top of page
  • Ảnh của tác giảEditorial Board

Suy nghĩ về việc giảng chân tướng cho người Trung Quốc tại Việt Nam

Đã cập nhật: 10 thg 7, 2019



Từ khóa: #"Pháp Luân Công", #"Pháp Luân Đại Pháp"

Mở đầu:

Giảng thanh chân tướng cho người Trung Quốc? Đây hẳn đang là một vấn đề khá nóng hổi đối với các học viên tại Việt Nam hiện nay. Thực tế đây vốn đã và đang là vấn đề chung cho học viên nhiều quốc gia mà có sự nhập cảnh của người Trung Quốc vào nước họ. Nhưng liệu có phải là tùy tiện thích làm gì thì làm hay phải căn cứ hoàn cảnh từng quốc gia? Nếu cứ cực đoan mà làm thì có gây ra hậu quả gì không? Nếu cần cân nhắc thì phải chú ý những điểm gì? v..v. Đó chính là những câu hỏi mà chính bất kỳ một học viên nào khi nghe qua về hoạt động trên đều có thể sẽ đặt ra.


Nội dung chính:


Vậy giảng chân tướng cho người Trung Quốc thì có khác gì với giảng chân tướng cho người bản địa? Theo hiểu biết của tôi thì nó có 03 điểm khác biệt chủ yếu sau:


- Sự khác biệt về ngôn ngữ - tức là không phải tất cả học viên tại các quốc gia ngoài Trung Quốc (trừ Đài Loan, Hong Kong và một số quốc gia Đông Nam Á mà có người Hoa định cư tại đó) biết nói tiếng Trung Quốc – học viên tại các nước sở tại không thể dùng ngôn ngữ của mình để giảng bởi thực tế không nhiều người Trung Quốc biết ngoại ngữ, hoặc nếu biết cũng chỉ bập bẹ - tất nhiên trừ trường hợp những người đó là thuộc giới thượng lưu thì đương nhiên họ phải biết tiếng Anh để giao thương với người nước ngoài.


- Sự khác biệt về thể chế chính trị - tức là không phải quốc gia nào cũng cho phép việc giảng thanh chân tướng cho người Trung Quốc diễn ra một cách thoải mái, họ có thể không cấm nhưng họ sẽ có biện pháp hạn chế hoặc can thiệp – đặc biệt là các quốc gia có mối quan hệ giao thương, phụ thuộc hoặc đơn giản là họ e ngại vấn đề đó sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động đối ngoại khác với ĐCSTQ.


- Sự khác biệt về văn hóa - tức là người Trung Quốc họ có tư duy, hành vi đối với một vấn đề thông thường là khác rất xa đối với các người dân tại các quốc gia khác, nếu bạn đã từng làm việc, nói chuyện với người Trung Quốc thì thường dễ nhận ra các điểm sau ví dụ như (1) Không tin tưởng người lạ, (2) Không dễ gần, (3) Họ làm việc gì họ thích thậm chí không buồn quan tâm đến luật pháp tại nước sở tại ra sao nên biểu hiện đôi lúc khá bất lịch sự, (4) Họ rất sợ bị báo cáo là có liên hệ với các tổ chức phản động khi đi du lịch tại nước ngoài vì khi đó lúc về nước họ có thể bị bắt hoặc mất việc – thực tế trong một nhóm du khách Trung Quốc luôn luôn có một người được gọi là “chim lợn” – người này có trách nhiệm theo dõi phản ứng, hành vi trong suốt quá trình đi du lịch của những thành viên tham gia trong đoàn cho cấp cao hơn khi về nước.


Như vậy, trước khi đi vào phân tích xem đối với người Trung Quốc đến du lịch tại Việt Nam thì một người bất kỳ cần phải nắm bắt được những sự khác biệt như đã kể ra bên trên. Hẳn chúng ta đều biết, Việt Nam có thể chế chính trị tương đồng với Trung Quốc, đều là các quốc gia đi theo đường lối của Chủ nghĩa Cộng sản; lại thêm việc 02 nước lại là làng giếng vì ngay sát nhau về vị trí địa lý nên việc Việt Nam chịu phụ thuộc vào Trung Quốc là điều dễ nhìn ra, thực tế là nước ta chịu phụ thuộc vào Trung Quốc từ rất lâu rồi. Nếu chúng ta học kinh tế và nắm bắt về lượng hàng xuất nhập khẩu thì đều biết nước ta nhập hàng từ Trung Quốc rất nhiều, về nội địa lại gia công, thay tem gắn mác thành hàng Việt Nam hoặc nước khác rồi lại bán ra thị trường (nhất là những ai buôn bán quần áo thì biết rõ điều này vì hàng quần áo nhập từ Trung Quốc rẻ hơn rất nhiều hàng quần áo sản xuất tại trong nước, họ mua về gắn mác hàng Việt Nam vào và bán ra với giá thị trường thì lãi rất lớn, nhất là với những mặt hàng càng hợp mốt thì bán càng đắt). Rồi về xuất khẩu thì Việt Nam cũng thường phải xuất hàng đi ra ngoài để thu ngoại tệ về, nhưng hỏi tỷ lệ nước nào mà Việt Nam xuất đi nhiều, thực tế cũng lại là Trung Quốc, sở dĩ trong số liệu kinh tế không nói rõ tỷ trọng là vì nhiều mặt hàng xuất ra Trung Quốc không phải qua đường chính ngạch mà lại qua đường tiểu ngạch nên không thể thống kê chính xác được về mặt con số kinh tế.

Do đó việc chính quyền Việt Nam phụ thuộc vào ĐCSTQ là chuyện dễ hiểu. Nếu bây giờ có thông tin rằng tại Việt Nam các học viên giảng chân tướng bằng tiếng Trung cho người dân du lịch Trung Quốc thì hỏi bên Trung Quốc có phản ứng hay không? Đương nhiên là có, họ thường sẽ được báo cáo bởi chính người trong các đoàn đi du lịch đó và kể cả hoạt động tình báo được chỉ định hoạt động tại Việt Nam, đến thông tin kinh tế, chính trị tại Việt Nam họ còn nắm rõ thì mấy việc trên làm sao họ không biết, nói không ngoa có lẽ đến ngay cả trong giới lãnh đạo tại Việt Nam thì cũng đã có "tình báo" Trung Quốc nằm vùng từ lâu rồi, tất nhiên là họ nói sõi cả 2 thứ tiếng. Như vậy, liệu chính quyền Việt Nam có để yên cho hoạt động giảng chân tướng đó diễn ra bình thường được không? Đương nhiên là không, vì sao? Vì sẽ bị phía bên Trung Quốc gây sức ép. Đó là chúng ta đã hiểu rõ về mối quan hệ giữa 02 nước, nó khác với mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc hay giữa Đài Loan và Trung Quốc – Đài Loan là được Mỹ bảo hộ và có thể nói là không có e ngại Trung Quốc, và Mỹ thì vốn là cường quốc kinh tế thì nó là mối quan hệ ngang hàng, hợp tác ngang hàng chứ không có phụ thuộc lẫn nhau theo kiểu "nếu không có ông thì tôi chết".


