top of page

Thể ngộ về thế nào người thường, người tốt và người tu luyện

Đã cập nhật: 3 thg 6, 2019

[2017/11/05] NGUYỄN HÀ ANH



Có lẽ ai trong chúng ta cũng biết rằng mỗi người mà được Sư phụ giúp bước vào tu luyện thì điều đầu tiên là Sư phụ phải gạch tên họ tại số sinh tử dưới địa ngục. Như vậy, theo thể ngộ của tôi thì có thể suy luận ra là hầu hết tất cả học viên mà trước khi bước vào tu luyện thì đều không còn đạt tiêu chuẩn của con người nữa rồi, nên nếu hết dương thọ thì có thể sẽ phải đọa địa ngục mà chịu tội. Như vậy liệu rằng hễ được Sư phụ gạch tên thì đã là người tu luyện? Tôi nghĩ không hề có chuyện đơn giản như vậy.

Thực chất theo thể ngộ hữu hạn của tôi thì bị gạch tên khỏi sổ sinh tử là vì họ muốn tu luyện, theo cá nhân tôi hiểu chỉ khi cái ý niệm đó xuất ra thì Sư phụ mới có thể quản, vì niệm đó là trân quý nhất. Tuy nhiên, cái đó chỉ là mang tính tạm thời, trừ phi họ tu luyện qua khỏi tam giới thì mới thực sự thoát khỏi sổ sinh tử, nếu trong quá trình từ khi họ được gạch tên đi mà họ không tu hoặc tu không vượt qua Tam giới thì kết quả cũng không khác nhau là mấy, sớm muộn cũng lại bị đọa địa ngục mà thôi. Họ là sau khi bị gạch tên thì đều phải bước lên từ tiêu chuẩn thấp hơn người thường mà đạt cho được tiêu chuẩn được Thần chấp nhận là người thường. Thời xưa có một số quy định mà Thần đặt ra đó là Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, không được phạm tà dâm – đó là theo Khổng Giáo ở Phương Đông, còn ở Phương Tây thì có 10 Điều răn của Moses, tức là các bậc Giác giả trong quá khứ khi hạ thế đều để đặt định văn hóa tu luyện và cũng đồng thời dạy cho con người tiêu chuẩn làm người.

Theo thể ngộ nông cạn của tôi thì những người mà được Sư phụ gạch tên thì đầu tiên họ phải đạt được cái tiêu chuẩn làm người thường cái đã, rồi trở thành người tốt, rồi dần dần từ người tốt mà trở thành người tu luyện. Riêng cái tiêu chuẩn làm người thường thôi đã khá nghiêm khắc như không sát sinh, không nói dối, không lừa đảo người khác v..v. Tôi có quan điểm nhìn nhận cá nhân (tất nhiên không phải tuyệt đối) rằng tiêu chuẩn mà Thần đặt ra ở Trung Quốc và các quốc gia ở phương Đông cũng cao hơn so với mặt bằng chung, ở đó là được đặt định văn hóa Thần truyền, con người phải học từ cách đi đứng, cách nói năng, cách ứng xử, học cái Đạo cơ bản là giữa cha với con, giữa người dưới và người trên, dưới bề tôi và vua chúa, giữa vợ và chồng v..v, cái Đạo cơ bản đó phải nắm vững thì mới có thể tiến tiếp lên mà tu Đại Đạo. Để làm người tốt thì họ còn phải tuân thủ nghiêm khắc hơn nữa so với người thường về những tiêu chuẩn đó, cần phải dám hy sinh vì đại nghĩa, có thể nhẫn trước lời thóa mạ, giúp người mà không đòi hỏi công lao v..v. Rất nhiều tấm gương người tốt từ thời xưa như Phạm Trọng Yêm, Bao Thanh Thiên như ở Trung Quốc và Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm v..v ở Việt Nam, đó là những người có tiêu chuẩn đạo đức cao hơn người thường, nhưng đó vẫn không tính là người tu luyện. Bởi người tu luyện thì đã vượt khỏi ranh giới người thường và người tốt. Vì người tốt là tuân theo tiêu chuẩn đạo đức mà Thần đặt ra cho con người, chỉ là họ làm tốt hơn, nghiêm khắc hơn so với người thường. Nhưng đã là người tu luyện thì họ phải tuân theo tiêu chuẩn siêu thường, không phải là dành cho người thường nữa. Nhưng điểm khác biệt là ở chỗ, họ đều phải từ tiêu chuẩn của người thường mà đi lên, tức là trước đó họ đã phải là người tốt rồi, hành vi phải đạt được tiêu chuẩn của Thần đối với người thường rồi thì mới tu lên được. Theo thể ngộ của tôi đó là lý do vì sao thời xưa khi lựa chọn đệ tử, các thượng Sư phải lựa người có phẩm chất tốt, tâm tính tốt, Đức phải dày thì mới tu luyện được, mà vẫn chỉ là tu Phó Nguyên Thần do con người kể cả có là người tốt cũng vẫn bị mê mà không ngộ ra được.

