top of page
  • Ảnh của tác giảEditorial Board

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ IN ẤN, MUA SÁCH CHUYỂN PHÁP LUÂN TẠI VIỆT NAM

Đã cập nhật: 19 thg 10, 2023

BAN BIÊN TẬP WEBSITE

Nhà sách Thiên Thê tại Mỹ (www.tiantibooks.org)
Hỏi: Website có cung cấp sách Chuyển Pháp Luân, Pháp Luân Công và sách Pháp Luân Đại Pháp khác có bản quyền hay không?

Trả lời: Không, chúng tôi không có phân phối sách Pháp Luân Đại Pháp bản quyền của Sư Phụ Lý Hồng Chí (kể cả bản photocopy). Sách mà chúng tôi hiện đang dùng hoặc là mua từ nhà sách được quyền phân phối có tính thương mại do Sư Phụ Lý Hồng Chí ủy quyền, hoặc là tự đọc trên mạng (cũng có thể in từ file sách trên mạng ra bằng máy in cá nhân - nhưng chỉ để đọc cá nhân, không phát hành, phân phối ra bên ngoài; cũng không cho tặng, mua bán. Nguồn file sách lấy từ trang www.vi.falundafa.org)


Chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi không cung cấp sách. Hiện tại ở Việt Nam theo chúng tôi biết là không có nguồn sách nào có thẩm quyền in ấn phát hành có tính thương mại sách Đại Pháp (Các nguồn sách được in ấn từ học viên trong nước đều là nguồn in lậu trái phép khi không có hợp đồng ủy quyền của Sư Phụ cũng như không có giấy phép xuất bản - Các sách kiểu đó đều là vi phạm pháp luật, trốn thuế nhà nước, ăn chặn tiền bản quyền của Sư Phụ). Do đó, nếu muốn hỏi chúng tôi có nguồn in ấn sách [hợp pháp] nào trong nước để học viên đặt mua hay không thì câu trả lời là KHÔNG. Mua những nguồn sách bất hợp pháp thì (1) Vi phạm khoản 2, phụ lục IV - Đại Viên Mãn Pháp (đại ý là: học viên Pháp Luân Công thì phải nghiêm khắc tuân thủ pháp luật quốc gia sở tại) và (2) Tiếp tay cho hành vi sai trái, ăn chặn tiền bản quyền của Sư Phụ.


Có một số nơi học viên in lậu còn dám nói dối và rêu rao với các học viên mới rằng việc in ấn trong Việt Nam này là được Sư Phụ cho phép, thực tế sự thật là họ bịa đặt lời Sư Phụ vì nếu được cho phép thì phải có hợp đồng ký kết đàng hoàng giữa Sư Phụ và họ, hơn nữa việc in ra cũng phải có giấy phép xuất bản (họ sẽ không bao giờ trình diện ra được những tài liệu đó, nếu có hỏi dồn, họ sẽ né tránh hoặc nói lên gân với học viên kiểu "tôi khẳng định đó là thật, không tin thì thôi đừng mua"). Những kiểu học viên này chúng tôi thấy là thuộc nhóm bất hảo có thể bất chấp nói dối trắng trợn, họ muốn kiếm tiền hay gây ảnh hưởng trong cộng đồng học viên để nâng cao thanh thế nên vẫn bất chấp in lậu và tránh né cái nhìn từ phía các cơ quan chức năng.


Thực tế cũng đã có một vài cơ sở in lậu tương đối lớn ở Sài Gòn thuộc đường dây này đã bị công an bắt, số lượng sách Đại Pháp bị họ in lậu phải đến hàng chục tấn sách. Một số đợt vận chuyển sách in lậu của những học viên bất hảo này đã từng bị công an bắt giữ (ảnh dưới). Có nơi họ bán ra với giá 45.000đ, 50.000đ thậm chí 60.000đ hoặc hơn, cũng có lúc họ tặng free không lấy tiền. Nói chung, chúng tôi nghĩ các học viên nên tránh xa khỏi những nguồn in sách bất hợp pháp này, kể cả cho không lấy tiền cũng không nhận, nếu các học viên đều ý thức tuân thủ pháp luật, lên án hành vi sai trái này thì những nhóm học viên bất hảo đó sẽ không còn có thể có cơ hội làm điều càn quấy (học viên không mua thì họ in ấn ra sẽ bị lỗ, gặp lỗ nhiều thì họ sẽ tự phải dừng).


Nguồn: Youtube


Học viên muốn có sách [hợp pháp] thì có thể (1) tự đi nước ngoài mua về (hoặc nhờ ai đó đi nước ngoài mua và đem về Việt Nam) hoặc (2) tự in ấn sách Đại Pháp bằng máy in cá nhân (cho cá nhân sử dụng, không in hộ cho người khác). Nếu không thì có thể tải file trên Website FalunDafa.org về máy tính rồi đọc.


Nếu mua ở nước ngoài, thì có thể mua ở Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan, cụ thể:


- Địa chỉ ở Mỹ: (Nhà sách Thiên Thê) Tianti Books &Cafe (New York) - 28 Grand Ave, Middletown, NY 10940, Hoa Kỳ (tel: +1 201-897-8788);


- Địa chỉ ở Hàn Quốc: (Nhà sách Thiên Thê) Tianti Books &Cafe - 4 Itaewon-ro, Hangangno-dong, Yongsan-gu, Seoul, Hàn Quốc (tel: +82 2-504-0860);


- Địa chỉ ở Đài Loan: Nhà sách Ích Quần (Yihchyun Bookstore) 229-9, SEC. 2, Chung-Ching N. RD. Đài Bắc, Đài Loan.


Quý độc giả có thể đi du lịch đến các quốc gia kể trên và đặt online về phía hotel của đoàn du lịch hoặc đến trực tiếp địa chỉ nhà sách để mua.


Hỏi: Có văn bản hay tài liệu chính thức nào hướng dẫn về vấn đề in ấn, mua sách Chuyển Pháp Luân ở đâu (hay mua sách Pháp Luân Công ở đâu) hoặc các vấn đề liên quan đến vi phạm bản quyền hay không?

Trả lời: Có, đó là Thông cáo của Ban biên tập Minh Huệ (ngày 06 tháng 11 năm 2014) và Thông tri của Pháp Luân Đại Pháp học hội (ngày 02 tháng 02 năm 2015). Bạn có có thể đọc chi tiết toàn văn theo đường dẫn dưới đây,

(1) Thông cáo của Ban biên tập Minh Huệ:

http://vn.minghui.org/news/54644-thong-cao-201411.html

(2) Thông tri của Pháp Luân Đại Pháp học hội:

http://vn.minghui.org/news/56612-thong-tri-cua-phap-luan-dai-phap-hoc-hoi.html


Theo chúng tôi hiểu thì có thể tạm tóm tắt những ý chính từ 2 thông báo này của Minh Huệ tổng bộ như sau:​


1. Về nguyên tắc: Không được tùy tiện sao chép, xuất bản, phát hành (kể cả cho không, tặng không lấy tiền) các sách Pháp Luân Đại Pháp của Sư Phụ Lý Hồng Chí. Nơi nào muốn thực hiện thì phải ký hợp đồng ủy quyền với Sư Phụ và có đăng ký xuất bản tại quốc gia mình đang sinh sống thì mới được làm vậy.


2. Các tài nguyên trên Website "falundafa" được cung cấp miễn phí để đọc online trên mạng (theo thông báo của Ban Biên tập Minh Huệ thì Sư Phụ đã cho phép như vậy). Học viên nếu không có sách mua được từ nơi được Sư Phụ ủy quyền thì có thể tự đọc trên mạng hoặc tải file về tự in ra để đọc phục vụ cá nhân nhưng không được phát hành, mua bán ra bên ngoài. Vì là nguyên tắc nên khi có học viên hỏi sách thì nên hướng dẫn họ làm theo đúng như vậy chứ không nên đi in hộ họ, bất kể họ có là hoàn cảnh nào đi nữa. Chúng tôi nghĩ đây cũng là để thử xem học viên đặt Đại Pháp lên trên hết hay đặt cái tình lên trên hết?