Do đó, việc học viên tại Việt Nam căng băng rôn khẩu hiệu như tại các điểm du lịch ở Đài Loan hay tại Mỹ, đi phát tờ rơi công khai ắt sẽ gặp phải sự can thiệp của chính quyền, đó là chuyện rất bình thường mà ai có chút kiến thức về kinh tế, xã hội là có thể nắm được. Câu hỏi đặt ra là ở Việt Nam liệu có thể giảng chân tướng cho người Trung Quốc sang du lịch được không? Thực tế là Có, nhưng phương pháp tiếp cận sẽ phải khác với các quốc gia khác, tức là nếu cứ cắm đầu làm như các quốc gia tự do hoặc các quốc gia mà không phụ thuộc kinh tế hay chính trị với Trung Quốc thì là “xôi hỏng bỏng không” – làm không những không có hiệu quả mà còn gây ra hiệu ứng ngược. Tại sao lại là phát sinh hiệu ứng ngược? Đơn giản thế này, khi chính quyền can thiệp vào hoạt động giảng chân tướng cho người Trung Quốc của học viên Việt Nam, thì đương nhiên sẽ phải đặt các học viên tại địa phương đó vào tầm ngắm. Ví dụ như nếu phát sinh một vụ trộm cắp tại địa phương A thì an ninh và chính quyền sẽ đẩy mạnh giám sát và kiềm tỏa các thành phần “bất hảo” tại đó để đảm bảo không phát sinh thêm – bởi nếu những sự tình đó lại tiếp diễn thì nó sẽ lan truyền trong dân chúng, người dân sẽ mất lòng tin vào chính quyền tại địa phương đó và nếu nó được đăng lên các phương tiện truyền thông, báo đài thì cán bộ tại địa phương đó sẽ bị cấp trên (cấp Trung Ương) khiển trách.


Việc tại các địa phương có các thông báo mật, thông báo nội bộ về việc kiểm soát học viên Pháp Luân Công là có thật, thậm chí với các địa phương mà có lượng khách du lịch Trung Quốc chiếm mật độ lớn như Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Ninh v..v mà để xảy ra hiện tượng học viên giảng chân tướng thì ắt sẽ bị phía bên chính quyền ĐCSTQ thông báo cho chính quyền tại Việt Nam, rồi sẽ lại có văn bản mật gửi về các tỉnh đó yêu cầu có hành động ngăn chặn, liệu họ lúc đó có không muốn làm có được không? Nếu không làm thì bị mất việc hoặc bị thuyên chuyển vì bị kỷ luật. Họ đương nhiên sẽ phải làm, và đơn giản nhất là họ sẽ phải có nhiều đợt sách nhiễu các học viên tại địa phương đó. Các nơi chịu thiệt hại đương nhiên sẽ là các điểm luyện công, học Pháp nhóm hay thậm chí ngay tại nhà các học viên. Nếu tình trạng nặng hơn nữa thì họ sẽ liên hệ với nơi sở làm yêu cầu gây sức ép với chính học viên đó. Do đó mới có tình trạng hiện nay là nhiều học viên tại các tỉnh khác như Vinh, Nghệ An được kêu gọi đến giảng thanh chân tướng cho người Trung Quốc tại Nha Trang, Đà Nẵng, là vì họ muốn tránh trường hợp bị chính quyền tại đó nắm được thông tin và gây ảnh hưởng đến công việc của họ.

Thế mà sau khi sự việc không hay đó xảy ra, một số thành phần không thanh tỉnh trong học viên còn cho là chính quyền tà ác nên mới can nhiễu chứ không hiểu ra là chính do hành động cực đoan đó sẽ khiến những người trong chính quyền bị mất đi cơ hội được cứu và làm ảnh hưởng đến hoàn cảnh sinh sống cũng như tu luyện của rất nhiều học viên tại địa phương mà họ đến để giảng chân tướng cho người Trung Quốc đó. Điều này làm cho nhiều nhóm tổ chức chống chính quyền nằm vùng trong các học viên càng dễ "tranh thủ" thời cơ nhồi nhét thêm các tư tưởng chống đối, thù hận chính quyền vào đầu não của học viên là phủ nhân an bài cựu thế lực thế lọ thế chai, lấy các bài chia sẻ thể ngộ cực đoan hoặc ở bên Trung Quốc về để truyền đi trong các nhóm học Pháp và càng dễ lôi kéo và kích động các học viên thiếu lý trí, ngây thơ đi ra làm các việc "hại mình hại người" như vậy. Những thành phần này thậm chí còn cố gắng bẻ cong hàm nghĩa của Pháp, làm cho học viên tưởng rằng ĐCSVN cũng như ĐCSTQ, bắt đầu khiến các học viên tăng trưởng tâm hận thù chính quyền, từ đó đạt được mục đích chính trị của họ.


Vậy chưa biết hiệu quả giảng chân tướng cho người Trung Quốc ra sao mà đã khiến cho chính quyền tại các tỉnh ở Việt Nam ráo riết phải có nhiều biện pháp ngăn chặn, họ buộc phải vận động nhiều cơ quan ban ngành tham gia, thì tất yếu đều sẽ phải phổ biến những thông tin tiêu cực về Pháp Luân Công trên các báo điện tử của tỉnh, thậm chí còn có văn bản mật cấm người làm tại cơ quan hoặc Đảng viên không tham gia Pháp Luân Công (đối với các cơ quan nhà nước) hoặc bị chính quyền cử người xuống các công ty gây sức ép (đối với các doanh nghiệp tư nhân), điều này là có thật. Như vậy thì những người vốn đang yên đang lành nghe được thông tin đó thì kết cục chờ đợi họ trong tương lai sẽ ra sao? Đương nhiên là sẽ bị đào thải vì có tư tưởng nghĩ xấu về Pháp Luân Công đúng không? Vậy học viên giải quyết những “hiệu ứng ngược” này ra sao? Các học viên tại các tỉnh khác mà đến giảng chân tướng cho người Trung Quốc có làm được không? Đương nhiên là không bởi họ có sống tại đó đâu? làm xong là họ rút về tỉnh của họ, hậu quả ra sao thì ... họ mặc kệ. Hỏi học viên tại địa phương đó có giải quyết được không? Đương nhiên là không, bởi hỏi những người trong các ban ngành đoàn thể kia họ nghe và tin theo ai? Tin theo an ninh, tin theo chỉ đạo của cấp trên hay tin vào mấy câu nói của học viên? Gây ấn tượng tốt thì khó đấy, nhưng mà gây ấn tượng xấu thì không dễ làm họ thay đổi cách nhìn nhận lại được. Rõ ràng chưa biết việc các học viên có giảng chân tướng cứu được người Trung Quốc hay không nhưng đã vô tình “giết người” trong nước rồi, không khéo còn đẩy chính quyền vào thế buộc phải ra biện pháp mạnh với học viên (có lẽ không đến mức được gọi là đàn áp nhưng ảnh hưởng ắt sẽ không nhẹ nhàng như những năm vừa qua đâu). Đó chính là hậu quả của việc làm mà không chịu suy nghĩ cho thấu đáo, không hiểu được các vấn đề kinh tế - xã hội sẽ ra sao, chỉ nghe theo đám đông và làm như robot, chỉ làm chứ hậu quả gây ra không có gánh nổi, đó là làm loạn, là vô trách nhiệm chứ đâu phải chứng thực Pháp? Hỏi họ chứng thực được cái gì tốt đẹp của Pháp hay không? Hay chỉ thấy nhiều hoạt động cực đoan, phát tờ rơi, dán khẩu hiệu bừa bãi vứt đầy đường tại các khu du lịch? Thậm chí khiến cho cán bộ dọn dẹp vệ sinh phải vất vả mới có thể dọn dẹp được tàn dư hoạt động giảng chân tướng của họ.


Để miêu tả thực tế giảng thanh chân tướng cho người Trung Quốc mà không lý trí có thể tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực. Tôi sẽ lấy một số ví dụ có thật, một số diễn ra tại chính nơi tôi sinh sống.


