top of page
Các tổ chức mạo danh Pháp Luân Công

Phương thức nhận biết các tổ chức ẩn núp, mạo danh phá hoại Pháp Luân Công

Sau những sự kiện phá hoại có chủ đích của Võ Hoàng Vinh, Phạm Xuân Giao, Phạm Đôn Nhân câu kết với một số đối tượng khác trong nước, thậm chí còn có chính những người từng là học viên lâu năm cũng tham gia bênh vực và bảo vệ cái tổ chức Phụ Đạo Viên - Liên Lạc Viên đi sai lệch nghiêm trọng với Đại Pháp đó. Dù họ hữu ý, vô ý do bị lừa hay có chủ đích đằng sau thì tất cả đều làm sáng tỏ ra một sự thật - CÓ MỘT TỔ CHỨC ĐƯỢC CÀI CẮM VÀ VẬN HÀNH BÀI BẢN TRONG CỘNG ĐỒNG HỌC VIÊN PHÁP LUÂN CÔNG Ở VIỆT NAM. Sở dĩ phải gọi là TỔ CHỨC là bởi những thành phần này có phân cấp chức năng, có tồn tài vật, và có mục tiêu hoạt động rõ ràng, nó cũng có thể dễ dàng thấy mục đích cuối cùng của cái tổ chức này là CHỐNG CỘNG và KÍCH ĐỘNG HỌC VIÊN GÂY MÂU THUẪN VỚI CHÍNH QUYỀN để từ đó làm PHỨC TẠP TÌNH HÌNH TU LUYỆN PHÁP LUÂN CÔNG TẠI VIỆT NAM, LÀM TĂNG SỰ CHÚ Ý CỦA THẾ GIỚI VÀO VIỆT NAM CHỨ KHÔNG PHẢI TRUNG QUỐC. Để vận hành tổ chức thì cũng ắt phải cần kinh phí, những thành phần này kiểu gì cũng sẽ tìm cách lừa đảo học viên để tạo nguồn thu nhập bất chính thông qua những thứ mỹ miều do họ dựng lên một cách tính toán như là hạng mục Ma, mua tài liệu giảng chân tướng, quyên góp tiền cứu độ chúng sinh, gây quỹ v..v (Điều này vốn là trái với những gì Sư Phụ giảng về vấn đề thu tiền gây quỹ - Xem link bài viết). Ở Việt Nam, ngoài những thành phần phá hoại có bóng dáng của đặc vụ 610 ĐCSTQ như đã kể trên, cũng có nhiều thành phần khác như đấu tranh dân chủ, lừa đảo đa cấp, v..v lẫn lộn vào và lợi dụng cái tâm Thiện của học viên Pháp Luân Công tại Việt Nam để trục lợi.

Do vậy, nếu tham gia học Pháp Luân Công trong giai đoạn loạn lạc hiện nay tại Việt Nam, là học viên thì cần chú ý những gì? theo khuyến nghị của chúng tôi (tất nhiên, chúng tôi không có ý áp đặt mà chỉ cảnh báo trước), thì có những điểm cơ bản sau:

