top of page
  • Ảnh của tác giảEditorial Board

Học viên Pháp Luân Công tại Việt Nam đang tu theo Pháp hay tu theo Cựu thế lực?

Đã cập nhật: 11 thg 7, 2019



Trong suốt quá trình theo dõi và quan sát cả ở thực tiễn lẫn nhiều kênh thông tin khác nhau từ năm 2011 đến nay, tôi có thể thấy một bộ phận không nhỏ - thực tế nếu nói thẳng ra là một bộ rất lớn các học viên hiện nay đã và đang tu lệch lạc so với Pháp rất nhiều, một phần do họ bị dẫn dụ học Pháp một cách sai lệch không có thứ tự ngay từ khi họ mới bước chân vào tu luyện, một phần vì thời gian lâu không buông được các tâm chấp trước (thực tế rất nhiều đang là người thường làm việc Đại Pháp) mà bị các tổ chức ngầm quay ra lừa phỉnh để bức hại tài chính mà không tự biết. Thực tế đáng đau buồn hơn nữa là các học viên mà hễ học Pháp theo kiểu sai thứ tự (hay còn gọi là mất căn bản ) này thì chỉ cần một thời gian ngắn họ liền biến đổi, biến đổi đến mức chính họ không tự nhận ra và rất khó để họ quay trở lại tu theo đường chính (tu đúng). Nếu họ vẫn cứ tu sai lệch với Pháp thì những việc họ làm chính là Ma Phá hoại Pháp, và kết cục cuối cùng của họ sẽ bị đào thải, nó nguy hiểm cùng cực, nguy hiểm hơn khi họ chưa tu, ấy vậy mà họ vẫn còn u mê không tỉnh ra được. Chính Pháp đã đến giai đoạn cuối, thời gian chờ đợi họ không còn nhiều, viết ra bài này thực tế tôi cũng rất bi thương cho nỗi khổ của họ nhưng việc tu thì không ai làm thay được, những gì tôi có thể làm là chỉ ra cho họ thấy, nếu họ có thể suy xét lại, bình tâm lại, thì có thể hy vọng vẫn còn. Tuy nhiên có lẽ cơ hội cho họ không còn nhiều.

Trước hết, có lẽ phải đề cập trước đến việc thế nào là học Pháp sai thứ tự? Có thể lấy một ví dụ điển hình mà thực tế trong Đại Pháp Sư Phụ từng giảng (bài "Nam Nữ Song Tu" - Chuyển Pháp Luân), tuy nó thực sự không sát nghĩa lắm với việc tôi nêu ra, nhưng ở một góc độ nào đó, nó có thể giúp mọi người dễ hình dung. Đại ý là tôi có nhớ Sư Phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân rằng trong Pháp của Mật Tông có một phương thức tu luyện bí mật gọi là “nam nữ song tu”, tất nhiên Pháp Luân Đại Pháp thì Sư Phụ có giảng trong Chuyển Pháp Luân (đại ý, không phải nguyên văn) thì không bao gồm loại phương thức này. Theo thể ngộ nông cạn của tôi dựa trên những gì Sư Phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân (thực sự thì nội hàm lời giảng Pháp của Sư Phụ là vô biên, thể ngộ của tôi chỉ là từ tầng hữu hạn, rất nhỏ nằm trong đó) thì vị Lạt Ma nếu muốn sử dụng nó thì điều kiện tiên quyết là họ phải tu đến một mức nhất định, cảnh giới tâm tính phải ở rất cao, nhiều chấp trước đã rơi rụng, Ma tính của họ đã phải tôi luyện nghiêm túc qua một thời gian mà bỏ đi rồi. Chỉ khi đó tôi thể ngộ được rằng họ mới được thượng Sư dẫn dắt làm một số nghi thức và tiến hành tu luyện bí mật. Tuy nhiên, trong bài "Nam Nữ Song Tu" - Chuyển Pháp Luân thì Sư Phụ giảng rõ rằng (đại ý, không phải nguyên văn) nếu tùy tiện truyền nó ở tầng thấp thì chính là truyền Tà Pháp (học viên xem lại nguyên văn lời giảng của Sư Phụ, click vào phần chữ màu đỏ tên bài giảng). Tôi thể ngộ nông cạn rằng không phải ý nói bản thân Pháp tu bí mật đó là Tà Pháp, mà là người đem Pháp tu đó đem ra truyền xuống tầng thấp thì chính là đang truyền Tà Pháp, vì sao lại có thể gọi là truyền Tà Pháp? Theo nhận thức hữu hạn của tôi, là vì người có tâm tính thấp không dễ liễu giải đúng bản chất của phương pháp tu luyện này, khả năng chịu đựng Ma tâm, chấp trước can nhiễu là chưa được vững, rất nhiều thứ chưa buông bỏ, hễ mà hành theo Pháp đó thì sẽ bị loạn tư duy, dần dà bị Ma dẫn dụ đi lệch sang thành tu theo Tà Pháp. Tôi nhớ Sư Phụ từng giảng trong bài Giảng Pháp tại Hội giao lưu Quốc tế tại Bắc Kinh [1996] (học viên search từ khóa "Ma Vương") thì Mật Tông không chỉ tu Chính Giác mà còn tu Ma Vương.