Ví dụ 01: Một học viên làm việc cho một công ty mà có vốn đầu tư từ đối tác Trung Quốc. Cứ mỗi dự án khi triển khai thì bên Trung Quốc cho nhân viên kỹ thuật sang Việt Nam lắp ráp theo thỏa thuận hợp đồng. Vị học viên này làm ở bộ phận hành chính và thường phải sắp xếp tiếp đón hoặc làm thủ tục để những nhân viên Trung Quốc kia về nước. Vị học viên này có điều kiện tiếp xúc với người Trung Quốc nhưng lại không biết tiếng Trung, nhưng do đặc thù công tác nên giữa vị này với các nhân viên Trung Quốc kia cũng dễ giao tiếp vì giữa hai bên là đã hợp tác làm ăn lâu năm rồi. Một lần vị học viên này chủ ý muốn giảng chân tướng, nhưng vì không biết tiếng nên đành phải lên mạng in nội dung tờ rơi giống với ở trang Minh Huệ tiếng Trung. Vì không biết được rằng nội dung những tờ rơi đó nhắm thẳng vào sự đồi bại của quan tham Trung Quốc hay các vấn đề mà họ cho là nhạy cảm như vụ Bạc Hy Lai, Vương Lập Quân.

Ở góc độ người Việt thì cho đó là thông tin bình thường nhưng ở góc độ người Trung Quốc làm công ăn lương thì đó như là bí mật quốc gia vậy, họ biết nhưng không dám nói về nó. Nó là sự khác biệt về văn hóa, về tư tưởng giữa người dân 02 nước mà đúng là không mấy người nhận ra được. Thế là trong một lần đưa một vị kỹ sư Trung Quốc từ bến xe nước ngầm về khu vực Trần Duy Hưng để vị kỹ sư đó ở khách sạn 01 đêm và hôm sau ra Hữu Nghị Quan. Vị học viên này sau khi đưa đi ăn và đưa tờ rơi đã in sẵn cho vị kỹ sư đó. Vị đó ban đầu nhận và cười cười, nhưng sáng hôm sau thì khi gặp mặt vị kỹ sư đó lại biểu hiện rất khác lạ. Vị học viên kia nhận ra và cố nói vài câu tiếng Trung như là "Fa lun Da Fa hao" thì vị kỹ sư này xua tay ra hiệu không muốn nghe. Sau khi vị kỹ sư kia ra về vài ngày thì có thông tin được báo về từ Trung Quốc là muốn tìm ra ai phát tờ rơi này nói xấu lãnh đạo nước họ. Thế là chủ công ty vì muốn giữ an toàn cho vị học viên đó nên mới bảo rằng nên nghỉ việc và tránh đi. Y như rằng ngay sau đó 1-2 hôm thì bên phía Trung Quốc gửi một đoàn xuống tận văn phòng công ty đòi tìm người.


Trong ví dụ này, đáng nhẽ nếu vị học viên kia không có đủ điều kiện và hoàn cảnh thì tốt nhất là không nên nóng vội, có thể đi học thêm tiếng Trung và cố gắng bắt chuyện với họ trước để nắm được thái độ của họ ra sao? Nếu họ hễ nghe đến Pháp Luân Công là xua tay thì những trường hợp đó khó nói được thêm, nếu ai muốn nghe thêm thì có thể trao đổi sâu hơn. Nhưng vì họ sợ bị tố giác với lãnh đạo nên thường là chỉ nên tiếp cận cá nhân đơn lẻ chứ không nên nói nơi đông người. Nếu hoàn cảnh chỉ có thể làm đến mức nào thì chỉ làm đến mức đó mà thôi. Làm quá trớn thì thường là sẽ gây hậu quả khó lường, nhẹ thì mất việc, nặng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì khi bị phía bên Trung Quốc phát giác thì đó không còn là vấn đề giữa cá nhân và cá nhân nữa. Nó là vấn đề giữa hai quốc gia rồi.


Ví dụ 02: Có một nhóm học viên tìm cách lập một điểm giảng chân tướng cho du khách Trung Quốc. Họ tìm một số điểm người Trung Quốc hay lai vãng hoặc ăn tối để phát tờ rơi, hay là chờ họ vào nhà hàng ăn rồi giả bộ là khách cùng đoàn vào phát. Một số sau đó bị du khách Trung Quốc phản ứng đến nỗi chủ cửa hàng ăn đó phải đuổi hết học viên ra ngoài. Một số thì gọi công an ra đến tận nơi mời về phường. Về sau họ vẫn cố duy trì thì chính quyền cho hẳn 10 ông dân quân phường ra quây lại mỗi khi thấy có học viên ra định phát tờ rơi. Và cũng từ thời điểm đó thì các điểm luyện công lân cận bị sách nhiễu liên tục vì chính quyền phát giác các học viên đi phát tờ rơi hay ra các điểm luyện công đó. Một số thì bị công an mời về phường ngay khi vừa ra khỏi điểm luyện công, một số thì bị chụp ảnh và quay video, một số thì vừa cầm tờ rơi ra hồng Pháp thì liền bị công an mặc thường phục ra bắt và sau đó một toán công an viên vào gô về phường.


Để nói rằng trong hoàn cảnh mà việc giảng chân tướng như ở Việt Nam còn rất khó khăn, thì tôi nghĩ học viên nên lựa tình hình nếu thấy làm được thì làm, không làm được thì thôi. Nếu cố làm không những gây ảnh hưởng cho chính người dân mà chịu tác động do khách Trung Quốc phản ánh, vừa khiến chính quyền phản cảm và có cớ gia tăng xách nhiễu. Cuối cùng người chịu thiệt hại toàn là học viên đã mất bao nhiêu thời gian phát triển điểm luyện công, chỉ vì vài vị mới vào tu chưa lâu do ham muốn truy cầu công quả, thích hiển thị bản sự, thích làm việc hơn người phá quấy mà gây ra bao khó nạn không đáng xảy ra. Đó là còn chưa kể bao nhiêu người thường vì hành vi không lý trí kia mà hiểu nhầm Đại Pháp thì sinh mệnh tương lai của họ sẽ ra sao? Ai chịu trách nhiệm?


Ví dụ 03: Có một số lời kêu gọi học viên đi ra giảng chân tướng tại Hạ Long, Quảng Ninh. Nhưng phần nhiều học viên đến đó có phải để giảng chân tướng? Họ chỉ đứng sau phát chính niệm là chủ yếu, rất ít người biết tiếng Trung mà đi ra giảng, hoặc là họ cầm banner chạy theo các xe du lịch. Họ không hiểu việc làm của họ gây xáo động hoàn cảnh tu luyện của rất nhiều học viên tại các địa phương một cách không cần thiết. Đã vậy lôi kéo học viên đến không khởi tác dụng gì, chỉ ngồi đó phát chính niệm? Thế thì thà bảo họ ở địa phương phát chính niệm hỗ trợ cho rồi, cần gì phải mất công đến Quảng Ninh làm gì? Ấy vậy, việc họ lôi kéo rất nhiều học viên đến Quảng Ninh đã gây ra vô số lợi bất cập hại, điển hình là tờ rơi bị vứt đầy đường do du khách cầm rồi lại vứt, kế đến là việc dán tờ rơi tiếng Trung tại các cột điện, bờ tường một cách bất lịch sự khiến chính quyền tại Quảng Ninh phải ra sức trấn áp và có thêm cớ để ra các văn bản mật ban hành trong các cơ quan chức năng hạn chế sự phát triển của Pháp Luân Công. Ấy chả phải hành vi giết người đúng không? Khiến rất nhiều cán bộ trong các cơ quan bị hiểu nhầm về Pháp Luân Công. Rồi cả các điểm luyện công tại đó có bị ảnh hưởng không? Cái đó là chắc chắn! Hỏi học viên đi giảng chân tướng cho người Trung Quốc có tí gì là hiệu quả hay chưa thì hậu quả đã quá nhãn tiền rồi mà họ không nhận ra? Các học viên tỉnh khác làm xong rồi thì rút êm xuôi, chuyện sau đó họ không quan tâm và bất quá ai hỏi thì họ đi khen học viên tại Quảng Ninh tinh tấn, phó xuất, v..v. Nhưng cấm có ai dám nhắc đến những hậu quả khôn lường mà họ đã gây ra. Hỏi họ có biết hay không? Có biết! Nhưng họ không dám nghĩ tới nó vì họ sợ họ đi sai đường, họ sợ họ làm sai nên thường là khi ai đó chất vấn đến hậu quả thì họ lơ đi hoặc nói một cách vô trách nhiệm rằng "Tôi là làm việc vì Đại Pháp, còn chuyện khác làm sao tôi quản được, ai làm thì người đó chịu". Học viên tu luyện kiểu này thì xin nói thẳng là thà ngồi yên một chỗ nó còn hiệu quả hơn là đi lung tung phá quấy. Cứ đi rồi về hô khẩu hiệu, trách nhiệm thì chả ai dám đứng ra vãn hồi, toàn nói cái tốt cái đẹp chứ chả mấy ai dám nhìn thẳng vào sự thật mười mươi là họ đã khởi tác dụng giết người ở phạm vi rất lớn.