Nếu họ vì không thể tự đi in được mà bỏ tu thì chứng minh họ không đủ duyên để đắc Pháp lớn như vậy. Họ được tịnh hóa, được tiêu nghiệp, được đề cao tâm tính mà chỉ vì không tự đi in nổi một cuốn sách mà không tu thì họ thực tế không thực tâm tu luyện. Là học viên thì chúng tôi nghĩ là cần phải giữ gìn và đặt sự uy nghiêm của Đại Pháp lên trên hết, không thể cả nể lụy tình chiều chuộng người mới mà xem nhẹ nguyên tắc Đại Pháp. Học viên đều có thể tự mình sắp xếp phương thức học Pháp chứ không cần nhờ ai in họ, mua hộ. Khuyến cáo học viên nên cẩn trọng với các nguồn tự nhận là hỗ trợ đặt sách bản quyền về Việt Nam, một số trong đó là có mục đích bất hảo là kinh doanh tiền mua sách của học viên. Tốt nhất là tự mình đi in hoặc tự đọc trên mạng hoặc máy tính cá nhân.


3. Không được tùy tiện cải biên phương thức đọc sách, tùy tiện trộn lẫn các nội dung bài giảng trên trang Web, nói chung file sách nào thì giữ nguyên file sách đó, chỉ đọc bằng sách hoặc đọc online trên mạng (hoặc tải file về máy đọc) chứ không tự chế ra các phương thức đọc khác như ebook, tự thu âm lời mình khi đọc Pháp rồi nghe lại v..v. Các bài giảng có cả ở dạng tiếng và dạng sách, nhưng ở Việt Nam thì khi học viên định lựa chọn nghe giảng Pháp thì nên tham khảo qua trước bài viết sau (Link). Còn sách đọc thì không vấn đề gì hết.


4. Không được trích dẫn Pháp (như băng tiếng, băng hình, sách và kinh văn Đại Pháp, nhạc và video hướng dẫn luyện công, nhạc Phổ Độ, Tế Thế, các hình vẽ và nội dung trong Hồng Ngâm, đồ hình Pháp Luân, ảnh Sư Phụ (bất kỳ ảnh chụp nào), và bất cứ video nào khác liên quan đến việc Sư Phụ giảng Pháp từ thời kỳ đầu ở Trung Quốc v..v) của Sư Phụ lên các Website của người thường (kể cả học viên, trừ các bài viết trên www.minhhue.net); Ở đây riêng với nội dung Sư Phụ giảng Pháp trong sách, chúng tôi hiểu là không được trích nguyên văn. Website người thường thì chúng tôi cho rằng bao gồm từ Youtube, Facebook (bao gồm cả post, comment cũng không được trích nguyên văn hay trích link), Blog, Instagram, v..v - tất cả đều không được đăng. Riêng Website của học viên thì chúng tôi nghĩ nếu muốn trích link đến 2 trang nguồn www.falundafa.org hay www.minghui.org thì nên xin phép trước, không nên tùy tiện trích link.


Học viên muốn hồng Pháp trên mạng xã hội thì nên dùng trí huệ, làm sao cho đừng gây phản cảm và tốt nhất là không nên trích link (có thể bảo họ lên google search từ khóa Pháp Luân Đại Pháp, hẹn gặp v..v; thực ra có nhiều cách, bản thân học viên có thể tự mình suy nghĩ); Thực ra cách hữu hiệu và hiệu quả nhất theo quan điểm của chúng tôi là nên dùng phương thức tâm truyền tâm, người truyền người, nên hẹn họ ra gặp trực tiếp hoặc giới thiệu trực tiếp ngoài đời cho những người xung quanh (nhưng đừng nên sa vào lôi kéo họ, cũng phải lý trí trong cách hồng Pháp sao cho không tạo ra sự phản cảm, ai muốn học thực sự thì có thể giúp, nhưng đừng quá thúc ép hay truy cầu họ sẽ bước vào tu luyện vì điều đó còn tùy duyên). Chúng tôi nghĩ để thể hiện sự tôn kính với Sư Phụ và Đại Pháp thì bản thân các học viên nên thực thi nghiêm khắc về phương diện này.


Hiện nay, ở một số điểm luyện công tại Hà Nội, cụ thể là tại công viên Thống Nhất đang tồn tại một cách hiểu là học Pháp trên mạng hoặc trên máy tính thì không viên mãn mà chỉ đắc phúc báo (ý họ là đọc sách thì mới viên mãn) và họ nhận đi in hộ sách cho học viên. Theo chúng tôi, đó là cách hiểu tầm bậy vốn phá hoại Đại Pháp nghiêm trọng. Đại Pháp vô biên liệu có bị hạn chế ở phương thức hay phương tiện học Pháp mà khiến người học không thể viên mãn? Chúng tôi được biết Sư Phụ chưa từng giảng như vậy, đó là họ tự dựa vào quan điểm cá nhân để nói ra. Tùy tiện kết luận chắc nịch như vậy mà đem truyền ra trong học viên thì chúng tôi nghĩ đó là hành vi loạn Pháp. Cũng là vi phạm nguyên tắc không được tùy tiện sao chép, phân phối, cho tặng sách Đại Pháp khi nhận đi in giúp nhiều học viên, bởi đó không còn là in để phục vụ mục đích cá nhân nữa. Có nhiều thành phần tu loạn bậy do không bỏ được tâm hám danh hám lợi, họ muốn tạo dựng ảnh hưởng, danh tiếng, uy tín đối với học viên mới chính là thông qua việc nhận đi in hoặc mua giúp họ sách, người mới thường sẽ mang ơn họ và cho rằng nhờ họ mình mới đắc Pháp. Kỳ thực đắc Pháp được hay không theo chúng tôi thể ngộ là do Sư Phụ an bài và do duyên nhân từ học viên, chúng tôi cho rằng nếu không phải người này thì cũng sẽ có người khác giúp đỡ người mới biết được đến Đại Pháp mà thôi. Các sự việc loạn bậy trong môi trường hiện nay rất nhiều, học viên nên tham khảo thêm các bài viết trong mục "Phân tích chuyên sâu".


Hỏi: Hiện nay sách Chuyển Pháp Luân và các Kinh văn khác do Nhà xuất bản nào sản xuất và do những đơn vị nào chịu trách nhiệm phân phối, phát hành có tính thương mại ra xã hội?

Trả lời: Nếu bạn hỏi có nhà xuất bản nào cấp phép để mua sách Chuyển Pháp Luân ở đâu (hay mua sách Pháp Luân Công ở đâu) thì câu trả lời là Có! Theo chúng tôi được biết là có một Nhà xuất bản và một Nhà sách được Sư Phụ Lý Hồng Chí ủy quyền. Nhà sách Ích Quần (Yih Chyun) ở Đài Loan (http://www.yihchyun.com.tw/) được Sư Phụ ký hợp đồng ủy quyền, họ được phép in ấn, xuất bản và phân phối sách ra công chúng với mục đích thương mại, tiền bản quyền sẽ được trích % cho Sư Phụ Lý Hồng Chí. Còn Nhà sách Thiên Thê (Tianti Bookstore) có 02 chi nhánh (https://www.tiantibooks.org): một ở Manhattan, Hoa Kỳ; một ở Seoul, Hàn Quốc. Nhà sách này được Sư Phụ ký hợp đồng ủy quyền được phép phân phối sách có tính thương mại.

Mẫu sách Chuyển Pháp Luân tiếng Việt bản quyền được Nhà sách Thiên Thê (Hoa Kỳ) bày bán tại Website tiantibooks.org (phiên bản mới 2017), bản có hình hoa sen màu xanh dương là bản từ năm 2006

Link đặt sách Chuyển Pháp Luân (Nhà sách Thiên Thê):









*Lưu ý: Đây là link trang đặt sách online, nếu là học viên đang ở Việt Nam thì hiện không thể đặt hàng được vì nếu đặt có thể sẽ bị phía hải quan Việt Nam chặn lại (nhiều lý do tế nhị mà quý độc giả có thể tự mình tìm hiểu qua các bài viết khác trên Website). Nếu là học viên người Việt ở các quốc gia khác như Nhật, Úc, Singapore v..v thì có thể đặt mua online được.