Người tu không vững theo Pháp mà tu sai lệch thì sẽ lạc sang Ma đạo, trở thành Ma phá hoại Pháp (Ảnh minh họa)


Trở lại vấn đề về tu Pháp sai thứ tự. Chính là cũng giống như ví dụ về tu bên Mật Tông, theo thể ngộ của tôi thì nếu không thông qua việc học Chuyển Pháp Luân để hình thành một hệ thống tư duy và có một khoảng thời gian thực hành tu luyện nhất định – thực tế là để hiểu rõ tu luyện là gì? tu là tu như thế nào? Tâm chấp trước, Ma tâm là gì? Nhận biết nó như thế nào? Các loại Ma huyễn dụ dỗ trong quá trình tu luyện, tự tâm sinh Ma như thế nào? v..v – Tôi thể ngộ rằng những cái đó là cần có một quá trình đi một cách từ từ để người tu dần dần lĩnh hội được và tu luyện lên một cách ổn định, dần dần tự hình thành một bộ hệ thống căn bản, qua đó nhận biết được cái loại tâm chấp trước để tu lên, sao cho không bị đi lệch sang đường tà. Trong suốt quá trình đó, người tu còn phải điều chỉnh lại rất nhiều về hành vi cá nhân trong hoàn cảnh sinh sống nơi người thường sao cho không được biểu hiện quá cực đoan, còn phải dần dần biết cách tu luyện sao cho phù hợp tối đa với xã hội người thường. Những điều trên nói ra có vẻ dễ dàng, nhưng kỳ thực nó rất rất khó, có những thứ nhìn thì thấy bình thường nhưng bản chất nó không hề đơn giản. Tôi thể ngộ trong quá trình tu luyện được rằng con người ta có rất nhiều loại tâm, càng tu lên cao thì cái tâm đó càng ẩn giấu kỹ, càng khó nhận ra, như tâm hiển thị khoe khoang, tâm cầu danh, tâm tật đố, tâm nóng giận, tâm sắc dục v..v. Tôi thể ngộ rằng rất nhiều loại tâm là phải có hoàn cảnh mâu thuẫn được Sư Phụ an bài có hệ thống thì mới có thể nhìn ra được để mà bỏ, nếu không có hoàn cảnh thì thậm chí bản thân còn tự cho rằng mình còn ít chấp trước, thực tế là họ quá chủ quan và không nắm chắc tu luyện căn bản nên mới suy nghĩ đơn giản như vậy. Quá trình mà tôi tu luyện thì càng tu lâu càng thấy quá nhiều chấp trước ẩn giấu mà thậm chí đã có lúc bản thân phát sợ và không hiểu sao tu từng ấy năm mà vẫn còn nhiều chấp trước như vậy? Thậm chí có những lúc khi chưa nhận ra cái tâm đó là chấp trước thì tôi vẫn cho đó là bình thường, là đúng, chỉ khi tu lên rồi quay đầu lại nhìn thì mới nhận ra nó đúng là chấp trước. Vậy nên tôi không bao giờ dám mất cảnh giác với bản thân vì tôi biết tôi còn rất nhiều chấp trước, chỉ là tôi thể ngộ được rằng Sư Phụ chưa an bài hoàn cảnh để động chạm đến nó, lôi nó hiển lộ ra bề mặt để tôi có thể nhận biết mà bỏ nó đi, nếu không có hoàn cảnh thì rất khó để nhận ra cái tâm chấp trước đó.


Các loại Ma tâm, chấp trước trong học viên, Ma quỷ ở không gian khác đều luôn chực chờ can nhiễu và dụ dỗ cái tâm của học viên trong quá trình tu luyện, nếu không tu thực chất thì rất khó nhận ra chúng và sẽ dễ bị chúng thao túng và điều khiển, thậm chí nguy hiểm hơn là bị chúng kích động quay ra phá hoại Pháp mà không tự ý thức được. (Ảnh minh họa)