Vậy thì giảng chân tướng cho người Trung Quốc hiện nay tại Việt Nam nên làm sao thì hợp lý? Nói đơn giản thế này, người Trung Quốc vốn đã biết Pháp Luân Công là gì, thậm chí một số không nhỏ trong họ biết là tốt nhưng vì bị chính quyền đàn áp và ép nói xấu về Pháp Luân Công nếu không họ sẽ bị mất việc làm hoặc không được thi đại học v..v. Họ đi du lịch họ có muốn biết sự thật hay không? Đương nhiên là có, vì ở trong nước thông tin họ bị kiềm tỏa. Nhưng khi đi theo đoàn thì họ đều biết sẽ có nhiều thành phần theo dõi hành vi của họ, nếu họ cầm một tờ rơi giảng chân tướng thì sẽ bị những thành phần này nhắc ngay tại đó, nếu họ cầm về thì sẽ bị báo cáo với lãnh đạo và có thể mất việc làm nên họ đương nhiên rất e ngại. Điểm này thì có lẽ học viên Việt Nam lại không nắm rõ được, không hiểu rõ nguyên cớ sâu xa này. Nhất là họ ngay cả trước khi sang Việt Nam đã được phổ biến không tiếp cận hay nhận tờ rơi về Pháp Luân Công rồi, nên đương nhiên họ không dám cầm tờ rơi mà học viên đưa đó đem về nước đâu, cầm là bị báo cáo với lãnh đạo ngay. Vì học viên làm quá nhiều nên hiện nay ngay cả hướng dẫn viên du lịch tại Việt Nam cũng còn phải cố tình căn dặn hoặc đưa người Trung Quốc tránh xa các học viên, chẳng phải cách làm quá khích của học viên khiến không chỉ người Trung Quốc khó tiếp cận mà ngay cả người Việt Nam cũng còn khó chịu đúng không? Nhiều vị biết rõ là đưa tờ rơi thì người ta không nhận thì lại quay sang trưng banner, cứ đứng ở chỗ tụ tập đông người Trung Quốc hoặc đứng ở bãi xe, quán ăn căng biển có ghi thông tin giảng chân tướng ra. Hỏi làm thế có tác dụng gì không?


Một băng rôn giảng chân tướng bằng tiếng Trung được đặt tại Đền Tháp Bà ở Nha Trang, vốn đã được ban quản lý di tích yêu cầu rõ trong nội quy là không treo biển thông tin tiếng Trung và tiếng Nga (chắc chắn họ đã bị báo cáo lại sự việc nào đó nên mới ra thông báo công khai như vậy), cũng bởi tại đây du khách tại 2 nước trên chiếm tỷ trọng khá lớn, đa phần trong số đó lại là Trung Quốc. Tức là đã cấm mà vẫn treo, nó chả phải vi phạm pháp luật là gì?


Học viên đi phát tờ rơi tiếng Trung nhưng phần lớn là bị vứt ra đường hoặc vào thùng rác


Nói thế này cho dễ hiểu, theo báo cáo của Minh Huệ Net (www.minghui.org) thì trước 20/7/1999 ở Trung Quốc có khoảng 100 triệu học viên Pháp Luân Đại Pháp, nếu chỉ cần nói vài câu hay trưng vài cái banner là có thể khiến họ đắc cứu, thì mỗi học viên chỉ cần trưng ra cho người thân, họ hàng, đồng nghiệp của họ, độ chừng 10 người thôi thì chắc chỉ vài tuần là khoảng [ 100 (triệu người) ˟ 10 (người) = 1 tỷ người ] sẽ được cứu. Nếu như thế thì với gần 20 năm bị bức hại đáng lý số người được cứu phải đến hết cả quốc gia tại Trung Quốc từ lâu lắm rồi đúng không? Vậy tại sao con số được cứu mới chỉ có khoảng trên dưới 300 triệu người? 20 năm, 100 triệu học viên mà mới cứu được có 300 triệu người, nó có phải một tỷ lệ quá ít hay không? Học viên tại Trung Quốc hỏi họ có trưng banner, dán tờ rơi lên tường hay đi phát tờ rơi hay không? Họ làm còn nhiều hơn và phải hơn 15 năm nay rồi, ấy thế mà số người được cứu mới có 300 triệu người, vậy hỏi học viên Việt Nam làm như hiện nay thì cứu được bao nhiêu người? Trong 300 triệu người được cứu đó thì đã phải có sự giúp sức của cả các quốc gia ngoài Trung Quốc như ở Mỹ, Đài Loan, các quốc gia Châu Âu và thêm nhiều biện pháp khác rồi mới đạt được. Vậy hỏi học viên tại Việt Nam trưng vài cái banner lên hỏi có cứu được họ hay không? Đơn giản là hiệu quả chắc hầu như không có và họ chỉ làm bằng “niềm tin” là chính, họ nghĩ theo kiểu “ít ra cũng khiến người Trung Quốc sang Việt Nam tiếp cận được chân tướng”, hỏi người Trung Quốc đọc lướt vài thông tin trong cái banner được học viên trưng ra thì họ hiểu được chân tướng hay không? Học viên tại Trung Quốc nói, gọi điện thoại, dán tờ rơi v..v, nói đến giã cả họng, làm đến oải người mà còn không được bao nhiêu, tức là khiến cho người Trung Quốc với cái tư tưởng bị nhồi sọ, đầu độc và áp lực bị mất việc đó nhìn ra vấn đề là không phải chuyện đơn giản, có người hiểu ra Pháp Luân Công là tốt rồi nhưng họ không dám công khai nói vì sợ mất việc, sợ bị kỷ luật.

Thực tế, theo thể ngộ của tôi, thì sở dĩ nguyên nhân khiến cho tại Trung Quốc số người được cứu quá ít như vậy mặc dù thời gian đã được Sư Phụ kéo dài hết năm này qua năm khác là vì tỷ lệ rất lớn số lượng học viên tại Trung Quốc không thực tu! Trước đây tôi có nhớ Sư Phụ từng giảng về hiện tượng tu theo Phụ Đạo Viên đó của học viên bên Trung Quốc (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004 - từ khóa "phụ đạo viên"). Tôi thể ngộ nông cạn ra rằng nếu vị Phụ Đạo Viên đó tu tốt thì họ tu tốt, vị Phụ Đạo Viên đó tu không tốt thì họ cũng vậy. Họ là lúc tu lúc không, số lượng là 100 triệu nhưng lượng thực tu tôi nghĩ chắc vỏn vẹn vài triệu, còn lại là thi thoảng tu hoặc giả tu là nhiều.