 

Do đó, nếu có bất kỳ nguồn cung cấp sách nào mà không xuất phát từ Nhà sách Ích Quần bên Đài Loan thì đó đều là sách giả và in lậu. Theo chúng tôi được biết thì hiện tại chỉ có duy nhất Nxb Ích Quân được phép xuất bản sách Chuyển Pháp Luân và các Kinh văn và cùng với Nhà sách Thiên Thê được phép phân phối có tính thương mại sách Đại Pháp của Sư Phụ Lý Hồng Chí. Sách mua từ 02 nguồn này luôn có hóa đơn mua hàng có dấu chính thức để tránh học viên mua phải hàng giả. Học viên có thể tự đến trực tiếp hiệu sách để mua hoặc đặt online. Xin lưu ý là ngay cả bìa sách thì cũng đã được cấp phép trong quá trình xin mã số xuất bản ISBN bên Đài Loan, tức là nó cũng có cả bản quyền hình ảnh trong đó, nếu ai in cá nhân mà làm giống hệt bìa sách đó cũng là vi phạm sở hữu trí tuệ.

Ở Việt Nam hiện chính quyền chưa cấp phép cho một nhà sách nào in ấn và cũng chưa có nhà xuất bản nào được ủy quyền của Sư Phụ về xuất bản và phát hành sách Đại Pháp nên các sách trôi nổi mà học viên thấy hiện nay, giá thành rẻ và nhìn giống hệt mẫu mã sách của Nxb Ích Quần đó đều là sách in lậu trái phép, tùy tiện in ấn khi chưa ký hợp đồng với Sư Phụ, chưa có giấy phép xuất bản. Lưu hành và xuất bản những sách đó tuy khi học viên đọc có thể vẫn là khởi tác dụng nhưng về cơ bản đó vẫn là hành vi vi phạm pháp luật dù với bất kỳ lý do nào, kể cả hành thiện, mà như thế thì vốn là đi ngược với yêu cầu của Sư Phụ trong Phụ Lục IV của Đại Viên Mãn Pháp - (đại ý) hễ là người tu Pháp Luân Đại Pháp thì phải nghiêm khắc tuân thủ pháp luật quốc gia của mình. Do đó, chúng tôi nghĩ học viên một là tự đọc trên mạng bản online hoặc tự tải xuống in ra bằng máy in cá nhân dùng riêng cho mình, không bán (kể cả miễn phi, cho tặng không) hay lưu hành ra bên ngoài.

Nếu có bất kỳ ai nhận đặt giúp học viên sách Chuyển Pháp Luân hay sách Đại Pháp khác có bản quyền tại Việt Nam. Thì đầu tiên bạn cần yêu cầu họ xuất trình hóa đơn mua hàng từ nhà sách Ích Quần (nếu mua từ Đài Loan) hoặc Nhà sách Thiên Thê (nếu mua từ Hàn Quốc hoặc Mỹ) đi kèm với giấy tờ thông quan đàng hoàng. Nếu thiếu một trong hai loại giấy tờ trên thì tốt nhất là bạn không nên mua để đề phòng hành vi lừa đảo, chính quyền cũng có thể phạt bạn vì lưu hành ấn phẩm nhập khẩu không rõ nguồn gốc xuất xứ (tức ngang với tội nhập lậu) (tham khảo).


Để lấy một ví dụ thực tiễn, có một trường hợp mà chúng tôi sau khi tìm hiểu phải xin nhấn mạnh rõ đó là đã lợi dụng hạng mục để mưu cầu lợi ích bất chính, có một số học viên phản ánh là vị này khi nhận tiền mua sách nhưng không chịu trả tiền thừa, và nghiêm trọng hơn là còn tận dụng việc giao sách để ngầm "vòi tiền" học viên - Lê Kim Ngọc, admin Group Học Hỏi Pháp Luân Công (xem ảnh bên dưới). Nguồn: Facebook Hoa Hướng Dương (id= 285904362148089 ) (Link bài viết gốc)




Sau khi bài viết này của Ban Biên Tập Website được cập nhật thông tin về hành vi gian dối và xảo quyệt của Lê Kim Ngọc - Admin Group Học Hỏi Pháp Luân Công (thực tế thì cả 4 nick admin Group đó bao gồm "Khanh Nguyen", "Phat Kim", "Kim Phat", "Le Kim Ngoc" đều là một - Lê Kim Ngọc) đã cho Website này của chúng tôi vào diện bị chặn vì lý do "đăng thông tin sai sự thật".


Thực chất, Ban Biên Tập Website xin nói thẳng là vì chúng tôi đăng bài của nick Facebook Hoa Hướng Dương lên bài viết này nên mới tạo ra cớ sự như vậy, ý của Lê Kim Ngọc là bài viết của Hoa Hướng Dương là "sai sự thật" - nhưng chúng tôi xin nói lại cho Lê Kim Ngọc rõ, sự thật thế nào thì tự Lê Kim Ngọc nắm rõ nhất, hành vi lươn lẹo, chối quanh, làm sai mà che đậy như đi vay tiền không ít học viên; Ngoài ra còn dám nhận tiền thừa của học viên mua sách trong khi chính bản thân Lê Kim Ngọc đã được hỗ trợ tiền từ trước đó, còn dám nhận lén tiền hỗ trợ hạng mục mà học viên Nguyễn Huyền đưa cho để hỗ trợ Ân đến khi bị Hồ Hoài Thanh phát hiện gọi điện chất vấn thì sợ không dám nói nửa lời và bao biện là .. vay tiền nhưng kỳ thực số tiền đó lúc Nguyễn Huyền gửi cho Ân đâu phải nói là để Ngọc vay? Giờ chỉ xin hỏi lại Lê Kim Ngọc có dám thề đúng là không thực hiện những hành vi được kể trên do nick Facebook Hoa Hướng Dương vạch ra như vậy một cách công khai hay không mà thôi.


Những học viên trong cuộc sau khi nhận ra bộ mặt thật của Lê Kim Ngọc đã phải đưa ra những nhận xét nghiêm khắc

Những học viên trong cuộc sau khi nhận ra bộ mặt thật của Lê Kim Ngọc đã phải đưa ra những nhận xét nghiêm khắc

Nếu không dám thề thì ít nhất thì Ban Biên Tập cũng nghĩ là tại sao không dám bỏ chặn nick To Quyen Bui và Kính Râm để họ vào đối chất công khai, nếu họ nói sai sự thật thì công luận sẽ tự rõ phải không? nếu Lê Kim Ngọc đúng thì lo gì nữa? Cây ngay thì sao phải sợ chết đứng? Tại sao Lê Kim Ngọc phải bằng mọi cách kick và block 2 người đó khỏi Group Học Hỏi Pháp Luân Công trước rồi mới phân trần này nọ như vậy? Lời nói chỉ từ một phía của Lê Kim Ngọc tự giãi bày hỏi làm sao đáng tin? Hỏi đã có bao nhiêu chi tiết đã được cố tình lược bỏ đi trong đó? Điều đó chính Lê Kim Ngọc nắm rõ nhất. Thể theo nguyện vọng trong thông báo của nick admin Khanh Nguyen (thực chất nick đó cũng chính là Lê Kim Ngọc) muốn sự việc được "làm rõ" thì Ban Biên Tập thiết nghĩ cách tốt nhất là hẹn gặp những học viên kể trên ba mặt một lời để đối chất hoặc đơn giản nhất là bỏ block Kính Râm, To Quyen Bui để họ có thể vào Group Học Hỏi Pháp Luân Công do Lê Kim Ngọc (hay Khanh Nguyen, Phat Kim, Kim Phat) làm admin nói rõ xem đâu đúng đâu sai. Còn nếu không dám mà vẫn tìm cớ né tránh thì tự Lê Kim Ngọc càng đẩy mình vào con đường khuất tất, đầy tội lỗi và tương lai u ám mà thôi.