Qua đó để nói rằng tu luyện nó không hề đơn giản là chỉ nói 2 chữ “tu luyện”, hiểu và nói ra được các thuật ngữ trong tu luyện như phát chính niệm, cựu thế lực, phủ nhận an bài của cựu thế lực v..v. Nói là muốn tu theo Sư Phụ an bài, nhưng kỳ thực họ không làm theo và thực hành đúng những gì mà Sư Phụ dạy một cách có hệ thống mà học sai thứ tự, không theo hệ thống Sư Phụ dạy thì có đi theo an bài của Sư Phụ không? Tôi thấy nhiều người học Pháp đốt giai đoạn, đi tắt.... thì có khác gì họ đọc cho nhanh hoặc chọn đọc một vài chỗ nào đó mà họ thấy thích và đọc đi đọc lại cái đoạn đó mà không đọc một cách hệ thống? Chính là sẽ đi loạn ngay! Việc đọc Chuyển Pháp Luân một cách có hệ thống theo thể ngộ nông cạn của tôi là để hình thành khả năng tư duy theo Pháp, cái này phải qua thực hành tu luyện bản thân qua những mâu thuẫn hàng ngày để bỏ đi các chủng chấp trước, tôi nghĩ rằng tỷ trọng Pháp rót càng nhiều vào tâm của học viên thông qua việc bỏ đi các vật chất chấp trước đó thì dần dần họ mới có thể tư duy theo Pháp, chứ không phải là đọc một cách hình thức, đọc càng nhiều nhưng không bỏ chấp trước thì Pháp không cắm rễ sâu vào tâm học viên được, giống như trồng cây mà không tưới nước thì bộ rễ có phát triển được không? Tuy nhiên nhiều người chỉ nói ngoài miệng là tôi bỏ chấp trước nhưng kỳ thực là họ không buông bỏ, mà là bỏ công phu ra che đậy bề ngoài, sao cho biểu hiện ra như thể là học viên tu chân chính, kỳ thực là họ trong tâm không buông bỏ nhưng che giấu không cho người khác biết, nhưng Sư Phụ là nhìn thấy rất rõ, cựu thế lực cũng vậy. Quả thực người Việt Nam và Trung Quốc có một điểm chung giống nhau đó là chuộng hình thức và tâm gian xảo che đậy quá kỹ, nó tồn tại ngay từ trước khi bước vào tu luyện, thậm chí thành tập quán, tính cách rồi mà họ không nhận ra. Khi bước vào tu luyện thì do học Pháp sai thứ tự, sai cách nên những thứ đó chưa hề buông bỏ đi, dần dà họ đem những thứ đó theo vào mà làm trong công tác Đại Pháp, như vậy chính là dùng tâm người thường mà làm công tác, lại dùng cái tâm chuộng thành tích, hình thức và gian xảo làm sao cho đạt mục đích bất chấp hậu quả, họ thực tế không hề nghĩ đến người khác, họ làm chủ yếu là để duy hộ cho lợi ích của chính họ. Nó đã nguy hiểm như vậy mà họ không nhìn ra được, nguyên nhân căn bản là vì họ không thể tư duy theo Pháp do học sai cách.


Người tu theo đường chính thì rất khó, mà tu sai lệch thì rất dễ, không nắm vững Pháp mà tu thực chất thì hậu quả rất nghiêm trọng (Ảnh minh họa)