Thành ra khi cuộc bức hại xảy đến, họ còn chưa kịp hiểu tu luyện là gì thì đã phải xông pha ra cứu người và tất yếu là bị cho vào trại giam, bị bắt bớ vì nhiều cái lậu vốn do sự tu luyện hời hợt không nghiêm túc của họ trước đó (rất nhiều người vào tu vì mang ơn với Sư Phụ, vì tìm kiếm tri thức, vì sức khỏe, v..v nhưng họ che giấu rất kỹ - đến khi khảo nghiệm tín tâm của họ thì Cựu Thế lực căn cứ vào chấp trước của họ mà tạo ra lừa dối, vu khống nhắm vào Đại Pháp và Sư Phụ để xem họ phản ứng ra sao? Chấp vào sức khỏe thì chúng tạo ra lừa dối rằng học viên tử vong do không uống thuốc - Chấp vào uy tín của Sư Phụ thì chúng bịa đặt Sư Phụ trục lợi kiếm lời từ học viên v..v). Thực tế Sư Phụ giai đoạn trước đó (theo thể ngộ của tôi là Sư Phụ vốn biết trước cuộc bức hại sớm muộn sẽ diễn ra) nên cũng đã nhắc đi nhắc lại phải học Pháp cho tốt, họ chắc hiểu rằng là đọc càng nhiều thì càng tốt chứ không hiểu là phải thực tu trong thực tiễn mà bỏ cái tâm chấp trước đi. Nếu tâm chấp trước của họ ít, thì họ mới có tín tâm vững chắc vào Pháp - cái tín tâm mà học viên nói đó là nó từ tu mà có, tín tâm muốn kiên định thì tôi thể ngộ rằng phải tu luyện tốt chứ không phải nói mồm là có đâu! Lúc đó việc họ làm mới có ít lậu và Cựu thế lực cũng không dám bức hại hoặc nếu có cũng không dám làm thái quá như nhiều báo cáo đã được nêu ra trên Minh Huệ. Nó giống như khi đi học thì học không thực chất, học hời hợt, không chăm chỉ thì đến lúc vào làm bài thi thì trượt rất nhiều. Mà vốn người thầy đã nhắc đi nhắc lại là phải học cho cẩn thận, học cho nghiêm túc nhưng chả mấy vị học sinh nào nghe và làm theo.


Tôi nhớ Sư Phụ từng giảng về vấn đề (tôi nhớ đại ý, không phải nguyên văn) rằng học viên muốn cứu ai thì phải tự mình là người tu luyện, lời học viên giảng ra mới có năng lượng có thể tiêu trừ thiên kiến và chấp trước của họ v..v (học viên xem nguyên văn lại lời giảng của Sư Phụ trong bài - Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016). Tôi thể ngộ được rằng nếu họ muốn cứu người nước họ (Trung Quốc) thì tầng tu của họ phải cao, lúc đó năng lượng từ lời họ nói ra mới có đủ sự lớn mạnh để khởi tác dụng giải thể thiên kiến sai lầm của người ta do bị bịa đặt lừa dối thao túng, thì lúc đó họ mới có thể không bị tư tưởng bất hảo can nhiễu mà liễu giải chân tướng.

Tôi nhớ rằng Sư Phụ cũng đã nói rõ (đại ý, không phải nguyên văn) việc cứu người thì học viên phải tự mình là người tu luyện mới làm nổi (học viên xem nguyên văn lại lời giảng của Sư Phụ trong bài - Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016). Theo thể ngộ của tôi thì vì chỉ Đệ tử Đại Pháp tu tốt, có năng lượng lớn mạnh thì mới cứu người được. Nếu tu còn không tốt thì có cứu được không? Nói thẳng là tự cứu bản thân còn không xong huống là cứu người khác. Họ - học viên tại Trung Quốc có cơ hội tu trước chúng ta những hơn 7 năm (từ 13/05/1992 đến trước 20/7/1999), họ được phúc phận tu trong thời kỳ Sư Phụ trực tiếp truyền Pháp, lúc đó họ chỉ có tu thôi, không bị sức ép gì về hồng Pháp hay là cứu người. Rất nhiều người tu ý thức được cơ hội vạn cổ khó có đó và tôi nhớ trong các bài giảng của Sư Phụ có đề cập đến một bộ phận học viên thậm chí đã tu ở mức rất cao trước khi cuộc bức hại diễn ra, nhưng đối với bộ phận tu tiệm ngộ trong trạng thái rất cao đó thì không ai dám bức hại họ và họ cũng không được tham dự, không được can thiệp vào cuộc bức hại. Tôi thể ngộ rằng vì lúc đó chẳng phải là Thần đang làm Chính Pháp là gì? Có làm cũng không được tính! (Học viên có thể xem nguyên văn lời Sư Phụ giảng về bộ phận tu tiệm ngộ trong trạng thái rất cao trong bài Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006] - từ khóa "trước khi cuộc bức hại bắt đầu" ). Số còn lại không biết trân quý cơ hội đó mà tu, thành ra trong 100 triệu người tu đó hỏi có bao nhiêu là thực tu? Rất ít! Họ được tạo cơ hội tốt đến vậy mà còn không tận dụng được thì hỏi học viên tại Việt Nam sẽ ra sao?


Theo thể ngộ của tôi thì đó là lý do vì sao cuộc bức hại kéo dài gần 20 năm mà số người được cứu mới có khoảng 300 triệu, còn chưa bằng một nửa dân số Trung Quốc là khoảng 700 triệu người. Tôi nghĩ rằng nếu không thực tu thì khả năng cứu người sẽ thấp, họ lại đối diện với bắt bớ, giam cầm nữa thì hỏi khởi tác dụng có tốt được không? Đó là thực trạng ở Trung Quốc, ở Việt Nam chắc còn tồi tệ hơn! Thế nên mới nói không phải cứ giơ vài cái banner hoặc phát vài cái tờ rơi là cứu được người đâu, nó làm sao đơn giản như vậy?! Nói ra chỉ là chuyện cười thôi. Giống như một số nhà phê bình tôn giáo ở nước ngoài có nói mỉa mai rằng sở dĩ một số nhóm tín ngưỡng không thể tạo ra cách mạng là vì ... không phát đủ số tờ rơi. Tức là họ phát quá nhiều, nhưng vì không thực tu nên phát có nhiều nữa cũng vậy thôi, hiệu quả rất ít. Người thường thì họ nghĩ do phát chưa đủ, chưa nhiều nên chưa khởi tác dụng! Nó có bi hài hay không?


Như vậy, ở Việt Nam, tôi nghĩ tốt nhất nếu các học viên biết tiếng Trung, có điều kiện làm việc với người Trung Quốc, ít nhất có giao thiệp làm ăn hoặc bạn bè thì có thể qua các buổi nói chuyện hoặc lý trí lựa chọn thời điểm hợp lý nào đó rồi thử đề cập về vấn đề Pháp Luân Công, cũng phải chú ý an toàn cho họ bởi họ rất sợ bị tố giác với cấp trên khi về nước, nếu bản thân chưa có kinh nghiệm nói chuyện với số đông người Trung Quốc thì tốt nhất là nói chuyện giữa cá nhân và cá nhân (1 vs 1) là hợp lý, thực tế tôi nghĩ cũng rất khó nói giữa nhiều người vì rất có thể có “chim lợn” trong số họ. Nếu có điều kiện thì có thể giúp họ tìm cách thoái ở Việt Nam nhưng chỉ khi họ hiểu rõ vấn đề, tức là phải có thời gian trao đổi, nói chuyện nghiêm túc, hai bên phải tin tưởng nhau và bản thân học viên cũng phải thực tu cho tốt thì mới có thể đạt được mục đích đó. Nếu là người lạ thì đảm bảo người Trung Quốc sẽ rất dè chừng và không dám tiếp cận vì họ rất e ngại hành vi của họ bị phát giác.