Còn nói về việc admin Lê Kim Ngọc (hay nick facebook khác của Ngọc là Khanh Nguyen) dọa dẫm rằng học viên không được share các bài viết trên Website này vào Group và nếu share sẽ bị xóa và kick khỏi nhóm - quan điểm của chúng tôi là nếu tư cách học viên và tiêu chuẩn đạo đức của bản thân admin một Group mà quá thấp kém, thậm chí còn dám lợi dụng hạng mục Đại Pháp mưu lợi riêng mà vẫn còn dám nói là vì Pháp, bất kính với Sư Phụ như vậy thì chúng tôi sẽ không bao giờ muốn chia sẻ bài viết trên Website vô một nơi loạn bậy đó, thực tế thì bản thân Website cũng không thiếu kênh truyền thông để chia sẻ bài viết đến học viên. Người thường có câu "thượng bất chính, hạ tắc loạn", admin quản Group mà tâm tính quá thấp kém, thậm chí còn không bằng người thường, còn không dám nhận sai mà sửa, vẫn còn ngoan cố giấu diếm và tiếp tục những hành vi sai trái, dùng lời lẽ ngon ngọt không xương giả nghèo kể khổ đi dụ dỗ học viên "ủng hộ tiền", mặt dày lươn lẹo thì sớm muộn Group đó cũng sẽ nhanh suy tàn và nếu không muốn nói là biến thành tà.


Bản thân các học viên cũng nên cân nhắc xem có nên lưu lại Group đó nữa hay không vì tôi nghĩ với một môi trường được điều khiển bởi một người gần như không tu luyện gì mấy, sống hai mặt, thích lợi dụng người khác và tráo trở đã thành bản tính thì sớm muộn gì cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến họ. Thực chất thì chúng tôi thấy việc lập Group cũng chỉ bất quá là một công cụ để Lê Kim Ngọc qua đó mưu cầu thăng tiến lên những vị trí cao, gây dựng được ảnh hưởng để có thể tiếp cận được những học viên khá giả về tài chính trong và ngoài nước để rồi lợi dụng họ phục vụ cho mục đích tối hậu của Ngọc - xây dựng một cuộc sống dư dả, tiện nghi, danh vọng đầy đủ mà thôi. Nhưng vấn đề là Ngọc giấu cái tâm đó rất kỹ và thường lấy những vỏ bọc là vì Đại Pháp để che đậy đi cộng thêm với kỹ năng uốn lưỡi nịnh hót bậc thầy nên rất khó nhận ra. Ai mà nhận ra bản chất thật về nhân cách của Ngọc hoặc hết giá trị lợi dụng với Ngọc thì lúc đó họ sẽ hiểu rõ con người Ngọc vô ơn, tráo trở và xảo quyệt ra sao.


Hỏi: Tôi phát hiện ra là có một số nhà sách tại Việt Nam bày bán sách Chuyển Pháp Luân với mẫu mã hệt như sách bán tại Nhà xuất bản Ích Quần hay Thiên Thê, như vậy mua sách ở những nơi đó có đúng theo luật không?

Trả lời: Theo chúng tôi được biết tại Việt Nam chính quyền tuy không cấm công khai nhưng cũng âm thầm tìm cách hạn chế sự phát triển của học viên Pháp Luân Công vì nhiều lý do khách quan mà trong đó có cả xuất phát từ việc một bộ phận không nhỏ học viên tại Việt Nam không ý thức được những gì nên và không nên làm trong việc chứng thực Pháp cũng như giảng thanh chân tướng, tạo ra nhiều hiểu lầm không đáng có với chính quyền (Tham khảo) | (Tham khảo); cộng thêm với việc hiện nay họ đang ngăn không cho học viên đặt sách từ bên Ích Quần (Đài Loan) và nhà sách Thiên Thê về Việt Nam qua Hải Quan (đã có nhiều người thử đặt và bị hải quan giữ lại sách khi về Việt Nam, sau đó số sách này bị gửi trả lại về nhà sách bên Mỹ hay Đài Loan) nên dựa vào đó thì có thể dễ hiểu với tình hình hiện nay tại Việt Nam là sẽ rất khó có chuyện cấp phép cho xuất bản chứ chưa nói đến việc cho phân phối sách Đại Pháp có tính thương mại.


Những nơi bán sách như vậy thông thường là họ in lậu ra để bán với giá cao để ăn lợi nhuận vì thấy thị trường học viên Pháp Luân Công ở Việt Nam khá đông. Kỳ thực họ khi nghiên cứu thị trường thì cứ thấy sách nào "hot" là họ sẽ in lậu chứ không chỉ riêng sách của Pháp Luân Công. Bản in lậu thì chúng tôi chỉ e rằng họ sẽ in với chất lượng không tốt (vì họ làm thế để tiết kiệm chi phí) và không có mã vạch, cũng như nơi xuất bản. Họ thường bán chui để né tránh cơ quan chức năng. Bạn có thể hỏi họ trình ra giấy tờ hợp pháp của Nhà nước cấp phép cho họ bán sách Pháp Luân Công ở Việt Nam xem, nếu không xuất trình ra được hoặc cố tình lờ đi không trả lời thì ắt đó là sách in lậu. Thực tế thì ngoài xã hội cũng đã có không ít Công ty kinh doanh sách lậu bị chính quyền phát hiện và bắt quả tang, họ in lậu từ sách giáo dục đến các thể loại sách lĩnh vực khác.




Chúng tôi nghĩ rằng nếu học viên càng mua nhiều sách tại đó thì họ càng in lậu mạnh vì họ thấy kiếm được nhiều tiền vì có cầu ắt có cung, đó cũng là quy luật thị trường thông thường. Nếu không ai mua thì họ cũng phải dừng lại không in nữa vì không kiếm được tiền.


Trên thực tế, chúng tôi có được biết một số nơi như vậy nhưng lại bán sách với giá cắt cổ - khoảng hơn 150.000 đ/cuốn (chi phí in lậu chúng tôi giả thiết có thể rơi vào 20.000-30.000 đ/cuốn vì thực tế sách in lậu từ trước tới nay được bán trong học viên cũng chỉ dao động từ 30.000 - 50.000đ/cuốn, chưa tính chi phí in ấn nên theo giả thiết đó cứ với mỗi cuốn sách Chuyển Pháp Luân bán ra họ sẽ ăn lãi phải hơn 100.000 đ) có tên là Family Books – Tủ sách gia đình và Tủ sách Tinh Hoa.


Tủ sách Tinh Hoa ngang nhiên bày bán sách lậu Chuyển Pháp Luân

Fanpage của Nhà sách Family Books

Thử tìm kiếm tên sách Chuyển Pháp Luân trên website của Nhà sách Family Books - www.familybooks.vn thì không hề thấy có hiển thị kết quả nào, nhưng trên trang Fanpage của họ thì lại ngầm rao bán, một hình thức theo chúng tôi thấy là chiêu trò né tránh cơ quan chức năng nhằm che đậy cho hành vi in lậu

Họ in giống hệt sách bản quyền (phiên bản cũ) của Nxb Ích Quần bên Đài Loan, có học viên từng nói với họ đó là in lậu thì họ không trả lời, họ cũng tự nhận rằng họ không phải học viên Pháp Luân Công. Đặc biệt khi có một số học viên chỉ hỏi về đơn hàng thì ngay lập tức họ tự động chốt đơn hàng và thông báo sách đã được chuyển đến địa chỉ của người mua, một kiểu bán hàng mà chúng tôi thấy là khá chộp giật và gian xảo.