Hiện nay, theo tôi kinh nghiệm và thể ngộ ra rằng để học Chuyển Pháp Luân một cách vững chắc và thực hành tu luyện trong đời thường một cách thiết thực thì cần một khoảng thời gian tương đối không ít, bởi rất nhiều người là vẫn còn bị hạn chế về kiến thức, về cách lý giải, cần phải từ từ qua đề cao thực chất mà lĩnh hội Pháp lý tốt hơn, ít nhất là vượt qua được lớp hàm nghĩa bề mặt, qua đó họ mới thực sự cảm nhận rõ được sự an bài của Sư Phụ qua việc đột nhiên xuất hiện các dạng mâu thuẫn, khảo nghiệm liên quan đến nghiệp bệnh v.v, từ đó mà hình thành tư duy theo Pháp một cách có hệ thống. Việc này cần thời gian không ít, vì đây là quá trình hình thành cơ sở tu luyện bản thân một cách vững chắc. Ấy vậy mà họ đã được dẫn dụ, nghe theo những người vốn đã tu sai lệch đi trước bảo rằng nên đọc hết các kinh văn, đây có lẽ là một hành vi phá hoại Pháp một cách nghiêm trọng mà họ thậm chí không ý thức được. Một người liệu trong vài tháng, đọc hết kinh văn, biết được những thứ mà bản thân chưa đủ khả năng, xích độ tâm tính chưa đủ để có thể lý giải, chưa có tu trong thực tiễn mấy thì họ lý giải Pháp kiểu gì? Họ đã hiểu tu luyện thực sự là gì đâu? vậy mà cứ đi ra làm các việc thì kiểu gì mà không đi sai lệch? Tôi nghĩ chính là họ sẽ đi sang cực đoan, nhiều người thậm chí lúc chưa đọc thì không sao, hễ đọc theo phương thức đó thì biểu hiện dường như không thể bình thường được nữa, họ luôn có cái biểu hiện một cách quá khích, cứ như bản thân trong tâm cảm giác bị thúc ép phải làm một cái gì đó, không thì không thể tĩnh lại được, đó chính là hậu quả của việc học Pháp sai thứ tự và sai cách – Họ đã bị loạn tư duy và tu theo Tà Pháp rồi. Kinh văn cũng là Pháp, nhưng tôi thể ngộ ra rằng việc họ học sai cách, không theo hệ thống, tâm tính chưa tu được vững chắc đã nóng vội đọc thì đã bị loạn hết tư duy rồi. Sao mọi người không tự hỏi? Nếu vậy sao thời xưa khi Sư Phụ truyền Pháp tại Trung Quốc, và đến hiện nay vẫn cứ nhắc nhở mọi người phải học Pháp cho tốt? Tôi thể ngộ tại tầng sở tại thì hiểu rằng đó chính là phải học Chuyển Pháp Luân và thực hành cho nhiều, tu luyện một cách thực chất. Chỉ riêng vào thời đó hiện tượng phá hoại trong nội bộ như một vài vị khai mở thiên mục đi ngắm việc tu của các học viên, một vài vị tự tâm sinh Ma cho rằng mình tu cao rồi, có quả vị rồi v..v đã làm ảnh hưởng không ít đến các học viên, nếu không nắm Pháp cho chắc thì có vượt qua được không? Tu luyện nó vốn đầy rẫy cạm bẫy chỉ chực chờ học viên không thực tu, không lý giải Pháp một cách rõ ràng là kéo ngã ngay. Nó vốn đã nguy hiểm như vậy, mà học viên không nhận thức ra được, không coi trọng việc đọc Chuyển Pháp Luân và thực hành tu thực chất mà đã nóng vội đọc Kinh Văn, điều mà muốn liễu giải tốt thì phải có căn bản thì mới nắm vững được. Tất nhiên Kinh Văn cũng phải đọc, nhưng tôi nhớ Sư Phụ cũng từng giảng (đại ý) rằng đó chỉ là bổ trợ cho việc đọc Chuyển Pháp Luân, tôi nghĩ nếu đọc quá nhiều trong khi bản thân còn chưa hiểu tu luyện căn bản là gì thì tôi chỉ e là sẽ phản tác dụng. Người tu giai đoạn đầu thì tôi nghĩ chỉ nên đọc Chuyển Pháp Luân và các kinh văn trước năm 2000 để bổ trợ, khi tu vững rồi, tư duy theo Pháp tốt rồi thì tôi nghĩ có thể bắt đầu đọc dần các Kinh văn sau năm 2000. Tất nhiên nói thì dễ nhưng quá trình tu luyện ban đầu để xây dựng nền tảng tư duy theo Pháp đó rất gian khổ, thậm chí nhiều người tu lâu năm còn không làm nổi, họ tu thời gian lâu nhưng không thực tu, nền tảng giai đoạn đầu khi mới tu luyện họ không vững. Thanh danh của họ có thể lớn nhưng theo tôi nghĩ bất quá chỉ vậy thôi, nếu không tu vững thì họ có thể vì danh mà khẩu thiện tâm ma, mê hoặc học viên và làm loạn Pháp.


Có lẽ do quá vội vàng đọc Kinh văn, cộng thêm với lời hướng dẫn vô trách nhiệm của các học viên đi trước, cộng thêm với việc chính những người đi trước cũng vốn đã sai lệch, lại có thêm cái tâm muốn hiển thị và dẩn dắt với học viên mới nên họ luôn lấy những thuật ngữ, hiểu biết từ việc đọc Kinh văn ra để khoe khoang, kích thích thêm cái tâm lý tò mò, muốn tìm kiếm tri thức của học viên mới, cũng là kích thích cái tâm cầu danh, khiến họ nóng vội muốn đọc cho nhanh, cho nhiều để “bằng bạn bằng bè”, để nói chuyện cho “cùng đẳng cấp” với các học viên tu lâu. Nhưng họ chỉ hiểu bề mặt thôi, họ đọc càng nhiều thì càng loạn vì học viên tu chân chính là phải đọc sách một cách có hệ thống là điều kiện cần, phải thực hành tu luyện một cách thiết thực mới là điều kiện đủ.




Một ví dụ điển hình của việc học viên tuy đọc rất nhiều sách Đại Pháp nhưng khi thực hành thì lại ... theo học viên lâu năm mà chẳng cần cân nhắc điều đó có đúng với Pháp hay không?

