điểm hiện tại admin Fanpage Học viên Pháp Luân Công tại Đà Nẵng vẫn cố tình lờ đi, không chịu xem xét và gỡ bỏ bài viết này.

Để tránh gây ra thêm những hiểu lầm và nghiêm trọng hơn là tạo ra những xung đột tôn giáo không đáng có, chúng tôi xin khuyến nghị các học viên nào đã và đang chia sẻ, phát tán những dạng tin kiểu này cần lập tức gỡ bỏ càng nhanh càng tốt. Chúng ta đến đây là để chứng thực sự tốt đẹp của Pháp Luân Đại Pháp; Nếu không lý trí, không kiểm chứng mà cứ tùy tiện đi lan truyền những thông tin sai sự thật, thậm chí cứ thích đem vấn nạn của tôn giáo khác ra để tôn vinh mình lên, thì hỏi chúng ta đang chứng thực cái gì đây? Dìm họ xuống để nâng chúng ta lên chăng? Việc của tôn giáo khác là điều mà chúng ta nên quan tâm đến chăng? Chúng ta nhắm vào họ mà nói như thế là thích tạo ra thêm kẻ thù chăng? Người ngoài xã hội sẽ đánh giá ra sao về học viên?


Trân trọng cảm ơn./.

Ban Biên Tập Website.


Comments


bottom of page