Mẫu sách Chuyển Pháp Luân tiếng Việt được bày bán tại Website của Nhà xuất bản Ích Quần (Yihchyun.com.tw) - đây là phiên bản cũ từ năm 2006 và hiện mẫu sách đã thay đổi từ 2017, tất nhiên là cuốn sách này đã được đăng ký xuất bản, có mã số ISBN (1-58613-051-X), năm xuất bản (2006), nhà xuất bản với giá thành niêm yết công khai (là 250 Đài Tệ hoặc 15$, tương đương khoảng hơn 350.000 vnđ (chưa tính phí vận chuyển))

Sách Chuyển Pháp Luân được Nhà sách Family Books quảng bá trên Fanpage của họ

Mẫu sách in giống hệt mẫu sách bản quyền của Nhà sách Family Books, đằng sau cuốn sách không có Mã số xuất bản ISBN, không có giá tiền niêm yết, nội dung in dường như bị sắp lại chữ

sách Chuyển Pháp Luân bản quyền được bán tại Nhà sách Thiên Thê (tianbooks.org) ở đằng sau sách đều có ghi rõ mã số, mã vạch (để truy xuất ra giấy phép xuất bản), mã ISBN cũng như niêm yết rõ mức giá

Thái độ vồ vập như muốn ép khách hàng phải mua sách trong khi họ mới chỉ hỏi thông tin về sách đã cho thấy cái tư duy chộp giật, làm ăn gian dối của Nhà sách này ra sao

Nếu ở Việt Nam, học viên không mua được sách bản quyền thì theo kiến nghị của chúng tôi thì có thể đọc tạm sách trên mạng hoặc tải file về tự in cá nhân (không phát hành ra bên ngoài hay in hộ ai hết), chỉ in để đọc cá nhân thôi, nếu có in cá nhân thì cũng không được phép làm giống như mẫu mã sách bản quyền. Không nên mua ở các nguồn sách in lậu do học viên giả mạo làm hoặc do người không tu trong xã hội mà không có giấy phép xuất bản, phân phối cung cấp vì đó là hành vi tiếp tay cho in lậu vi phạm pháp luật, ăn chặn tiền bản quyền sách của Sư Phụ, cũng là hành vi bất kính.


Những kiểu in lậu sách như vậy thông thường theo chúng tôi nghĩ là do học viên còn sở hở về tâm tính khi không nghiêm túc đối đãi với vấn đề bản quyền sách của Sư Phụ, chúng tôi nghĩ nếu ai ai cũng nghiêm túc tự mình quy chính cái tâm thì những hoạt động kia sẽ tự khắc phải chấm dứt do không có đất sống. Nếu các học viên phát giác những nơi nào đang bán sách lậu như kể trên thì nên cảnh báo học viên đừng mua sách tại những nơi đó là được. Những hành vi bán sách lậu như vậy của người không tu luyện Đại Pháp là hoạt động kinh doanh vi phạm pháp luật, hơn nữa còn ăn chặn tiền bản quyền tác giả của Sư Phụ một cách trắng trợn. Họ biết sai mà vẫn làm tức là họ vì lợi nhuận mà lờ đi mọi hậu quả, do đó chúng tôi nghĩ rằng kể cả có nhắc nhở, làm căng với họ cũng vô ích, khi không có ai thấy thì họ sẽ lại tiếp tục in miễn là họ vẫn còn thấy cơ hội kiếm được tiền từ học viên. Chúng tôi thấy chỉ có cách duy nhất là không mua sách của họ nữa, hễ họ thấy rằng là không kiếm được tiền nữa thì họ tự phải ngưng in lậu sách Đại Pháp. Còn nếu học viên định khởi kiện hay lo chính quyền sẽ qua đó gây khó dễ cho hoạt động của học viên Pháp Luân Công thì chúng tôi nghĩ đó không hẳn là cách giải quyết tận gốc vấn đề vì những sự việc đó đều là do học viên còn chấp trước nên mới tồn tại, nếu làm căng thì hôm nay chỗ này sập thì mai chỗ khác lại mọc lên, chúng tôi nghĩ có thể là vì cái tâm của học viên chưa thay đổi tận gốc nên mới như vậy. Không ai mua sách của họ nữa thì họ tự sẽ ngừng kinh doanh sách Đại Pháp và tất yếu chính quyền cũng không cần phải vào cuộc.

Hỏi: Nếu tôi không có khả năng hoặc không tiện để mua sách Chuyển Pháp Luân bản quyền tại Nhà Xuất bản hay nhà sách ở nước ngoài thì tôi có thể tự in sách được không?

Trả lời: Nếu bạn không thể tự mua sách Chuyển Pháp Luân bản quyền, thì bạn có thể tự in bằng máy in cá nhân (hoặc tự tải file pdf sách về máy đọc, cũng có thể đọc online ngay trên mạng), nó chỉ phục vụ cho mục đích cá nhân và không được phép in sách giống hệt mẫu mã như sách bản quyền, vì đó là hành vi in mà chưa có ủy quyền của tác giả và giấy phép xuất bản, nó là hành vi in lậu và vi phạm bản quyền.


Có một điểm cần lưu ý, không được tùy tiện chỉ vì sự thuận lợi trong việc đọc sách để chế tạo ra các phương thức như là app, ebook, prc, epub, mobi v..v hoặc tự thu âm bài giảng trong sách với giọng của mình. Những điều đó không được phép. Học viên chỉ có thể tải về máy tính để đọc hoặc đọc online trên mạng, còn việc copy file sách vào smartphone để học thì chúng tôi khuyến cáo là không nên làm, đã đọc sách thì nên đọc sách cho đàng hoàng, nếu đi công tác thì có thể mang sách hoặc máy tính đi để học, nên tự sắp xếp lại và cân bằng việc học Pháp và công việc hàng ngày.

Hỏi: Tôi có thể photo hay in sách giúp cho những người khác (do họ không thể tự in được sách) không? Có rất nhiều người có ý muốn học Pháp Luân Công ở chỗ tôi nhưng tôi không có đủ sách, giới thiệu cho họ tự đọc trên mạng hay tự in thì e họ khó làm theo được.

Trả lời: Bạn không nên đi in hộ mà hãy hướng dẫn họ tự đi in bằng máy in cá nhân của họ hoặc tự đọc sách trên mạng (bất kể hoàn cảnh của họ có ra sao thì cũng vẫn phải giữ cho đúng nguyên tắc về bản quyền sách của Sư Phụ). Nếu người nào đó thực sự muốn học, bạn có thể bảo họ tự tải file sách từ trên Website www.falundafa.org về để tự đi in (bằng máy ở nhà). Nếu họ không có đủ tiền thì lên mạng đọc tạm. Thực tế số tiền in một cuốn sách chỉ bằng hơn 01 bữa sáng (khoảng 30.000-50.000đ), nó thậm chí có khi chỉ bằng với một hộp trà sữa hay một tách cafe. Nếu quá khó khăn thì chúng tôi nghĩ có thể cho họ mượn sách để đọc, khi nào họ tự in được thì lấy lại, nhưng chúng tôi nghĩ những trường hợp đó chỉ hy hữu và rất hiếm khi xảy ra vì nếu đến vài chục ngàn đồng mà họ còn không xoay xở nổi thì riêng việc kiếm sống thôi đã là một vấn đề quá lớn đối với họ chứ chưa nói gì đến việc tu luyện. Vì nếu đến một cuốn sách chỉ đạo tu luyện mà nếu tu chân chính họ sẽ hưởng nhiều lợi ích từ thân và tâm mà họ cũng không thể xoay xở mà tự đi in nổi mà lấy lý do là hoàn cảnh khó khăn thì chúng tôi nghĩ kiểu người này không hề có sự tôn trọng với Đại Pháp, họ chỉ muốn hưởng lợi từ Đại Pháp mà không hề muốn bị tổn hại dù chỉ một chút lợi ích của họ.

Hiện nay theo chúng tôi được biết thì hình thức này đã biến tướng thành photo hộ sách một cách đại trà với số lượng lớn để phục vụ cho cộng đồng (có thông tin liên hệ đến một người tên là Nguyễn Hiền ở Sài Gòn để mua sách photo với giá 25.000 đ/quyển). Hình thức này cũng vi phạm thông cáo của Minh Huệ khi photo & phát hành với số lượng lớn, dù các học viên này không vì mục đích bán sách lấy lời.


Theo khuyến nghị của chúng tôi mà bạn có thể tham khảo: tốt nhất khi bạn muốn hồng Pháp cho một ai đó bạn có thể bảo họ trực tiếp tự mình truy cập trang www.falundafa.org và tự mình đọc cuốn Pháp Luân Công (bản hiệu chỉnh - với người mới bắt đầu vào học) hoặc đọc thẳng cuốn Chuyển Pháp Luân. Sau khi họ đọc mà cảm thấy theo được, tiếp tục học được và đọc được khoảng hơn 2 lần trên mạng thì tùy vào hoàn cảnh của họ (nếu họ tự in được thì thôi, nếu không thì hướng dẫn họ cách tự in bằng máy in cá nhân một lần để lần sau họ biết mà tự in). Trường hợp quá đặc biệt như người già cả gặp khó khăn trong đi lại thì có thể hướng dẫn cho con cháu, người thân của họ đi in (còn nếu muốn dùng audio, video Giảng Pháp 9 ngày thì cần cẩn trọng vì một số vấn đề liên quan đến giọng người lồng tiếng, bạn có thể tham khảo bài viết sau: xem link).