Nếu không biết tu luyện là gì, mà chỉ chạy theo hình thức – điều vốn là căn bệnh cố hữu mãn tính của người Việt Nam, cứ đi và học theo người ta, đọc càng nhiều lần để lấy thành tích khoe khoang (rằng “tôi đã đọc vài chục lần, trăm lần Chuyển Pháp Luân, thậm chí kinh văn rồi”) thì theo thể ngộ tại tầng sở tại của tôi - hiệu quả vẫn bằng KHÔNG! Vì không thực hành tu luyện thì không thể đề cao tâm tính, tâm tính không đề cao thì không đạt được sự diễn hóa và thăng hoa thực chất. Nó giống như người tu đọc rất nhiều sách nhưng tầng thứ thì không đề cao, nếu tu như vậy thì dẫu có đọc trăm lần, ngàn lần cũng vậy thôi vì cái gốc là tâm tính họ đâu có phát sinh cải biến gì về thực chất? Cái gì họ cũng đọc, đọc rất nhiều, đi nghe chia sẻ rất nhiều, biết rất nhiều, thậm chí có khi biết nhiều hơn cả người tu thực chất, nhưng họ vẫn chỉ là người thường mà thôi. Người tu luyện thực chất kia họ tu lên theo Pháp và trí huệ của họ cũng dần được Pháp cấp cho khi họ đề cao tâm tính, tôi nghĩ rằng họ có thể không cần biết quá nhiều nhưng những thứ họ biết là đủ để cho họ vượt quan và đề cao, họ biết họ cần phải làm gì và không nên làm gì, chính là họ biết đủ và đúng! Trí huệ được ban cho họ không phải để họ hiển thị khoe khoang khi đi chia sẻ, mà nó dùng để họ tự hướng vào nội tâm mà tìm những chấp trước, lỗi sai của bản thân, nó giúp họ biết được việc gì nên và không nên làm, và trên hết, nó giúp họ hiểu rằng họ cũng vẫn chỉ là người tu bình thường mà thôi, tu không chính, không giữ vững thì đến ngay cả người đã khai công cũng rớt xuống, huống hồ họ còn đang là người tu luyện!


Những người đi trước mà hướng dẫn học viên mới bước đi sai lầm kia cũng tôi nghĩ họ cũng phải có trách nhiệm liên đới trong đó. Không phải là cứ bảo học viên mới đọc sách cho nhiều, mà là cần hướng họ vào thực tu, thực hành cho nhiều và đối chiếu lại với Pháp, có như vậy họ mới thành thục và tư duy dần dần mang theo lực lượng của Pháp, hành vi, lời nói của họ mới ở trong Pháp. Có lẽ việc thực sự tu luyện là gì họ cũng mơ hồ nắm không rõ nên mới dẫn người ta đi sai lệch như vậy. Quả thực nếu một người sai lệch mà dẫn một lô học viên và những học viên kia lại dẫn thêm một lô nữa thì hậu quả là nghiêm trọng cùng cực, bởi đến lúc nào đó thì chả ai biết tu là gì nữa, chỉ nhìn nhau mà tu, chỉ nghĩ rằng tu là đọc sách và làm công tác cho nhiều, ngoài ra thì họ không còn tư duy thêm được gì nữa, nó là dùi đến đỉnh cái sừng bò rồi.