Do đó, tôi nghĩ cần phải là học viên có điều kiện hoàn cảnh phù hợp mới có thể làm, điều đó không phải tất cả học viên tại Việt Nam có thể làm được, ai có điều kiện thì có thể làm và đặc biệt phải biết tiếng Trung và có hoàn cảnh giao tiếp với họ như các mối quan hệ bạn bè hay làm ăn kinh tế, hiểu được tập quán của họ v..v, nếu không có thì tôi nghĩ không nên làm cố, vì cố quá không khéo sẽ lại gây ra “hiệu ứng ngược” như ở trên, không những không tạo ra hiệu quả gì với người Trung Quốc mà còn khiến chúng sinh tại Việt Nam bị mất đi cơ hội được cứu, học viên lúc đó không phải là đi cứu người nữa mà là đi giết người thì đúng hơn, chỉ là họ không nhìn ra được hậu quả, nếu họ biết họ đã không cố làm.

Người dân tại Trung Quốc muốn được cứu ngoài việc hiểu chân tướng ra thì cần phải thoái Đảng - Thoái Đảng và minh bạch chân tướng là điều kiện cần và đủ, thiếu một trong hai điểm trên điều không đạt yêu cầu (vì giả nếu họ miệng nói thoái nhưng trong thực tâm không nghĩ tốt về Pháp Luân Công, không liễu giải được sự tàn ác của cuộc bức hại thì cũng vẫn là không được tính, họ có thể nói "Tôi phản đối ĐCSTQ nhưng tôi cũng không đồng tình với Pháp Luân Công". Còn nếu nghĩ tốt cho Pháp Luân Công mà không thoái thì cũng không được vì họ đã tuyên thệ hiến dâng sinh mạng họ cho ĐCSTQ rồi, muốn cải chính thì phải tam thoái công khai, tôi cho rằng phải xuất ra hành vi thì mới được Thần và Sư Phụ công nhận).

Thậm chí tôi có được biết nhiều trường hợp học viên Trung Quốc trong các bài chia sẻ kinh nghiệm phát hiện ra rằng cần phải thuyết phục người dân Trung Quốc thoái Đảng trước rồi sau đó mới giảng chân tướng thì họ mới nghe chân tướng vì trước đó sinh mệnh tà linh kia nó thao túng không cho người ta nghe chân tướng. Do đó khi họ hễ làm tam thoái thì sinh mệnh tà linh kia không thể nào dám khống chế không cho người ta nghe như trước nữa, đã do chư Thần khởi tác dụng chính diện quản. Lúc này mà giảng chân tướng thì thông thường là họ bắt đầu mới dễ dàng hơn trong việc nghe học viên nói, mới bắt đầu nhận thức lại mới về Pháp Luân Công và chân tướng cuộc bức hại. Sư Phụ đã từng giảng chi tiết về vấn đề này (search từ khóa "ba, năm phút" trong Giảng Pháp tại Pháp hội Minh Huệ Net mười năm).

Nhưng cái đó chỉ qua vài cái banner hay nói qua loa vài câu tiếng Trung có làm được không? Theo tôi thấy là gần như không có tác dụng, trừ phi chính người dân đó đã minh bạch chân tướng và thoái Đảng từ bên Trung Quốc trước rồi thì họ sẽ tự nhiên để ý hoặc biểu thị thái độ tích cực, còn nếu không thì rất khó! Vì cái đó phải nói chuyện trực tiếp bằng tiếng Trung, có nền tảng tu luyện tốt, phải vận dụng trí huệ mà nói, mà thuyết phục họ làm tam thoái, nhưng cũng phải đảm bảo an toàn cho họ (tất nhiên có người không sợ và dám dùng tên thật để thoái thì không nói, ở đây là nói phần đông người dân Trung Quốc họ thường chú ý vấn đề an toàn khi thoái đảng nên cần dùng bí danh). Ở Việt Nam sở dĩ khó làm một phần vì không có mấy học viên có điều kiện nói chuyện trực tiếp với họ bằng Tiếng Trung (vì lúc đầu phải biết tiếng Trung để chào hỏi, làm quen, giới thiệu một lúc chứ đùng đùng xông vô nói thì hỏi có ai dám nghe hay không? Vì nếu không làm được điều này họ sẽ tưởng học viên là người có dụng ý xấu nên cứ tiếp cận họ như vậy), một phần vì vấn đề tu luyện của các học viên nói chung còn gặp nhiều vấn đề, một phần nữa cũng vì họ không giải quyết được vấn đề gỡ được cái áp lực về vấn đề công ăn việc làm, vấn đề sinh tồn và an toàn cho người Trung Quốc, những cái nút thắt đó không gỡ thì tôi nghĩ có nói giời họ cũng không quan tâm đâu. Tại Trung Quốc tất cả đều bị giám sát, từ máy tính, mạng internet đến điện thoại bàn, di động còn bị ghi âm, theo dõi, mạng xã hội cũng bị kiểm soát v..v thì hỏi họ có dám tiếp cận hay không?

Do đó, cái tâm của học viên muốn giảng chân tướng cho người Trung Quốc thì không phải là sai nhưng nếu không chú ý, không lý trí thì cái được chả bõ cho cái mất, không những không tạo ra hiệu quả trong cứu người là mấy trong thực tế mà còn làm tanh bành môi trường tu luyện chung, thậm chí còn khiến chính quyền Việt Nam vì sức ép của phía ĐCSTQ mà tăng cường sách nhiễu học viên. Theo tôi biết số người tham gia giảng chân tướng trực tiếp bằng Tiếng Trung tại các điểm lớn ở Việt Nam như Quảng Ninh, Nha Trang, Đà Nẵng v..v thì rất ít. Phần nhiều là học viên phát chính niệm, phát tờ rơi hoặc đứng trưng banner như tượng. Do đó xét về hiệu quả mà nói là vừa tốn nhân lực, vừa làm xáo động hoàn cảnh tại các tỉnh đó, vừa không đạt hiệu quả là mấy.

Thực tế là rất nhiều nơi học viên tại địa phương đó đã mất rất nhiều công sức qua bao năm âm thầm gây dựng cái nhìn tốt của xã hội thông qua chứng thực Pháp một cách lý trí của các học viên tại đó cũng như qua các điểm luyện công thì chỉ cần vài lần đi giảng chân tướng cho người Trung Quốc không lý trí của một số học viên không thanh tỉnh và cả ở các địa phương khác đã làm công sức của họ bị gần như phá sạch, người dân bị chính quyền sở tại tuyên truyền tiêu cực về Pháp Luân Công khiến họ trở nên e dè hơn với học viên tại địa phương đó, thêm nữa các hoạt động chứng thực Pháp của học viên chịu nhiều can nhiễu không đáng có. Những hậu quả vốn đã được dẫn chứng điển hình nhất qua ví dụ của Phạm Xuân Giao - vốn đi phát tờ rơi với nội dung Cửu Bình ở các tỉnh khiến môi trường tu luyện tại các địa phương mà y đi qua gặp tổn thất rất lớn - điều này đã được cảnh báo qua Thông cáo của Minh Huệ Tổng bộ (Link gốc), có lẽ các học viên hiện nay nhiều người chưa rút ra cho mình được bài học để thanh tỉnh ra.