Nguyên tắc sách Đại Pháp trên trang www.falundafa.org chỉ in để đọc cá nhân chứ không đi in phân phối tùy tiện cho người khác, đó cũng là điểm yêu cầu học viên phải nghiêm khắc tuân theo. Không nên vì cái tình, vì suy nghĩ quá phận, quá lo lắng mà mất lý trí làm sai nguyên tắc. Chúng tôi thể ngộ rằng Sư Phụ sẽ có nhiều biện Pháp để họ có sách đọc, thời gian lâu chậm chả phải để khảo nghiệm xem cái tâm cầu Chính Pháp của họ có vững chắc hay không đúng không, hay họ vào tu vì mục đích gì, để đề cao tâm tính hay để trị bệnh rồi thôi? Pháp lớn như vậy đâu thể xem nhẹ được, họ đi trị bệnh ở bệnh viện tốn hàng trăm triệu, còn vái tứ phương đi các nơi xa xôi coi bệnh, còn giờ chỉ có lên đọc sách trên mạng hoặc tự in mà cũng nói khó khăn thì e không đúng, chỉ là cái tâm họ thấy khó và không tôn trọng Pháp, thấy dễ được mà coi nhẹ Đại Pháp. Bản thân mình chỉ giới thiệu các kênh để họ có thể đọc và bảo họ tự đi in, họ đắc được Pháp hay không còn do sự cho phép của Sư Phụ cũng như chính bản thân họ và nhiều yếu tố khác, bản thân mình không thể quyết hết được xem ai có tu hay không, chỉ có thể khuyến Thiện, cũng không thể dễ dãi làm theo yêu cầu của họ mà làm người ta coi nhẹ, xem nhẹ tính uy nghiêm của Đại Pháp.


Có người mình đưa sách bây giờ thì đọc nhưng sau một thời gian thì bỏ, có người mình bảo họ tự đọc tưởng họ không tu hóa ra sau đó họ tự đi in và tự tu. Do đó, xin bạn hãy bình tâm xuống, đặt nguyên tắc Đại Pháp, sự uy nghiêm của Đại Pháp lên trên hết, coi nhẹ đi cái tình của người thường, những người có ý muốn học thì mình chỉ cần giới thiệu và việc họ có làm theo hay không thì nên để tự nhiên chứ không cưỡng ép hay lo lắng vì đó cũng là chấp trước vào kết quả và có ý muốn lôi kéo họ vào tu. Theo tôi nghĩ tốt nhất chủ yếu chỉ nói với họ là Pháp Luân Đại Pháp là tốt và sự thật cuộc bức hại bên Trung Quốc, họ tu hay không không phải mục đích, mà chứng thực sự tốt đẹp của Đại Pháp và giảng chân tướng cho họ mới là mục đích chính, vì không phải ai cũng được cho phép vào tu luyện Đại Pháp trong thời kỳ cuối này. Đừng vi chấp vào cái tình, bao đồng, cả nể, quá phận vì hồng Pháp mà làm sai nguyên tắc Đại Pháp.

Hỏi: Tôi thấy có nhiều người phát sách cho tôi miễn phí, họ phát cho nhiều người với số lượng lớn và mẫu mã giống hết sách bản quyền, vậy hành vi đó có phải là in lậu không?

Trả lời: Đó chính là in lậu, vì theo luật, phát sách miễn phí thì là hành vi phát hành, là sự trung chuyển sách từ nhà in sách đến người đọc mà không lấy tiền. Nhưng nếu hành vi in sách mà không được cấp phép thì tài liệu được phát hành đương nhiên là tài liệu trái pháp luật, nó khác gì tàng trữ và lưu truyền văn hóa phẩm đồ trụy đâu?. Cho nên miễn là sách không rõ nguồn gốc xuất xứ thì không được nhận, kể cả cho không cũng không nhận vì đó vừa là vi phạm pháp luật, tiếp tay cho hành vi sai trái, vừa đi ngược lại yêu cầu của Sư phụ trong Khoản 2, Phụ lục IV - Đại Viên Mãn Pháp. Bao gồm bất kể là sách in mẫu mã đẹp hay sách photo.



Thực tế hoạt động in sách của họ thường là đã kêu gọi sự ủng hộ về tài chính của rất nhiều học viên muốn truy cầu công đức qua việc in ấn sách, họ là được chi trì từ đầu rồi nên mới phát miễn phí, nếu không có sự hỗ trợ tài chính, liệu họ có phát miễn phí mãi được không? Hỏi họ lấy tiền đâu ra mà sinh tồn? Cái đó dễ suy luận thôi. Dưới đây là một hình ảnh ví dụ:

Một học viên lấy tên tài khoản Facebook là Nhi Trần (Nhi Tran) - vốn là quản trị viên của một Group về tu luyện Pháp Luân Công trên mạng xã hội với hơn 3000 thành viên mà công nhiên nhận tiền gây quỹ của học viên rồi in và phát miễn phí.

Mà việc quyên góp tiền để làm hạng mục Minh Huệ tổng bộ đã phải ra Thông cáo (Xem link cụ thể). Việc học viên do tâm lý truy cầu công quả mà quyên góp tiền cho hạng mục đã là sai, lại quyên góp cho hành vi in ấn trái phép thì lại càng sai hơn vì đó là tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật.

Thực ra, nhiều tài liệu hồng Pháp cũng không được bán lấy tiền trong học viên. Các sách báo nếu phân phối trong học viên thì chỉ được phát miễn phí và phải có giấy phép xuất bản đàng hoàng. Nếu là in lậu thì có phát miễn phí cũng không được nhận. Đã có một bài phân tích khá chi tiết về thực trạng này, bạn có thể đọc tại đây (Link chi tiết)

Hỏi: Tôi thấy rất nhiều học viên quảng bá sách ở trên mạng xã hội, thấy nhiều người cầm sách trong tay như là một hình thức Marketing, hỏi đó có phải sách lậu hay không?

Trả lời: Theo chúng tôi được biết, việc nhập sách bản quyền về Việt Nam hiện rất khó khăn ở việc thông quan vì chính quyền Việt Nam tuy không cấm công khai nhưng muốn hạn chế hoạt động phát triển Pháp Luân Công. Trước đây vài năm thì nhập về vài lô còn được vì cán bộ hải quan lơ đi, nhưng hiện nay thì đã bị siết chặt vì nhiều nguyên nhân khách quan, nếu bạn đặt mua từ nhà sách không chừng sẽ bị chuyển phát lại về đó chứ họ không cho thông quan. Giá tiền một cuốn cũng rất mắc, tính riêng giá thôi đã khoảng 340.000 vnđ/cuốn chưa bao gồm chi phí vận chuyển.

Những cuốn sách mà bạn thấy trên mạng, phần nhiều là được bán ra trong các điểm luyện công, điểm học Pháp, tất nhiên là họ làm kín để không bị chính quyền sờ gáy, nếu bạn muốn sách thì phải liên hệ với liên lạc viên mà họ cài sẵn ở các điểm luyện công, học Pháp. Giá bán sách dao động từ 30.000-60.000 vnđ/cuốn (Chuyển Pháp Luân), sách khác thì có thể rẻ hơn.