1. Căn cứ vào Phụ Lục IV - Đại Viên Mãn Pháp, chúng tôi cho rằng học viên cần phải tuân thủ đúng như lời Sư Phụ giảng, (đại ý, không phải nguyên văn) đó là phải nghiêm khắc tuân thủ pháp luật quốc gia của mình. Chúng tôi nghĩ trước khi làm bất cứ điều gì thì bản thân học viên cần phải có kiến thức đầy đủ về pháp luật, về những hành vi được phép và bị cấm cũng như ý thức rõ mối quan hệ phức tạp và những sức ép từ Trung Quốc đến Việt Nam để biết những gì nên và không nên làm. Nếu học viên mà phát hiện những hành vi lén lút, không ngay chính thì dù với bất cứ lý do gì cũng không nên tham gia, vì rất có thể đó là cái bẫy được giăng ra từ trước và rất dễ là học viên sẽ gián tiếp tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật (như phát hành, tàng trữ sách lậu, các sản phẩm chưa được phép xuất bản v.v). Những loại hình lừa đảo luôn muốn hoạt động ẩn núp để dễ bề hành sự mà không bị chú ý. Học viên Pháp Luân Công chân chính theo chúng tôi nghĩ thì làm gì cũng phải công chính, đường hoàng mà làm, thì người ngoài mới thấy được sự tốt đẹp của Pháp Luân Công là dạy con người ta trở thành người tốt, chính trực, hiểu được thế nào là Chân - Thiện - Nhẫn chứ không phải cứ lén lén lút lút, thậm chí còn nghe theo những thành phần chống Cộng ẩn núp trong học viên kích động tâm hận thù chính quyền rồi coi chính quyền là tà ác, công an là tà ác. Chúng tôi nghĩ chỉ có kẻ gian mới phải sợ công an, học viên chân chính tuân thủ pháp luật, lý trí thì việc gì phải sợ? Trừ phi bị kẻ gian lôi kéo thực hiện những hành vi không ngay chính mà thôi.

2. Học viên nếu định làm bất cứ điều gì thì cũng nên phải nghĩ, phải xét đến cảm nhận của người xung quanh, phải đặt bản thân mình là họ thì mình sẽ nhìn nhận vấn đề thế nào? Có phản cảm không? Có lý giải được không? Có chấp nhận được không? Chứ không phải nói gì, làm gì cũng áp đặt người khác phải nghe, phải theo, nếu họ không đồng tình thì cũng không để tâm đến, thậm chí còn cho rằng họ là không cứu được v..v, theo chúng tôi nghĩ thì như vậy là không được. Vì hành động đó bản thân thấy đúng nhưng sẽ làm người khác hiểu sai về Pháp Luân Công, làm bại hoại đến thanh danh của Pháp Luân Công, người ta sẽ nghĩ ai tập Pháp Luân Công cũng sẽ bị như thế cả. Đó là hành vi phá hoại Pháp Luân Công mà không tự biết.

3. Với bất cứ ai mà mời học viên tham gia một hoạt động, một nhóm nào đó mà cách hoạt động không ngay chính (giống như phần mềm Unseen), rồi yêu cầu phải giữ bí mật v..v thì theo chúng tôi tốt nhất là không nên tham gia, bởi không ai biết cách thức họ hoạt động ra sao? mục đích là gì? rất nhiều thứ bề mặt có thể bình thường, thậm chí tốt, họ nói rất dễ nghe và lọt tai nhưng ẩn sâu trong đó thì không hề đơn giản. Nếu họ ngay chính công khai, cứ đường hoàng mà sống tốt trong xã hội, chứng thực Pháp ngay tại nơi mình sinh sống, làm việc thì đã không phải sử dụng những việc lén lén lút lút như vậy. Học viên cũng không cần phải đi và làm theo họ, bởi ở Việt Nam chúng tôi nghĩ học viên tự chứng thực Pháp cho những người quen biết, người thân, bạn bè, đồng nghiệp v..v thông qua lời ăn tiếng nói, cách hành xử, cách làm việc v..v đã là quá đủ. Họ thực tế là sẽ tìm cách dụ dỗ và tẩy não học viên giống như mời vô một tổ chức đa cấp và dụ người tham gia bỏ tiền, biến học viên thành robot sai đâu đánh đó cho họ, nó rất nguy hiểm. Với bất kỳ biểu hiện nào mà học viên thấy họ làm giống tôn giáo, như bái lạy ảnh, đọc đồng thanh như thánh ca trong tôn giáo v..v thì có lẽ học viên nên tránh xa, đó chính là nơi mà họ đầu độc và tẩy não học viên một cách tinh vi, học viên hễ theo thì chúng tôi chỉ e là từ đó về sau sẽ tu uổng công mà còn bị họ dẫn đi phá hoại.