Vậy hiện nay, hỏi bao nhiêu người đang tự nói mình là người tu luyện, là đệ tử Đại Pháp? Kỳ thực tôi thấy nhiều người đến tiêu chuẩn làm người thường còn chưa làm nổi huống chi là làm người tốt chứ đừng nói đến làm người tu luyện. Họ trong lời ăn tiếng nói không hề có ý tôn trọng người bề trên, giữa nam và nữ không có sự chú ý tế nhị và giữ khoảng cách cần thiết mà lẫn lộn giữa phong cách biến dị hiện nay và cho rằng thời xưa là cổ hủ và gò bó. Thậm chí một vài vị học viên mà tôi biết còn hỗn hào với bậc người trên mà dám lấy cái gọi là đồng tu ra để lấp liếm. Đến cái tiêu chuẩn làm người thường họ còn không làm nổi thì hỏi họ đã được coi là người tu luyện hay chưa? Những học viên đều phải tu từ người tốt mà tu lên, dần dần đạt tiêu chuẩn người tu luyện, trước đó họ phải đạt tiêu chuẩn người thường cái đã, như là quy chuẩn hành vi, tư tưởng chính thường giữa các mối quan hệ như anh với em, vợ với chồng, người dưới và người trên, cách đi đứng, nói năng v..v. Không phải ngẫu nhiên mà thời xưa tại Trung Quốc họ đặt rất nặng vấn đề trên, thậm chí qua cách nói chuyện, xử lý, cầm bát đũa khi ăn cơm là họ đã nhận ra vị đó có phẩm hạnh tốt hay không? Rất nhiều thứ là những người mới vào học còn chưa thực hiện cho tốt đã vội cho rằng mình chỉ cần đọc sách đã là người tu luyện, rồi ra làm vài việc thì đã được xem là "đệ tử Đại Pháp" thực ra theo góc nhìn của tôi thì có lẽ họ chưa thể được coi là người tu luyện, vì đến tiêu chuẩn làm người bình thường họ còn chưa đạt được, gọi họ là "học viên" - tức là người còn đang đi học, còn đang học hỏi thì có thể may ra chấp nhận được.

Tôi ngộ ra rằng chỉ khi bản thân tự mình cải biến, quy chính tư tưởng, hành vi cho trở thành một người tốt rồi dần dần đạt đến tiêu chuẩn một người tu luyện thì họ mới được coi là một người tu luyện chân chính. Và danh từ Đệ tử Đại Pháp theo quan điểm của tôi là chỉ được dùng cho những ai đã đạt tiêu chuẩn là người tu luyện, tức là họ đang chiểu theo Pháp lý mà Sư phụ dạy để tu lên. Phàm nhiều người còn không dám tự nhận mình là đệ tử Đại Pháp, chỉ dám nói mình là học viên vì họ biết họ còn phải sửa và quy chính rất nhiều, danh từ người tu luyện có lẽ bị đem ra sử dụng một cách quá tùy tiện và có phần bị hạ thấp. Thời xưa đối với những người tu luyện thì xã hội có cái nhìn rất kính trọng, ai nói họ đang tu Phật, tu Đạo thì người ta rất kính trọng họ, thậm chí còn cúng dường, kính lễ họ. Thời nay ai cũng tự nhận mình là người tu luyện nhưng ngay cái tiêu chuẩn người thường còn không làm nổi thì chỉ là mạo danh người tu luyện mà thôi, là đang làm ô danh người tu luyện.