Như vậy, chúng tôi có thể khẳng định các loại sách họ quảng bá là sách lậu in trong nước không xin giấy phép thì mới có cái giá rẻ như vậy và cũng vì thế nên họ mới không dám bán công khai vì họ không có giấy phép rõ ràng như hóa đơn mua sách, giấy tờ thông quan v..v. Nếu họ mà đặt về từ nước ngoài thì không hề có cái giá như vậy (Vì riêng tiền ship đã mất khoảng trên dưới 1 triệu đồng rồi) và nếu có thì khi đưa cho học viên cũng phải xuất ra chứng từ thông quan đàng hoàng. Họ mà bảo người ta mua với giá đó thì học viên sẽ chất vấn đó có phải sách bản quyền không? Họ mà trả lời sai là họ nói dối, trái với những gì Sư Phụ đã dạy trong Đại Pháp. Cũng là kinh doanh trong học viên. Thực tế hành vi in lậu trái phép và không rõ chi phí in ấn đó cũng là kinh doanh trong học viên rồi. Lời lẽ của họ phần nhiều bao biện là "học viên Việt Nam hoàn cảnh khó khăn", "giá sách bản quyền cao", "chúng tôi chỉ vì học viên" v..v. Thực ra học viên có thể tự đi in, đâu cần họ phải in hộ mà đúng không?. Mà bản thân việc họ in giống hệt mẫu mã sách bản quyền mà không có sự cho phép của Nhà Xuất Bản Ích Quần (Đài Loan - vốn được Sư Phụ ủy quyền in ấn, phát hành sách có tính thương mại) đã là bất Chân rồi, nó cũng là vi phạm bản quyền hình ảnh.

Một cơ sở in ấn sách Đại Pháp trái phép bị bắt tại Sài Gòn là hồi chuông cảnh tỉnh cho tâm lý ham rẻ mà không tuân thủ pháp luật của một bộ phận không nhỏ học viên hiện nay. Chỉ duy nhất NXB Ích Quần (YihChyun) ở Đài Loan và Nhà sách Thiên Thê (Tiantibooks.org) có trụ sở tại Mỹ và Hàn Quốc là được Sư Phụ ủy quyền in ấn và phân phối thương mại sách Đại Pháp, tất cả các kênh in ấn khác đều không có ủy quyền chính thức. Vậy thì việc in ấn và phát hành sách Đại Pháp của cơ sở in ấn kia rõ ràng là vi phạm quyền tác giả, mà không có hợp đồng ủy quyền của tác giả thì đương nhiên sẽ không có giấy phép chấp thuận cho xuất bản của chính quyền. Do đó, bản thân việc in ấn đó đã là vi phạm pháp luật rõ ràng, còn phạm vào tội trốn thuế quốc gia, ăn chặn tiền bán bản quyền sách của Sư Phụ. Là một hành động phá hoại Đại Pháp công nhiên! Ấy vậy mà không mấy học viên nhìn rõ ra được vấn đề mà vẫn bị hệ thống in ấn trái phép đó dắt mũi kêu gọi phát chính niệm hỗ trợ như thể vẫn coi hành vi in ấn đó là đúng đắn.

Thực tế theo chúng tôi được biết thì hệ thống in lậu sách này vốn là một nhóm học viên rơi rớt về tu luyện khá trầm trọng, chấp vào công quả được mất của hạng mục, thậm chí có tâm chống đối chính quyền, cho rằng luật pháp của chính quyền Việt Nam là "không cần tuân theo". Họ biết là làm công khai không được nhưng vì duy hộ cái hạng mục mà theo họ là tích được nhiều uy đức và danh vọng kia nên họ bất chấp làm chui. Đã sai càng thêm sai và nếu có học viên nào chỉ ra hành vi của họ thì họ chụp mũ học viên đó phá hoại hạng mục và đem Pháp và Sư Phụ ra làm bình phong, nào là hành vi của họ đều là vì tốt cho học viên v..v. Nhưng đó là khẩu Thiện tâm Ma mà thôi!

Hiện nay họ đang mở rộng mạng lưới và cố lôi kéo thêm một số nhân vật có tiếng trong giới chủ lưu vào để quảng bá loại sách lậu này, như là MC, Bác sỹ, Luật sư, Sinh viên v..v Thực chất đây không khác gì hơn là hành vi lợi dụng hình ảnh Đại Pháp để trục lợi bất chính. Chúng tôi nghĩ bạn nên tránh xa và không tạo thị trường cho các hoạt động này, nếu có thể thì nên nhắc các học viên xung quanh biết, ý thức mà thực thi cho đúng.

Hỏi: Tôi muốn tự in sách với mẫu mã đẹp, và rất muốn in giống theo sách bản quyền, vậy có được chấp nhận không?

Trả lời: Nếu bạn muốn in với mẫu mã đẹp, thì có thể in giấy trắng chất lượng tốt, ảnh in màu rõ nét, đóng gáy hay khâu chỉ thì tùy bạn quyết định v..v. Nhưng tuyệt đối không được phép in giống mẫu mã như sách bản quyền. Vì đó là hành vi in lậu vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ (bao gồm cả nội dung và hình ảnh bìa của sách). Việc in ấn đó ngoài việc không được in giống mẫu mã bản quyền vì mẫu mã đó đã được đăng ký sở hữu trí tuệ, thì sách in ra bạn chỉ có thể phục vụ cho mục đích đọc cá nhân chứ không đi phân phát hay lưu hành ra bên ngoài.

Hỏi: Có người nói số tiền bán sách trong nước với những sách in giống Chuyển Pháp Luân bản quyền đó sẽ được trích % tiền bản quyền về tác giả, có đúng như vậy không?

Trả lời: Họ tự in và không có giấy phép xuất bản, vì phải có ủy quyền chính thức thông qua văn bản của tác giả thì mới có thể xin giấy phép xuất bản, do đó việc trích % tiền bản quyền là sai theo quy định của Pháp luật. Đó thực chất là hành vi ăn chặn tiền bản quyền tác giả, đã đủ để cầu thành tội in lậu và lừa đảo.

Việc cung cấp sách in lậu này theo chúng tôi được biết vốn do các đầu mối ở tp.HCM, một đầu là vợ chồng học viên tên Hương /Nhân và một người tên Tú ở Q6, tp.HCM. Sau này, có một học viên kể lại rằng việc trích tiền bản quyền từ việc bán sách ở đây là có, và từ trước đến nay khi in, họ luôn có trích tiền bản quyền và số tiền bản quyền này đều được chuyển cho ông Phạm Đôn Nhân (Nhơn) ở Mỹ, để ông này chuyển cho Sư Phụ nhưng lại chưa hề có một hợp đồng ủy quyền chính thức nào giữa ông Nhân và Sư Phụ. Giả sử thông tin này là đúng, thì ước lượng sơ bộ mức thấp nhất theo thông tin được chia sẻ thì số tiền đã được các học viên ở trong nước trích ra mà họ gọi là tiền bản quyền để chuyển cho ông Nhân là: 200.000 quyển x 7%/giá bán = ~500 triệu = ~25.000 USD – một con số không hề nhỏ, thực tế có lẽ còn lớn hơn. Nhưng theo chúng tôi được biết thì sau này trong một dịp những người đứng đầu hạng mục in sách này gặp nhau ở Mỹ thì họ có hỏi ông Nhân về khoản tiền bản quyền này đã chuyển cho Sư Phụ chưa thì ông ấy nói đại ý rằng… “Vẫn chưa, vì còn thấy ít quá nên đưa cho Sư Phụ thì thấy kỳ…”. Đó là sự bất kính nghiêm trọng nhất. Vì đó vốn là ăn chặn tiền bản quyền của Sư Phụ, mà kể cả ông Nhân có đưa số tiền đó ra thì Sư Phụ cũng sẽ không nhận vì chưa được ủy quyền chính thức mà ông Nhân đã dám qua mặt Sư Phụ in sách, sách in ra lại không có giấy phép xuất bản, hỏi số tiền bất chính đó Sư Phụ có muốn lấy hay không? Đó không phải bất kính với Sư Phụ là gì?

Hỏi: Nếu tôi lỡ nhận sách in lậu rồi thì phải xử lý làm sao?