Nhiều học viên không biết tiếng Trung thì giờ lại quay sang tìm cách phát Cửu Bình, nếu căn cứ vào đặc điểm đã được phân tích ở trên thì có lẽ họ có gặp bất kỳ đoàn du lịch nào cũng phát chắc không nổi một cuốn. Tôi được biết có nhiều học viên đến Lạng Sơn phát Cửu Bình nhưng khả dĩ lắm có một vài vị ngó qua một chút nhưng khi cả đoàn lên xe là vị khách người Trung Quốc đó bỏ đi luôn, vì sao? Họ có quan tâm nhưng họ sợ bị tố giác khi về nước. Họ e ngại vấn đề an toàn nên đương nhiên là họ không dám nhận. Đến cái đặc điểm cơ bản này mà học viên Việt Nam không nắm được thì có làm nhiều nữa cũng không có tác dụng gì mấy. Không khéo chưa khởi tác dụng đã bị chính quyền địa phương cho “lên bờ xuống ruộng” chứ chả chơi.


Như vậy, theo tôi việc giảng thanh chân tướng cho người Trung Quốc là một vấn đề không đơn giản, nếu không cẩn trọng và không có phương pháp tiếp cận đúng đắn phù hợp với hoàn cảnh tại Việt Nam (một quốc gia đặc thù không giống quốc gia nào) thì không khéo học viên đi làm sẽ vô tình phạm phải tội giết người, tại sao? Vì họ khiến chính quyền và người dân tại Việt Nam sẽ có phản ứng tiêu cực với Pháp Luân Công đúng không? Lý do vì sao thì đã được phân tích ở bên trên, học viên làm thì nhiều nhưng hậu quả gây ra lại chẳng mấy khi vãn hồi được, thành ra đang vô tình tạo nghiệp chướng mà không tự biết, chỉ với cái tâm nhiệt huyết muốn giảng chân tướng cho người Trung Quốc mà không đi kèm với cái bộ não lý trí và hiểu biết rõ về các vấn đề kinh tế - xã hội thì thực chất rất nhiều khi lại khởi tác dụng phá hoại chứ không hẳn là chứng thực Pháp. Cái phương trình “Thiếu hiểu biết + Nhiệt tình = Phá hoại” thực tế nó khá đúng trong trường hợp này.


Thực tế trong hoàn cảnh hiện nay, học viên vốn dĩ chưa nhận thức ra được nhiều về tình hình môi trường tu luyện tại Việt Nam. Vừa mới gia nhập đã được nhiều nhóm, thành phần dụ dỗ lôi kéo đi giảng chân tướng hay tham gia hạng mục nào đó, thậm chí giai đoạn đó hỏi họ tu luyện là gì họ cũng chưa nắm được, thế mới có chuyện càng tu thì họ càng có vấn đề, hoàn cảnh xung quanh phản ánh ra rất tiêu cực mà họ không hiểu là vì sao? Vì họ chưa hiểu tu luyện là gì mà đã vội vã đi ra làm, lại thêm nhiều thành phần lừa đảo, dụ dỗ học viên đi làm các việc kích động để phục vụ cho mục đích chính trị của họ, nhiều học viên tuổi đời còn trẻ, chưa hiểu biết, nghe vài lời ngon ngọt hoặc khen là tinh tấn, tu nhanh, tu cao hoặc dụ là đó là cơ hội đi tích uy đức thế lọ thế chai là làm theo liền. Điều đó rất nguy hiểm. Tu luyện vốn dĩ nó không đơn giản như vậy. Do đó tôi nghĩ tốt nhất học viên tại Việt Nam ở đâu thì ở yên tại đó mà tu, đừng nên chạy lung tung các nơi, tu tốt và làm tốt đối với những người xung quanh thôi đã là tốt lắm rồi, tôi nghĩ rằng dẫu chỉ thế thôi tuy nói thì dễ nhưng làm thì không dễ đâu, bởi họ chưa thực sự trải qua và thấu việc tu luyện là gì, họ chỉ nhại lại theo người ta như cái máy và học Pháp như học vẹt, họ dễ nhận thấy tu luyện chỉ đơn giản là đọc ê a vài cuốn sách và tập vài bài công Pháp, thực ra nó không phải như vậy đâu, nhưng ngay cả vấn đề đó họ cũng chưa làm tốt nổi thì đã vội đi làm lung tung các việc mà khiến tình hình thêm tệ hơn.

Cái bẫy trong nhận thức tư tưởng của học viên Việt Nam dễ mắc phải khi đụng phải vấn đề giảng chân tướng cho người Trung Quốc cụ thể như sau:


- Cho rằng người Trung Quốc được an bài ra khỏi nước họ để đi nghe chân tướng? Đúng, nhưng an bài ra khỏi nước chỉ là để thay đổi hoàn cảnh, họ là được ra nhiều nước như Mỹ, Châu Âu, Đài Loan, Malaysia v..v và Việt Nam chỉ là một nước trong số đó. Học viên cần căn cứ theo hoàn cảnh mà làm, nếu không giữ vững bản thân rất dễ bị cái chấp trước kia thúc ép phải bước ra làm cái gì đó thì không khéo gây họa như chơi - Nói trắng ra, cái tâm nhất mực muốn làm cái gì đó mà không căn cứ vào hoàn cảnh, không lý trí thì không phải là Ma tâm đang khởi tác dụng là gì? Chả phải lúc đó cần thanh tỉnh mà ức chế cái tâm chấp trước đó đúng không? Nếu ở quốc gia tự do như Mỹ thì còn đỡ, nhưng ở Việt Nam thì chuyện lại không như vậy.


- Cho rằng cứu người Trung Quốc là được uy đức lớn? Nhầm lẫn lớn rồi. Tuy rằng đúng là rất nhiều sinh mệnh cao cấp được an bài chuyển sinh vào đó nhưng uy đức theo những gì tôi học trong Pháp là từ tu luyện thực chất, buông bỏ nhân tâm trong quá trình cứu người mà tạo dựng chứ không phải do cứ đi cứu người ta là có - Học viên có thể xem lại lời giảng của Sư Phụ về việc gây dựng uy đức trong bài Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương [2004]). Tôi thể ngộ được rằng học viên tu tốt thì mới có uy đức lớn để khởi tác dụng cứu được người xung quanh và có thể trong số đó có người Trung Quốc, uy đức là từ sự tự tu luyện tốt tâm tính bản thân chứ không phải là khoán số lượng người được cứu. Có thể hiểu rõ học viên tu tốt thì sẽ có uy đức lớn, qua đó số người có thể cứu được cũng sẽ lớn nhưng không phải cứ nhắm vào cứu người Trung Quốc mà không tu luyện tốt thì sẽ có uy đức lớn, thậm chí không có uy đức đủ lớn sẽ khó có thể khởi tác dụng cứu người nói chung chứ không riêng gì người Trung Quốc. Đó chỉ là do cái tâm không thanh tỉnh, nghe theo người khác cũng là không biết tu mà làm theo thôi. Cứu được người thì ắt phải có năng lượng mạnh để giải thể tư tưởng hậu thiên của họ thì lúc đó mình nói họ mới nghe đúng không? Cái đó chẳng phải từ tu mà tạo được đúng không? Tôi thể ngộ rằng cần phải tu rất tốt cộng thêm có đủ điều kiện như thành thạo tiếng Trung, có hoàn cảnh giao tiếp v..v thì mới khởi tác dụng. Tầng của sinh mệnh được an bài chuyển sinh tại Trung Quốc là lớn nên phải tu rất tốt thì mới đủ năng lượng để cứu được họ, mà tu tốt thì mới tạo dựng được uy đức - nó là từ tu mà có chứ không phải từ cứu người mà có. Sư Phụ đã từng giảng rõ về vấn đề này, học viên có thể xem lại trong bài Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016, search từ khóa "không tiêu nghiệp được".