Thực ra, căn bản của việc học Pháp và thực tu thì đều được Sư Phụ giảng rất rõ Chuyển Pháp Luân và Tinh tấn yếu chỉ, học viên đáng nhẽ nếu nghiêm túc đọc và thực hành thì sẽ dần hiểu ra được, nhưng họ lại quá nôn nóng vội vàng mà đọc quá nhiều kinh văn, hoặc gặp vấn đề thì không tìm trong Pháp mà toàn đi hỏi học viên lâu năm vốn tu sai lệch sẽ dần dần dẫn đến hậu quả là cái nền tảng chưa xây được cho vững đã vội xây cao lên tiếp, tôi nghĩ là sẽ đến lúc nào đó việc tu của họ sẽ gặp bế tắc, càng làm càng gặp vấn đề. Thực tế thì những người đi theo lối học Pháp lệch lạc kia thì biểu hiện tôi nghĩ cũng dễ nhận ra thôi, họ thường quá khích, suy nghĩ cực đoan theo lối rằng “Sư Phụ dặn phải đi cứu người, không còn nhiều thời gian”, “Không bước ra thì không viên mãn”, “Phải thực thi sứ mệnh chứng thực Pháp, số lượng người cứu được quá ít” v..v. Họ thậm chí còn đọc thêm cả những bài chia sẻ trên mạng và cho rằng thể ngộ của họ rất tốt nên làm theo luôn mà không nghĩ gì hết, họ chỉ làm theo cho giống ở bề mặt thôi chứ tâm tính họ không thể giống vị đã viết bài chia sẻ kia được, mà cái đúng cái sai trong bài viết họ cũng không dễ mà nhận ra được. Cứ cái sai này chồng chất cái sai kia dẫn đến biểu hiện của họ dần trở nên bất thường, nếu không muốn nói là sang trạng thái hâm hâm dở dở, lập dị và khiến nhiều người xung quang khó chịu, không lý giải được, ấy vậy mà họ vẫn chưa nhìn ra trạng thái nguy hiểm đó của họ. Nhìn ở một góc độ khác, cũng khó để họ tự nhận ra được vì học viên tu chân chính quả thực hiện nay không nhiều, mà số những người như họ lại rất nhiều, thành ra họ cho rằng đó là bình thường, họ còn tự huyễn rằng mình là người tu cao, là cao hơn người thường và những người thường kia không đáng để họ phải quan tâm. Thế là những hiện tượng bỏ bê con cái, bỏ bê công việc, bỏ bê gia đình, thậm chí còn bán nhà, bán đất để lấy tiền đi chứng thực Pháp, cực đoan đến mức độ không còn sinh hoạt vợ chồng, không muốn lập gia đình v..v diễn ra thường xuyên và thậm chí giờ thành “trào lưu”, những việc trên không khiến người ta phản cảm với Pháp mới là lạ. Khổ một nỗi những vị kia bị bòn rút cả về thể xác, tinh thần, thậm chí tiền tài, thậm chí có vị còn bị suy kiệt sức khỏe, có vị mất mạng vì cái tư duy sai lệch kia dẫn động, ấy vậy mà các học viên đó vẫn tưởng mình tu tốt lắm, công đức, uy đức cao lắm, kỳ thực những việc họ làm tuy nhiều nhưng bất quả chỉ là người thường làm việc Đại Pháp mà thôi, nó không giải quyết được vấn đề cơ bản là đề cao tâm tính, thì hỏi có viên mãn được không? Nói ra chỉ là chuyện đùa thôi.


Vậy câu hỏi đặt ra theo tiêu đề bài viết, đã không tu theo Pháp, không đi theo con đường Sư Phụ vạch ra mà đi theo kiểu hỗn loạn trên thì là tu theo Pháp hay tu theo Cựu thế lực? Câu hỏi này khi nêu ra đây chắc mọi người tự có thể trả lời được. Nhưng vấn đề đặt ra là cái hệ thống mà dẫn học viên đi sai lệch đó lại đang kiểm soát phần lớn cộng đồng tu luyện tại Việt Nam, thành ra cái hậu quả tai hại là họ đang đào tạo ra những con Ma phá hoại Pháp chứ không phải Đệ tử Đại Pháp, tất nhiên không phải nói là không có học viên tu chân chính, nhưng tôi nghĩ thực tế cái số lượng này có lẽ là quá ít. Có người nói học viên ở Việt Nam đông lắm, chỉ sau Trung Quốc và Đài Loan thôi, kỳ thực nếu đúng theo họ nói thì là tin vui hay tin buồn đây? Rất tiếc, cái số đông đó là số đông tu sai lệch theo Pháp, nếu họ biết thực sự tu luyện là gì thì tôi dám khẳng định rất ít người dám bước vào tu luyện, họ bị dẫn động tu Pháp sai cách, như kiểu các lớp luyện thi Đại học, nó đơn giản như kỹ năng nơi người thường, họ bước vào tu luyện là để tự huyễn hoặc mình là chính, cho rằng mình cao hơn người thường, cho rằng mình sắp thành Thần, cho rằng mình nắm được chân lý tối thượng rồi nên lấy đó làm thứ để coi thường người khác, cho rằng mình có bản sự cao lắm và người thường là mê muội, vô minh. Chính cái tâm tự cao đó của họ đã dẫn đến việc họ bị Cựu thế lực giăng sẵn rất nhiều cái bẫy để tiến hành bức hại mà không tự biết, nhưng họ vẫn tưởng rằng mình tu tốt ghê lắm.