Trả lời: Nếu bạn lỡ mua rồi thì chúng tôi nghĩ bạn có thể tiếp tục dùng bình thường, sách đó có thể vẫn khởi được tác dụng (hoặc nếu không muốn dùng thì có thể cất vào đâu đó lưu lại, nhưng nên sắp xếp đặt vào nơi nghiêm trang, sạch sẽ để bảo quản). Tuy nhiên kể từ lúc này bạn không nên nhận sách từ những nguồn in lậu trái phép kia nữa (học viên in hay ai in cũng vậy, phải đúng luật thì mới mua mới nhận, nếu không thì không nhận). Các kinh sách Đại Pháp về sau tốt nhất là bạn tự in trong nước, có điều kiện thì ra nước ngoài mua về nước theo đường xách tay (tự đặt e là khó vì giờ hải quan làm rất chặt, nếu nhờ ai đó đặt thì bạn phải yêu cầu họ xuất trình đầy đủ giấy tờ như hóa đơn mua hàng, giấy tờ thông quan v..v). Tuy nhiên, loại sách mà bạn lỡ mua từ nguồn lậu đó bạn không nên phân phát cho bất kỳ ai nữa, hễ phân phát mà bị chính quyền phát giác là bạn có thể bị xử phạt như chơi vì tội lưu hành ấn phẩm in ấn trái phép. Bạn chỉ có thể giữ lấy và cho vào chỗ riêng để bảo quản mà thôi. Phân phát sách in lậu cũng bằng như tiếp tay cho sách in lậu phát triển, là hành vi vi phạm pháp luật có chủ ý rõ ràng. Bạn có thể cho người khác mượn sách nhưng đó phải là sách bạn tự in, không nên cho họ mượn bản sách mua từ nguồn in lậu.

Tuy nhiên, theo chúng tôi thì dù là sách lậu hay sách bản quyền thì đó đều là cái chấp trước vào sách, nếu bạn muốn thực sự chân tu, chỉ tập trung học theo các nguyên lý mà Sư Phụ dạy thì bạn có lẽ sẽ không nhờ vả người ta in sách dùm mà bạn tự chủ động in sách, cũng không quá truy cầu sách phải đẹp. Cá nhân tôi biết có một số vị tu lâu năm mà sách của họ cong queo, nếp gấp cũng bị mòn nhưng họ vẫn đọc bình thường. Họ tu cái tâm của họ chứ không phải tu cái vỏ sách đẹp hay không.

Hỏi: Tôi thấy nhiều học viên trong khu vực địa phương thông báo về việc đặt mua sách kinh văn từ Đài Loan hoặc từ Mỹ? Tôi nên đối đãi ra sao?

Trà lời: Chúng tôi nghĩ hiện nay sách có thể bị làm giả rất dễ, kể cả mẫu mã, mã vạch. Chỉ cần họ mua một lô sách thật về và dùng công nghệ mô phỏng bìa sách là có thể in công nghiệp trái phép trong nước mà không sai khác với sách bản quyền được bán từ nhà sách. Vấn đề là họ thông báo đặt mua dùm sách nhưng họ không xuất trình được giấy phép thông quan cũng như hóa đơn mua sách tại Nhà sách Thiên Thê hoặc Ích Quần. Họ có thể nói dối bạn là họ chỉ có giấy tờ cho cả lô sách và sau đó họ đi phát lẻ cho từng người. Cái đó cũng là nói dối vì giờ việc thông quan không hề dễ dàng như trước đây vài năm nữa. Chỉ 1-2 cuốn thôi đã khó huống chi là một lô vài chục cuốn? Bất quá là họ làm dối bằng việc chuyển lô sách qua đường xách tay như hàng trốn thuế mà nhân viên ở Đại Sứ Quán hay làm: Phương thức của họ là nhờ cán bộ chuẩn bị một va li trống để họ cho hàng mua từ nước bạn về và nhờ đoàn cán bộ đó chuyển qua nơi thông quan lên máy bay mà không hề bị nước bạn phát giác, hàng về nước không bị đánh thuế và họ bán lẻ và bán buôn ra trong nước với giá cao để thu lời.


Đó về bản chất cũng là hành vi trốn thuế, vì nếu hàng đó mà chân chính thông quan từ nước ngoài thì phải đóng thuế nhập khẩu nếu nước nhập lô hàng đó yêu cầu. Hàng xách tay theo số lượng nhỏ và không thường xuyên (tức là thi thoảng mới mua về như mua quần áo, laptop, đồng hồ) thì có thể tạm cho qua vì nó là hàng cá nhân mua cho mục đích cá nhân, họ mua cho họ và về nước không đem bán. Còn nếu hàng xách tay số lượng lớn, lại thường xuyên để phục vụ cho mục đích kinh doanh hoặc phát hành trong nước cho nhiều người kể cả có thu lợi nhuận hay không thì nó không phải vấn đề cá nhân nữa mà là hành vi trốn thuế rồi. Nếu là học viên tu Chân, bạn có muốn sử dụng loại sách trốn thuế và dùng phương thức bất Chân để luồn lách nhập về hay không?

Theo quan điểm của Chúng tôi, để đảm bảo an toàn, tránh tiếp tay cho hệ thông in lậu trái phép như trước đây thì chúng ta không nên sinh tâm chấp trước ỷ lại vào bất kỳ nguồn sách bản quyền nào (nếu có) của học viên trong nước dù họ có cung cấp hay không (tránh bị lừa mua phải sách lậu hoặc hạng mục đó của họ lâu dần bị biến tướng, một số hạng mục họ lập ra rất nhiều khi vì để gây ảnh hưởng, tạo uy tín trong cộng đồng để rồi sau này quay ra dẫn dắt học viên tu theo ý họ) mà nên tự chủ động lên mạng tải file kinh văn về rồi tự in bằng máy cá nhân. Đó vừa đúng với yêu cầu của Pháp, vừa không vi phạm pháp luật, giá thành có khi còn rẻ hơn là mua sách từ nguồn in lậu, vừa không bị lệ thuộc hoặc bị ảnh hưởng dẫn dắt bởi các thành phần có ý đồ xấu trong cộng đồng học viên. Giá mà họ thông báo là 5 triệu đồng cho đủ một bộ là 45 cuốn. Và 2.5 triệu đồng cho một bộ chỉ có 19 cuốn.


Đến thời điểm gần đây, trong học viên đã có người phát hiện ra việc sách Chuyển Pháp Luân bản quyền (số 1) đã bị in lậu thành một phiên bản mới (số 2) nhìn giống hệt không gì là mấy. Để nói là những loại sách này thì khi về Việt Nam rất dễ bị các thành phần trục lợi trong học viên đem ra để kinh doanh, có lẽ đến cả mã số vạch, ISBN cũng bị họ in giống hệt, đây khẳng định là hành vi in lậu nghiêm trọng.





Do đó, từ nay trở đi nếu bạn có mua từ bất kỳ nguồn nào trong nước thì cũng phải yêu cầu họ cung cấp rõ giấy tờ thông quan cho từng cuốn sách và hóa đơn chứng từ có dấu của Nhà sách Thiên Thê và Ích Quần đàng hoàng, tránh trường hợp họ mua một lô thật để lấy lòng tin nhưng về sau họ in ấn lậu các lô khác và đem giấy tờ của lô thật đó photocopy ra để lừa bạn rằng đó là sách có nguồn gốc rõ ràng. Nếu không làm được điểm đó thì tốt nhất là bạn tự đi in và không mua.

Thực ra hiện trạng về sách lậu hiện nay cũng là vì cái tâm của học viên không nghiêm túc với vấn đề in ấn sách, có cái tâm truy cầu sách đẹp, tâm lý đua đòi thấy người ta có thì mình cũng muốn có. Nếu ai ai cũng tuân thủ luật Pháp, tuân thủ theo những gì Sư Phụ dạy, với sách Pháp thì tự đi in thì làm sao hệ thống sách lậu kia tồn tại được đúng không?

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến in ấn, mua sách bản quyền. Tất nhiên thông tin chúng tôi đưa ra chỉ có tính khuyến nghị và tham khảo chứ không ép buộc ai. Các học viên nên tự chiểu theo những gì Sư Phụ giảng và thông tri của Minh Huệ tiếng Trung (đã được dịch sang tiếng Việt) để cân nhắc. Mọi thông tin khác liên quan nếu có nhu cầu trao đổi xin độc giả truy cập vào mục Liên Hệ


KẾT THÚC


bottom of page