4. Không được theo những thành phần giả mạo học viên hoặc học viên cực đoan đi ra làm những việc phá hoại chính quyền như đấu tranh dân chủ, thoái đảng vì người sáng lập Pháp Luân Công là Sư phụ  Lý Hồng Chí cấm chỉ học viên tham gia chính trị như trong Phụ Lục IV của Đại Viên Mãn Pháp. Những vấn đề ở bên Trung Quốc là ở bên Trung Quốc, không có đem sang Việt Nam. Và ở Việt Nam chúng tôi có nhớ là Sư Phụ chưa từng yêu cầu học viên phải làm Tam Thoái bao giờ. Nếu tùy tiện nghe theo những thành phần kích động mà làm thì sẽ rất tai hại, học viên không khéo sẽ tự gây khó nạn cho chính mình.

5. Các thành phần phá hoại, ẩn danh thì đều được đào tạo bài bản để lừa đảo các học viên, chúng sẽ có thể đoạn chương thủ nghĩa Pháp, ví dụ những thành phần này nói những đoạn ghi là ĐCS trong kinh văn thì thành ra nói đến cả ĐCSVN rồi kích động học viên Việt Nam đi ra đả phá chính quyền. Thậm chí những thành phần này có thể còn lấy các bài chia sẻ của học viên bên Trung Quốc để nói ra những đoạn Pháp lý với cách lý giải sai lệch theo ý họ, mục đích là để dẫn dụ học viên nghĩ và hành động cực đoan, tự gây khó nạn cho chính mình, trở thành "vật tế thần" trong con mắt của họ. Những ai có kiểu kích động cực đoan đó theo quan điểm của chúng tôi thì họ không phải học viên Pháp Luân Công chân chính. Chúng tôi hiểu rằng Sư phụ trong Pháp chỉ có một, là phải tu theo Pháp, lấy Pháp làm thầy chứ không phải tu theo thể ngộ hay chỉ đạo của người khác. Nếu họ là làm sai, có mục đích phá hoại thì dù họ có nói hay đến mấy, học viên mà nghe theo là có thể đã vô tình tiếp tay cho những thành phần phá hoại Pháp đó.

 

Thật giả hiện này lẫn lộn, nên nếu không rõ thì học viên không nên tùy tiện làm theo, hãy kiên nhẫn hỏi thông tin ở nhiều nơi, nhiều kênh để nắm rõ và tìm hiểu kỹ, cố gắng quan sát và tự phân tích. Điểm nhấn mạnh là người tu càng tốt thì họ rất hòa ái, tuân thủ nghiêm khắc pháp luật quốc gia, làm gì cũng công chính, đường hoàng chứ không lén lén lút lút, trở thành người có trách nhiệm với gia đình và xã hội, công ăn việc làm sinh sống như bình thường và rất khiêm nhường, khiến những người xung quanh thấy được sự tốt đẹp của Pháp Luân Công; Còn những hành vi cực đoan, bất chấp hoàn cảnh, xáo trộn cuộc sống sinh hoạt, yêu cầu thu tiền gây quỹ, phải đi đây đi đó, bỏ bê công việc, gia đình và làm bất chấp hậu quả, lời nói và cử chỉ khiến người ta không lý giải được, thậm chí còn cho rằng học viên Pháp Luân Công là toàn đi tuyên truyền bậy bạ, làm chính trị, như bị tâm thần, thi đó chính là hành vi phá hoại thanh danh Pháp Luân Công.