Tại sao trong Chuyển Pháp Luân Sư phụ giảng rõ là Pháp này là để giảng cho người tu luyện chân chính nghe ( bài "Tu luyện phải chuyên nhất" - Chuyển Pháp Luân (Link))? Theo thể ngộ tại tầng thứ sở tại của tôi là những người vào học họ được phép có một quá trình thay đổi tư tưởng để quy chính theo Pháp, ban đầu học để trở thành một người tốt, qua việc chiểu theo Pháp mà thực tu dần dần họ mới đạt tiêu chuẩn người tu luyện và chỉ lúc đó họ mới được Sư phụ quản và đường đời họ mới được thay đổi. Tôi có biết trong cộng đồng có một số vị xưng danh là người tu luyện, là đệ tử Đại Pháp nhưng tại sao vẫn chết như thường, theo tôi nghĩ có thể là vì họ chưa được Sư phụ thay đổi đường đời cho họ, cũng chính là họ chưa đạt tiêu chuẩn là một người tu luyện, họ chưa cải biến gì hết.

Người mới học Chuyển Pháp Luân theo thể ngộ của tôi thì là đang dùng tư tưởng người thường hoặc thấp hơn người thường mà đọc, mà lý giải nên lần đầu tiên không dễ để liễu giải Pháp là gì. Cũng có thể khó mà hiểu tu luyện là gì. Dần dần họ chiểu theo và tự sửa mình, tự tu cho chính, thực hành theo những gì Sư phụ dạy, trở thành người tốt, thì chỉ đến mức đó thôi thì có lẽ người xung quanh đã nhìn nhận tốt về Pháp rồi vì họ ý thức rất rõ sự thay đổi của những người sống quanh họ. Nếu họ đạt tiêu chuẩn người tu luyện thì họ chính là có thể còn làm cho hoàn cảnh xung quanh họ cải biến lên thêm nữa, vì tôi từ học Pháp thể ngộ được rằng chính là bởi cái trường năng lượng do sự tu luyện chân chính của họ làm cho người xung quanh không chỉ nghĩ tốt về Pháp mà còn được hưởng lợi ích do năng lượng tản xạ của họ phát ra xung quanh. Ai tiếp xúc với họ cũng cảm thấy dễ chịu, thoải mái. Tất nhiên là trừ những thành phần có ý muốn phá hoại Pháp, lợi dụng Đại Pháp, muốn qua Pháp mà duy hộ cái tôi của họ, họ chính là sợ những ai chân chính tu luyện nhất, vì những vị đó là rất dễ nhìn thấu cái tâm đen của họ.

Do đó, tôi nghĩ rằng phàm là người tu luyện chân chính thì càng phải đạt được cái tiêu chuẩn tối thiểu của người thường, vì họ chính là phải tu từ người thường, trở thành người tốt mà tu lên, họ chính là còn phải đạt được tiêu chuẩn còn nghiêm khắc hơn cả người thường. Chỉ có điều một số vị đến ngay cả cái tiêu chuẩn làm người thường còn không làm nổi mà vẫn tự xưng là người tu luyện, là đệ tử Đại Pháp thì quả thật nếu họ thực sự hiểu ra vấn đề thì tôi nghĩ họ có lẽ không còn dám nói mình là người tu luyện nữa.

Đây là những gì tôi nêu ra dựa trên thể ngộ từ tầng thứ sở tại còn nông cạn, còn nội hàm của Đại Pháp là vô biên nên nếu có gì không đúng mong các học viên chỉ rõ. Hợp thập!


 

BAN BIÊN TẬP WEBSITE: Đối với việc tham khảo nội dung bài giảng của Sư Phụ mà sử dụng từ khóa thì khuyến cáo học viên nên tự đọc lại hoặc tự tìm thủ công chứ không dùng phương thức "CTRL + F" vì cách này sẽ làm bôi đen lên phần nội dung bài giảng của Sư Phụ, Ban Biên Tập Website cho rằng như thế là không nên và không tôn trọng Sư Phụ (kể cả trong quá trình đọc online trên mạng cũng không nên dùng chuột bôi đen nội dung bài giảng của Sư Phụ). Riêng với học viên mới tu thì nếu là bài giảng sau năm 2000 thì khuyến nghị chưa nhất thiết phải đọc vội vì học viên mới tu có lẽ chưa thực sự phù hợp để đọc các kinh văn sau năm 2000 (theo nhìn nhận của chúng tôi) mà chỉ nên tập trung đọc Chuyển Pháp Luân và các kinh văn trước năm 2000 để hiểu được căn bản tu luyện là gì đã, tất nhiên đây chỉ là khuyến nghị chứ không có tính ép buộc.


bottom of page