Có lẽ không nhiều người hình dung được cái hệ thống mà có nguồn gốc từ hải ngoại kia đã ăn sâu và phát triển đến mức nào trong cộng đồng tu luyện Pháp Luân Công tại Việt Nam, nhóm người này kiểm soát tất cả học viên sao cho không ai có thể dễ dàng chỉ ra bộ mặt lừa đảo của họ, cụ thể là thông qua phần mềm Unseen, bất cứ chỉ đạo nào, liên hệ nào của học viên cũng phải làm “kín đáo”, “bảo mật” và họ luôn nhắc đi nhắc lại với các học viên cụm từ rất quen thuộc “tu khẩu” bảo mật...! Thành ra học viên mà tham gia cái tổ chức này thì ai cũng lấm la lấm lét, nhìn gì cũng núp núp ló ló, không dám nói chuyện với người lạ, gặp ai mà hơi có biểu hiện không hợp tác hay thân thiện thì cho rằng cựu thế lực can nhiễu, có trường hợp còn phát chính niệm thanh trừ cựu thế lực đang điều khiển học viên chỉ ra vấn đề cho họ?!! Quả thật là quá bi hài. Thực tế cho thấy có một nhóm người lừa đảo bất lương, họ trà trộn vào học viên và lập sẵn các mánh khóe lừa tiền học viên dưới vỏ bọc là các hạng mục giảng chân tướng, hạng mục liên quan đến Thần Vận, cung cấp sách v..v. Lấy ví dụ với hạng mục giảng chân tướng, họ yêu cầu học viên cần “phó xuất” vì Pháp, phải bỏ tiền ra để lập quỹ cho in ấn tài liệu, có nơi họ lừa học viên bằng các phần mềm gọi điện thoại giảng chân tướng tự động về Trung Quốc và học viên phải bỏ tiền ra duy trì đường dây kết nối, thực chất thì cái máy đó cứ cho như tiếp xúc được đến người ở Trung Quốc, nhưng với cái kiểu chỉ có nghe mà không có nói, như tổng đài trả lời tự động thì có cứu người được không? Cứu người dễ dàng như ngồi bật phần mềm tự động trả lời thế thì chắc học viên hải ngoại khỏi cần phải khổ cực đi giảng chân tướng ở các điểm du lịch nữa, làm khoảng vài nghìn cái máy đó thì chắc độ vài tháng là cứu được toàn bộ người dân Trung Quốc. Ấy vậy mà học viên vẫn ngây thơ tin theo, vẫn tự huyễn rằng mình đang giảng chân tướng cho người Trung Quốc, hãnh diện cao hứng lắm. Sao không suy xét kỹ một chút? Làm sao có cái thể loại giảng chân tướng nào mà không phải suy nghĩ, không phải tu, chỉ cần ngồi uống café trông máy tính là cứu được người? Nó khác gì ngồi cày Võ lâm truyền kỳ tự tăng lên level không? Thế thì thà thuê đội ngũ cày game ngồi trông máy có khi còn hợp lý hơn. Thế mà học viên vẫn hồ đồ tin theo. Họ bắt ép học viên bỏ tiền ra duy trì đường dây là khoảng hơn 7 triệu/tháng, vậy học viên khó khăn lấy tiền đâu để sinh sống? Như vậy khó khăn lại chồng thêm khó khăn. Đó chả phải bức hại việc tu luyện của học viên là gì? Mà nguy hiểm ở chỗ, tiền mà những học viên đó bỏ ra chạy về tay nhóm lừa đảo trên sẽ là tiền đề để họ sản sinh ra nhiều loại hạng mục khác để lừa tiền học viên nữa, như vậy có phải học viên phó xuất không những vô ích mà còn hỗ trợ nhóm phá hoại lừa đảo bức hại thêm những học viên khác không? Họ chẳng phải đang tự hại mình hại người đó sao? Nguy hiểm cùng cực.


Phác thảo sơ đồ ma trận hệ thống ngầm thao túng cộng đồng học viên Pháp Luân Công tại Việt Nam do thế lực hải ngoại lẫn phòng 610 tổ chức dẫn dắt.


Những bài học từ vụ bán vé khống Shenyun có lẽ chưa làm cho họ tỉnh ra để tự giáo huấn mình mà họ lại tự huyễn hoặc rằng do thế lực nào đó phá hoại nên Shenyun không về được Việt Nam, kỳ thực nhóm lừa đảo đó phải lừa mị học viên như vậy để họ còn dễ bề hút máu học viên thêm nữa. Tất cả đều được thông báo và nhồi sọ qua hệ thống Unseen đó, học viên vốn trong tâm biết là sai mà vẫn cố gắng tự thuyết phục mình là do chính niệm không đủ, do học viên Việt Nam còn nhân tâm nhiều, do Chính quyền v..v mà không thanh tỉnh để nhận ra rằng Shenyun không về được là do nhóm lừa đảo kia sắp đặt từ trước, họ bức hại tài chính của cả người đi mua vé lẫn bán vé. Ấy vậy mà đến giờ phút này không mấy ai trong hệ thống đó nhận ra được sự thật đáng buồn này.


Có lẽ nói đến đây cũng đã dễ nhận thấy cái nguy hại của việc tu luyện sai lệch theo Pháp nó ghê gớm như thế nào, cái căn bản mà không nắm vững, thuận theo nhân tâm mà làm thì sẽ bị cựu thế lực giăng sẵn cái bẫy rất nguy hiểm là đi phá hoại Pháp mà vẫn tưởng rằng minh đang đi chứng thực Pháp. Ai tham gia mà không tỉnh lại mà làm nghiêm chính thanh minh thì sẽ bị gom vào phía phản diện thuộc về lô bị đào thải. Nhưng nói là vậy, thực tế là họ bây giờ rất khó để nhận ra, nhất là cái tâm không muốn bị mất mặt, mất thể diện, không muốn thừa nhận tất cả việc mình làm từ trước tới nay là sai, và mình thực tế là chưa hề biết tu luyện là gì, làm rất nhiều nhưng không thực tu.