6. Các bài chia sẻ, tâm đắc thể ngộ của các học viên, nhất là các học viên bên Trung Quốc theo chúng tôi nghĩ là cần phải lý trí nhìn nhận, không nên suy diễn cực đoan. Học viên không nên vì thấy hay, thấy tốt mà làm theo nhưng lại không suy xét hoàn cảnh, không suy xét xem những chia sẻ đó là có đúng hay không? hay chỉ đúng ở hoàn cảnh của họ, với mình thì chưa chắc đúng? Chúng tôi nghĩ đã là thể ngộ thì chỉ để tham khảo. Nếu lấy đó, chiểu theo đó mà hành thì có còn là tu theo Pháp, lấy Pháp làm thầy nữa hay không? Nếu học viên chưa rõ, chưa hiểu thì cũng đừng tùy tiện mà làm theo, nghe theo họ, họ bảo gì học viên cũng làm theo thì học viên là tu theo họ chứ không phải tu theo Pháp.

 

Nếu là học viên mới, theo chúng tôi là nên tu một mình hoặc một nhóm nhỏ trong giai đoạn đầu, chú trọng học Pháp và lý giải Pháp một cách có hệ thống và nắm chắc căn bản. Chúng tôi nghĩ chỉ khi học viên nắm vững Pháp lý, hiểu rõ cái gì nên và không nên làm hay nói, thì lúc đó học viên mà đọc các bài chia sẻ thì mới có thể lĩnh hội được cái cốt ý của họ dưới góc độ chính diện, chứ không phải là suy diễn câu chữ và làm theo một cách mù quáng, bởi đó chỉ là tham khảo, không phải là Pháp. Khuyến nghị học viên nên tự học và tìm hiểu kỹ thông tin về môi trường tu luyện tại Việt Nam, nhận biết rõ các thành phần giả mạo, lừa đảo, kích động và năm chắc Pháp lý, giai đoạn đầu không nên tham gia bất kỳ nhóm nào vì hầu hết (không phải tuyệt đối nhưng nếu nói phần lớn thì có lẽ cũng không phải là nói quá) các nhóm học Pháp hiện này đều bị dẫn đi theo phương thức kiểm soát của tổ chức ẩn núp, họ rất tinh vi, thậm chí chính học viên tại đó cũng không nhận ra mình đang bị tẩy não. Học viên có lẽ là đã từng trải nghiệm hoặc nghe nói về  các tổ chức đa cấp. Thông thường khi ai đó đi nghe các buổi đa cấp tổ chức thì lúc nào cũng sẽ có những thành phần chim mồi, cò mồi ngồi giả bộ cũng là người tham gia, khi người MC nói thì họ đều đồng thanh kêu TỐT, HAY, v..v. Theo chúng tôi đó là tạo tâm lý đám đông, nó là hiệu ứng ảo, ai mà không vững chính kiến, không chú ý là sẽ bị họ dẫn dụ, là sẽ mất tiền ngay.

7. Nếu có bất cứ ai bảo học viên cần góp quỹ, gây quỹ, ủng hộ tiền làm bất cứ cái gì mà họ bảo là vì Pháp thì cần cẩn trọng vì không khéo đó lại là lừa đảo, là phá hoại Pháp. Chúng tôi cho rằng học viên không nên làm và thậm chí còn phải nhắc nhở họ vì chúng tôi nhớ rằng Sư phụ nghiêm cấm hoạt động gây quỹ, thu tiền trong học viên (Link). Các hoạt động đó rất dễ là phá hoại và bức hại tài chính học viên, khi thấy những biểu hiện này thì có lẽ học viên cần phải cảnh giác! Nếu họ không nghe và viện cớ này nọ thì họ có thể không phải học viên Pháp Luân Công, nếu họ vẫn tiếp tục đi làm với các học viên khác thì chúng tôi nghĩ học viên có thể tố giác họ lên chính quyền hoặc an ninh.