Rất nhiều người có lẽ không hiểu được cái đạo lý căn bản đó, không hiểu tu căn bản là gì mà chỉ biết ngồi lê đôi mách, nghe một số vị giả tu "chém gió thành thần", tưởng rằng cứ bước ra phát vài cái tờ rơi là có uy Đức mà không cần tu luyện, giơ vài tấm banner, phó xuất một chút, chịu khó chịu khổ, dầm mưa giãi nắng một chút là có uy Đức, là thành thần?

Không qua tu luyện chân chính mà tạo dựng, lại hữu vi làm công tác mà vọng tưởng tích uy Đức thì thực tế đó chỉ là chuyện cười mà thôi. Ấy vậy mà có lẽ nhiều học viên hiện giờ lại còn có cái tâm tranh giành người khi hồng Pháp, tranh giành cơ hội giảng chân tướng vì nghĩ rằng làm thế sẽ có uy Đức lớn, còn tổng kết số lượng hôm nay được bao nhiêu người, phát sách cho bao nhiêu người v..v. Nó chả phải chuyện cười là gì? Họ vốn đã tu sai lệch từ đầu, không hiểu rằng uy Đức là do tu tâm tính tốt mà gây dựng nên chứ không phải qua công tác. Chính vì họ không hiểu tu luyện cơ bản là gì, họ lại dùng tâm người thường để đo lường, tự huyễn hoặc là làm công tác sẽ có uy Đức, đó chẳng phải tu lầm đường lạc lối là gì? Nó có nguy hiểm không?


- Cho rằng cứu người Trung Quốc là trách nhiệm của học viên Việt Nam? Tôi nhớ Sư Phụ đã nói rõ (đại ý, không nguyên văn) trong kinh văn là với học viên tại một quốc gia đặc thù như Việt Nam thì làm tốt những điều xung quanh mình đã là khả dĩ (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010 - seach từ khóa "Việt Nam"). Tôi có thể ngộ nông cạn rằng đó là trách nhiệm nhưng nếu có điều kiện thì làm (theo thể ngộ nông can của tôi thì tôi hiểu là có điều kiện giao tiếp, biết tiếng Trung, hiểu văn hóa người Trung Quốc và biết cách giảng chân tướng sao cho không khởi tác dụng phụ diện - nhiều trường hợp làm không cẩn thận có khi bị mất việc như chơi chứ đừng đùa). Nếu không có điều kiện thì không cần cố. Vì rất nhiều học viên tại các nước khác cũng đang làm. Tôi thể ngộ rằng cái tâm kia cần cân bằng lại, không có đủ điều kiện thì lại tiếp tục tu bản thân và làm tốt việc xung quanh thôi, người Việt Nam cũng cần phải cứu đúng không? vì nếu không có điều kiện mà cố làm thì không khéo hỏng việc mà còn dễ gây ra hậu quả xấu, vậy có gì mà phải suy nghĩ nhiều và tự khiến bản thân căng thẳng như vậy? Sư Phụ đã giảng rất rõ ràng rồi thì tôi nghĩ cần quân bình cái tâm kia lại. Tôi nghĩ có thể là có một số loại học viên lâu ngày có cái tâm hận thù, thích chống đối chính quyền mà không bỏ, suy nghĩ cực đoan lại cố gắng bẻ cong Pháp, cố tình lờ đi ý chính mà lại đi vào bám lấy chữ nghĩa để dẫn dụ học viên đi sai lệch như là đi phát Cửu Bình cho người Trung Quốc (nói thật là phát tờ rơi bình thường thôi còn bị du khách Trung Quốc vứt đầy ra thì phát Cửu Bình cũng vậy thôi).


Một số thành phần giả tu hoặc cực đoan cố tình đi phát Cửu Bình giống hình thức của Phạm Xuân Giao trước đây, chẳng phải đang cố gắng dẫn dụ học viên chống đối chính quyền đó sao?


Gần đây tôi có biết còn có thông tin các thành phần cực đoan kia kêu gọi thu tiền gây quỹ trong học viên để in ấn tài liệu giảng chân tướng cho người Trung Quốc, điều này hoàn toàn trái với nguyên tắc của Đại Pháp, thực tế đã được Minhhue Tiếng Trung đăng bài cảnh báo chính thức.


Học viên mà không thanh tỉnh thì rất dễ bị những thành phần giả tu này dẫn đi sai đường và tự rước họa vào thân. Nay cũng là một dịp để phơi bày ra những loại học viên vào tu nhưng không khởi tác dụng duy hộ, chứng thực Pháp mà lại khởi tác dụng phá hoại Pháp.


Kết luận:


Tôi thiết nghĩ trong tình cảnh hiện nay, theo thể ngộ nông cạn của tôi thì tôi nghĩ rằng tốt nhất là chứng thực Pháp ngay tại nơi sở làm và gia đình chính qua lời ăn tiếng nói, hành vi, kết quả làm việc, học tập khiến cho người xung quanh phải nể các học viên Pháp Luân Công đã là khởi tác dụng rất to lớn rồi mà họ lại không nhận ra. Mình cho họ thấy cái tốt là chính qua những thứ rất đời thường như thành quả lao động, cống hiến cho công việc, cho học tập, đối đãi tốt với người thân và bè bạn v..v. Người ta chẳng phải sẽ thấy nhờ học Pháp Luân Công mà họ trở nên tốt như vậy thì tự nhiên sẽ nghĩ tốt cho Pháp Luân Công là gì? Họ có thể không tu nhưng chỉ cần như vậy thôi đã có cơ hội được cứu rất lớn rồi có đúng không? Tương lai với họ sẽ rất tốt đẹp và không tu bây giờ thì về sau tu đúng không? Chẳng phải Sư Phụ đã chẳng từng giảng đối với học viên tại Việt Nam đại ý rằng chỉ cần làm tốt những việc xung quanh đã là khả dĩ lắm rồi có đúng không? Giảng chân tướng cho người Trung Quốc đúng là việc nên làm, nhưng tôi nghĩ nó nên xuất phát từ lý trí, chứ không phải là một lúc nhiệt huyết nhất thời làm mà không suy nghĩ một cách toàn diện, cứ lao đầu như thiêu thân không cần biết cái gì đang diễn ra xung quanh.


Trên đây là một số quan điểm và thể ngộ cá nhân của tôi về hoạt động giảng chân tướng cho người Trung Quốc hiện nay dưới góc nhìn thực tiễn chứ không nói suông. Tất nhiên, là quan điểm và thể ngộ cá nhân còn nông cạn thì sẽ không tránh khỏi có chỗ khiếm khuyết, vì nội hàm của Đại Pháp mà Sư Phụ giảng là vô biên nên tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý độc giả.

 

BAN BIÊN TẬP WEBSITE: Đối với việc tham khảo nội dung bài giảng của Sư Phụ mà sử dụng từ khóa thì khuyến cáo học viên nên tự đọc lại hoặc tự tìm thủ công chứ không dùng phương thức "CTRL + F" vì cách này sẽ làm bôi đen lên phần nội dung bài giảng của Sư Phụ, Ban Biên Tập Website cho rằng như thế là không nên và không tôn trọng Sư Phụ (kể cả trong quá trình đọc online trên mạng cũng không nên dùng chuột bôi đen nội dung bài giảng của Sư Phụ). Riêng với học viên mới tu thì nếu là bài giảng sau năm 2000 thì khuyến nghị chưa nhất thiết phải đọc vội vì học viên mới tu có lẽ chưa thực sự phù hợp để đọc các kinh văn sau năm 2000 (theo nhìn nhận của chúng tôi) mà chỉ nên tập trung đọc Chuyển Pháp Luân và các kinh văn trước năm 2000 để hiểu được căn bản tu luyện là gì đã, tất nhiên đây chỉ là khuyến nghị chứ không có tính ép buộc.


bottom of page