Nói thêm về cái hệ thống lừa đảo kia, họ đã thiết lập chân rết đến từng tỉnh, từng nhóm học Pháp và chuẩn bị sẵn những cái bẫy để bòn rút tiền của học viên và chủ trương dẫn dắt học viên đi sai lệch với Pháp thông qua các lớp học Pháp 9 ngày và các buổi chia sẻ, sử dụng tâm lý đám đông, quyền lực mềm và kinh nghiệm bẻ cong Pháp lý lẫn gian xảo che đậy để học viên không thể từ Pháp mà đối chiếu để nhìn ra bản chất lừa đảo của họ. Từ việc đi Pháp hội tại Mỹ, Thần Vận, Đoàn diễn Nghệ thuật (thực chất học viên phải tự bỏ tiền ra để đi đào tạo, và cũng là để họ kêu gọi gây quỹ từ các học viên có điều kiện tài chính dư dả), và sách lậu. Riêng khoản sách lậu thì có lẽ do vấn đề sách bản quyền gần đây được công khai nên họ biết không thể kinh doanh thêm nhiều được nữa nên đã chuyển hướng sang in kinh văn, họ bảo học viên cần phải đốt kinh văn cũ đi để mua kinh văn mới của họ, một hình thức ép học viên thực hiện hành vi bất kính với Sư Phụ, tôi chỉ có câu hỏi là : tại sao học viên lại dễ dàng tin theo họ như vậy? Khả năng suy xét, nhìn nhận vấn đề của học viên đi đâu mất rồi? Chả lẽ học viên không thể tự mình suy nghĩ được một cách thanh tỉnh? Bị đám người kia dẫn dụ đi làm các việc bất kính như vậy mà học viên cũng làm, quả thật quá đau lòng!


Cái thực tế đáng buồn này sẽ dẫn đến một hậu quả vô cùng khủng khiếp, đó là rất nhiều học viên sẽ bị đào thải, đi kèm với những chúng sinh mà bị họ vô tình gây hiểu nhầm về Pháp. Cái nhóm lừa đảo kia tất nhiên đã quy vị ở dưới địa ngục rồi, chỉ là họ đã kéo quá nhiều học viên xuống theo họ. Quả thật quá đau lòng!


Viết ra bài này, tôi cũng hy vọng – dù chỉ rất ít – rằng sẽ có học viên nhìn ra vấn đề và quy chính lại hành vi của bản thân, quay lại thực tu một cách nghiêm túc, thoát khỏi vòng xoáy chết chóc của cái hệ thống tổ chức ngầm hoạt động bằng phần mềm Unseen kia. Thời gian không đợi người, âu cũng chỉ là khuyến thiện mà thôi. Bài viết này chỉ là nhận thức và thể ngộ tại tầng sở tại của cá nhân tôi mà thôi, với mong muốn đóng góp thêm một góc nhìn để giúp môi trường tu luyện Pháp Luân Công tại Việt Nam được lành mạnh và ổn định hơn, rất mong độc giả chỉ ra những thiếu sót. Xin thành thật cám ơn


Tất cả những gì tôi viết trên đây đều là nhận thức và thể ngộ nông cạn của bản thân, nếu có gì không đúng rất hoan nghênh góp ý từ mọi người.

 

BAN BIÊN TẬP WEBSITE: Đối với việc tham khảo nội dung bài giảng của Sư Phụ mà sử dụng từ khóa thì khuyến cáo học viên nên tự đọc lại hoặc tự tìm thủ công chứ không dùng phương thức "CTRL + F" vì cách này sẽ làm bôi đen lên phần nội dung bài giảng của Sư Phụ, Ban Biên Tập Website cho rằng như thế là không nên và không tôn trọng Sư Phụ (kể cả trong quá trình đọc online trên mạng cũng không nên dùng chuột bôi đen nội dung bài giảng của Sư Phụ). Riêng với học viên mới tu thì nếu là bài giảng sau năm 2000 thì khuyến nghị chưa nhất thiết phải đọc vội vì học viên mới tu có lẽ chưa thực sự phù hợp để đọc các kinh văn sau năm 2000 (theo nhìn nhận của chúng tôi) mà chỉ nên tập trung đọc Chuyển Pháp Luân và các kinh văn trước năm 2000 để hiểu được căn bản tu luyện là gì đã, tất nhiên đây chỉ là khuyến nghị chứ không có tính ép buộc.

bottom of page