8. Các sách Chuyển Pháp Luân hiện nay được đưa cho các học viên theo chúng tôi được biết thì phần lớn là sách lậu, thực tế là có một tổ chức chuyên đi kinh doanh sách lậu trong học viên và họ quảng bá rất rộng loại này. Thậm chí còn đăng ảnh các học viên cầm tay các sách lậu của họ để tạo hiệu ứng cũng như tuyên truyền cho sách lậu của họ. Một cuốn sách được gọi là lậu theo chúng tôi hiểu là vì được in ấn mà không có ủy quyền của tác giả là Sư phụ Lý Hồng Chí, không có đăng ký với nhà xuất bản mà họ tự lập xưởng in riêng và mẫu mã làm giống hệt y như sách bản quyền - là sách mà do nhà xuất bản Ích Quần (Đài Loan) có văn bản hợp đồng ủy quyền và chữ ký và xác nhận chính thức từ Sư phụ Lý Hồng Chí, có năm xuất bản, số lượng được in và được cấp mã số xuất bản ISBN rõ ràng.

 

Một cuốn sách Chuyển Pháp Luân đúng bản quyền thì giá khoảng 15$ = 345.000 vnđ. Nhưng sách lậu thì họ bán với mức giá khoảng 50.000 vnđ-70.000 vnđ. Nhưng vì in lậu nên không phải đóng thuế thu nhập, không phải đóng phí liên quan đến xuất bản cũng như tiền bản quyền cho tác giả, nên là họ thu lợi rất nhiều từ đó. Một cuốn sách lậu in ra thì chỉ mất 15.000 vnđ, họ bán trong học viên là 50.000 vnđ, vậy là họ đã thu lợi bất chính 35.000 vnđ, số tiền đó không hề được về tay Sư phụ hay đóng phí, thuế cho Nhà nước, là ăn chặn tiền bản quyền từ tác giả và vi phạm pháp luật. Do đó, học viên không nên tiếp tay cho những đối tượng này, bạn có thể tự lên mạng đọc sách hoặc tự in cá nhân để đọc (nhưng không được làm giống mẫu mã sách bản quyền), nếu có điều kiện học viên có thể đặt mua sách qua mạng hoặc nhờ người đặt mua, hoặc đi mua trực tiếp tại nhà sách Thiên thê (tiantibooks.org) có trụ sở ở Hàn Quốc và Mỹ, hoặc tại Nhà sách Ích Quần tại Đài Loan (yihchyun.com.tw).

9. Nên cảnh giác với bất cứ ý định dẫn dụ nào ở điểm luyện công nhất là khi đang là học viên mới, họ có thể dụ dỗ học viên đọc các kinh văn từ rất sớm, họ có thể mời đi nghe chia sẻ, đi học Pháp nhóm chung, đi các lớp 9 ngày, thậm chí còn quảng bá là trường năng lượng ở lớp 9 ngày là tốt, nghe nhiều thì tốt, học viên đề cao nhanh v..v. Nếu học viên không chú ý là sẽ bị họ dẫn dụ, băng ghi âm, ghi hình hay sách của Sư Phụ thì chúng tôi hiểu đó đều là Pháp, có tác dụng như nhau. Tất nhiên không phải chỗ nào cũng là xấu. Nhưng tốt nhất, học viên nên tìm hiểu thông tin hoặc hỏi các học viên trên mạng cho kỹ, có rất nhiều trường hợp dẫn dụ học viên đi làm các việc cực đoan, thậm chí mê hoặc họ mà bỏ bê công việc, gia đình dẫn đến cái nhìn không tốt của xã hội đều là từ những nhóm kiểu đó. Những học viên mới tu thường là đối tượng dụ dỗ, nhồi sọ và đính hướng dễ dàng, nếu không tu vững, tu chắc thì học viên sẽ dễ bị họ dẫn dụ làm những việc theo sai bảo của họ. Tâm lý đám đông và lời nói bùi tai, khen là tinh tấn, khen là tu nhanh của những thành phần này là dễ khiến người nào không thanh tỉnh, không chú ý là dễ bị lôi kéo, dắt mũi.

bottom of page